I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
TUẦN 10 Tiếng Việt Tiết 91+92: BÀI 17: GỌI BẠN (T1+2) ĐỌC: GỌI BẠN I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ. - Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Hai bạn bê vàng và dê trắng đang làm gì? Ở đâu? + Bức tranh thể hiện tình cảm gì? - GV hướng dẫn HS nói về một người bạn của mình theo gợi ý: + Em muốn nói về người bạn nào? + Em chơi với bạn từ bao giờ? + Em và bạn thường làm gì? + Cảm xúc của em khi chơi với bạn? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết. - HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thuở, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo, - Luyện đọc câu khó đọc: Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ?/ Bê! Bê!,.. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. TIẾT 2 * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.80. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.40. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/tr.40,41. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80. - HDHS đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS trao đổi theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm. + C2: Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ. + C3: Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê và gọi bê. + C4: Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương, dê trắng rất nhớ bạn, thương bạn; bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm; tình bạn của hi bạn rất đẹp và đáng quý, - HS thực hiện. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 2, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 93: BÀI 17: GỌI BẠN (T3) VIẾT: CHỮ HOA H I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dụng: Học thầy không tày học bạn. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa H. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn viết * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa H. + Chữ hoa H gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa H. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa H đầu câu. + Cách nối từ H sang o. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa H và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 94: BÀI 17: GỌI BẠN (T4) NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “GỌI BẠN” I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng. - Kể lại được 1-2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Hát biểu diễn bài Đường và chân - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Nghe kể * Hoạt động 1: Dựa vào tranh minh họa câu chuyện trong bài thơ “Gọi bạn” và gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Khung cảnh xung quanh như thế nào? + Nhân vật trong tranh là ai? + Nhân vật đó đang làm gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. - YC HS quan sát tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1-2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để kể. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Kể tiếp đoạn kết của câu chuyện theo ý của em. - GV hướng dẫn HS nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện đồng thời yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.41. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 4: Vận dụng: - HDHS viết 2-3 câu nêu nhận xét của em về đôi bạn bê vàng và dê trắng trong câu chuyện trên. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS hát, vận động theo nhạc - 1-2 HS chia sẻ. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. (Mỗi tranh 2-3 HS chia sẻ). - HS quan sát tranh và nhớ lại nội dung, kể trong nhóm. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS hoạt động nhóm 2, thực hiện nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 95+96: BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (T1+2) ĐỌC: TỚ NHỚ CẬU I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; kĩ năng nói lời chào, lời tạm biệt và đáp lời chào, lời tạm biệt. - Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Gọi HS đọc bài “Gọi bạn”. - Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng khi không thấy bạn trở về. - Nhận xét, tuyên dương. - GV cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi: + Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào? + Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Đọc a. GV đọc mẫu - GV đọc mẫu: Lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết. b. Đọc đoạn - HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến nhận lời. + Đoạn 2: Tiếp cho đến thư của sóc. + Đoạn 3: Tiếp cho đến nhiều giờ liền. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thường xuyên, nắn nót, cặm cụi, - Luyện đọc câu dài: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.// Cứ thế/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.// Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến.//, c. Đọc nhóm - GV cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. d. Thi đọc - Gọi các nhóm thi đọc - NX, bình chnj nhóm đọc tốt TIẾT 2 * Khởi động chuyển tiết 3. Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.83. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 trong VBTTV/tr.41. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết. - Nhận xét, khen ngợi. 5. Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay. - Gọi HS chia sẻ trước ... ổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 6. Củng cố - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời. - HS nghe. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - 2-3 HS đọc. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - HS thi đọc - Lớp nhận xét - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn. + C2: Sóc thường xuyên nhớ kiến. + C3: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn. + C4: Nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa./ - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 97: BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (T3) VIẾT: TỚ NHỚ CẬU I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. - Làm đúng các bài tập chính tả. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - HS có ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - TC Bắn tên đọc bài Tớ nhớ cậu - Nhận xét - Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/ tr.41,42. - GV chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS chơi trò chơi - HS ghi vở - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 98: BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (T4) LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ TÌNH CẢM BẠN BÈ. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. - Đặt được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ trống thích hợp. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển vốn từ chỉ bạn bè. - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - TC Mưa rơi gió thổi - Nhận xét - Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Hướng dẫn làm bài tập * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. Bài 1: - GV HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. - Yêu cầu HS làm bài 5,6 vào VBT/ tr.42. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm ba, chọn từ trong ngoặc đơn thay vào ô vuông cho phù hợp. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT tr.43. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - Gọi HS đọc các câu ở cột A, các ý ở cột B. - GV làm mẫu một câu rồi tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B rồi nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS chơi trò chơi - HS nhắc lại tên bài – ghi vở - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm việc theo cặp, chia sẻ trước lớp: Từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè: thân, quý, mến, thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến, giận dỗi, - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm ba. - HS làm bài. - HS đọc. - 1-2 HS đọc. - HS nghe, thực hiện yêu cầu theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 99: BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (T5) LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ 1 HOẠT ĐỘNG EM THAM GIA CÙNG BẠN I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn. - Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ về tình bạn. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển kĩ năng đặt câu kể về hoạt động của con người gần gũi vơi strair nghiệm của học sinh. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động * Hát bài Lí cây xanh - TC Bắn tên tìm từ chỉ tình cảm bạn bè - Nhận xét - Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Viết đoạn văn * Hoạt động 1: Kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn. Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, làm việc nhóm bốn, trả lời câu hỏi. Tranh 1: + Có những ai trong tranh? + Các bạn đang làm gì? Vì sao em biết? Tranh 2: + Có những ai trong tranh? + Các bạn đang làm gì? + Theo em, các bạn là người thế nào? Tranh 3: + Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu? + Các bạn đang làm gì? + Em thấy giờ ra chơi của các bạn thế nào? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS quan sát clip về một số hoạt động mà các em được tham gia cùng nhau, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: + Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn? + Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia? + Em và các đã làm những việc gì? + Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó? - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.43. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. 3. Củng cố - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS hát - HS chơi trò chơi - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm việc nhóm bốn. Tranh 1: + Có hai bạn HS, hai mẹ con; phía xa có mấy bạn nhỏ. + Hai bạn nhỏ đang đi học, vì hai bạn mặc đồng phục, trên vai khoác cặp, Tranh 2: + Có ba bạn trong tranh. + Ba bạn đang trao đổi bài. Bạn ngồi giữa đang chỉ tay vào quyển sách. Hai bạn ngồi bên chăm chú lắng nghe. + Các bạn là những HS rất chăm chỉ, biết giúp đỡ nhau trong học tập, Tranh 3: + Tranh vẽ cảnh giờ ra chơi trên sân trường. + Các bạn HS đang vui chơi. Có ba bạn đang chơi đá cầu. Một bạn nam đang giơ chân đá quả cầu. Hai bạn còn lại trong tư thế nhận cầu. Ở phía xa, có hai bạn đang chơi nhảy dây. + Giờ ra chơi của các bạn rất vui, - HS chia sẻ, mỗi tranh 2-3 HS nói. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS quan sát, tìm câu trả lời. - 1-2 HS chia sẻ. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . Tiếng Việt Tiết 100: BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (T6) ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về bạn bè. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc. - Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về bạn bè do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. 2. Về năng lực: - Hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ (Chăm học đọc sách), nhân ái yêu quý, đoàn kết vơi bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức lớp vận động tập thể BH Lớp chúng ta đoàn kết - Bài hát nói về nội dung gì? - Nhận xét, kết nối vào bài học 2. Khám phá Bài 1: Tìm đọc bài thơ về tình bạn. Khi đọc chú ý những thông tin sau: + Tên của bài thơ + Tên của tác giả - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ về tình bạn - GV cho HS đọc trong nhóm - GV gọi HS đọc trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi HS 3. Luyện tập, thực hành: Bài 2: Nói về những điều em thích trong bài thơ đó - Gv cho HS chia sẻ trong nhóm 4 + Điều gì làm cho em thích nhất trong bài thơ? - GV cho HS chia sẻ cá nhân trước lớp - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. - Mời HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực 4. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Lớp hát và vận động theo bài hát. - HS chia sẻ trước lớp... - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS chuẩn bị sẵn bài thơ - HS đọc nhóm 4. + Các em đọc cho bạn nghe về bài thơ đã chuẩn bị, chia sẻ thông tin về bài thơ - Nhiều HS đọc bài thơ trước lớp - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc - HS nói về một điều mà mình thích trong bài thơ theo nhóm 4 - HS nối tiếp chia sẻ - HS nhắc lại những nội dung đã học. - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) .
Tài liệu đính kèm: