Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 4 - Năm 2010

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 4 - Năm 2010

Tập đọc BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc rõ lời nhâm vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái (trả lời các CH trong SGk).

II. Đồ dùng dạy học:

+ Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn câu văn dài.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 4 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
 Tập đọc BíM TóC ĐUÔI SAM
I. Mục tiêu: 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc rõ lời nhâm vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái (trả lời các CH trong SGk).
II. Đồ dùng dạy học: 
+ Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn câu văn dài.
III. Hoạt động dạy học:
 Tiết 1 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 2 học sinh. 
2.Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
HĐ1: Luyện đọc đoạn 1, 2 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Gọi một em đọc lại đoạn 1 và 2. 
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- Luyện đọc các từ như: chặn lối, chạy như bay, ... 
- Y.cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh. 
- Hướng dẫn ngắt giọng:
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt, thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc 
- Thi đọc:
- Yêu cầu các nhóm thi đọc - Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
HĐ2 Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
- Hà đã nhờ mẹ làm gì?
- Khi Hà đến trường các bạn đã khen hai bím tóc của em như thế nào? 
- Tại sao đang vui vẻ mà Hà lại khóc?
- Tuấn đã trêu Hà như thế nào? 
- Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn?
 TIếT 2
HĐ3: Luyện đọc đoạn 3, 4. 
 - Đọc mẫu diễn cảm bài.
- Gọi một em đọc lại đoạn 3 và 4
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
 - Luyện đọc các từ như: ngượng nghịu, đẹp lám, nước mắt, nín, xin lỗi, ngước, mắt, đối xử. 
- Y.cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt giọng:
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân 
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
HĐ4: Tìm hiểu nội dung đoạn 3 và 4. 
 - Y.cầu lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi:
 - Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào?
 - Theo em vì sao lời khen của thầy lại làm Hà vui và không khóc nữa? 
 - Tan học Tuấn đã làm gì? 
 - Từ ngữ nào cho thấy Tuấn đã rất xấu hổ khi trêu chọc Hà?
 - Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì? 
HĐ5 Thi đọc truyện theo vai:
 - Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 7 - 8 em.
 - Chú ý giọng đọc từng nhân vật.
 - Theo dõi luyện đọc trong nhóm.
 - Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện.
 - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
 3. Củng cố - dặn dò: 
 - Bạn Tuấn trong chuyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao? 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài trên chiếc bè.
- Đọc thuộc lòng bài “Gọi bạn” và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. 
- Một em đọc lại. 
- HS luyện đọc từ khó.
- Từng em nối tiếp đọc đoạn 1,2 trước lớp 
- Khi Hà đến trường, /mấy bạn gái cùng lớp reo lên: // “Ai chà! // Bím tóc đẹp quá!” // Vì vậy, / mỗi lần cậu kéo bím tóc, /cô bé lại loạng choạng / và cuối cùng, / ngã phịch xuống đất. //
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài (đọc cá nhân).
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 1và 2 trả lời câu hỏi.
- Hà nhờ mẹ tết cho hai bóim tóc nhỏ mỗi bím buộc một chiếc nơ xinh xinh.
- Ai chà chà! Bím tóc đẹp quá.
- Vì Tuấn sấn đến trêu Hà.
- Tuấn kéo bím tóc Hà làm Hà đau khi Hà ngã xuống đất Tuấn còn đùa dai.
- Tuấn đã không tôn trọng bạn, Tuấn không biết cách chơi với bạn ...
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. Đọc chú thích.
- Một em đọc lại. 
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS luyện đọc từ khó.
- Từng em nối tiếp đọc đoạn 3, 4.
- Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm! // Tớ xin lỗi / vì lúc nãy, / kéo bím tóc của bạn. //.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài (đọc cá nhân)
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi.
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp. 
- Vì lời khen của thầy giúp Hà trở nên tự tin, tự hào về bím tóc của mình.
- Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà.
- Tuấn gãi đầu ngượng nghịu.
- ... phải đối xử tốt với các bạn gái. 
- Các nhóm tự phân ra các vai. 
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Thi đọc theo vai.
- Bạn đáng chê vì đã nghịch ác với bạn Hà nhưng đáng khen vì đã biết nhận lỗi và biết xin lỗi bạn.
Toán: 29 + 5
I. Mục tiêu:
 - HS biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
 - Biết số hạng, tổng.
 - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
 - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
II. Đồ dùng:
 - 3 thẻ chục và 14 que tính.
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng. 
- Yêu cầu thực hiện 9 + 5 và 9 + 3 , 9 + 7 nêu cách đặt tính. 
- Tính nhẩm: 9 + 5 + 3 ; 9 + 7 + 2 Nêu cách tính 9 + 7 + 2? 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
HĐ1 Giới thiệu phép cộng 29 + 5:
- Nêu bài toán: có 29 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tât cả có bao nhiêu que tính?
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu lấy 2 bó que tính và 9 que tính .
- GV: Có 29 que tính , đồng thời viết 2 vào cột chục 9 vào cột đơn vị.
- Yêu cầu lấy thêm 5 que tính.
- Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài dưới 9 que tính và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói:
 - Thêm 5 que tính.
- Nêu: 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành một chục. 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục. 3 chục với 4 que tính rời là 34 que. Vậy 29 + 5 = 34 
+ Đặt tính và tính:
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính.
- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình.
HĐ2 Luyện tập:
Bài 1(cột 1, 2, 3)
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu 1 em lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 (a,b):
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Muốn tính tổng ta làm như thế nào? 
- Cần chú ý điều gì khi đặt tính?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
Mời 1 em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu nêu cách tính 59 + 6. 
Bài 3 
- Yêu cầu 1 em đọc đề.
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau? 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời một em lên chữa bài.
- Gọi học sinh nêu tên 2 hình vuông vừa vẽ được. 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng mỗi em làm 2 phép tính và nêu cách đặt tính và cách tính.
- Học sinh khác nhận xét. 
- Lắng nghe và phân tích bài toán.
- Ta thực hiện phép cộng 29 + 5. 
- Lấy 29 que tính để trước mặt.
- Lấy thêm 5 que tính. 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 29 cộng 5 bằng 34. 
 2 9 * Viết 29 rồi viết 5 xuống dưới
+ 
 5 sao cho 5 thẳng cột với 9 viết
 3 4 dấu + và vạch kẻ ngang .Cộng từ phải sang trái 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 thẳng cột với 9 và 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3 viết 3 vào cột chục.
 Vậy: 29 + 5 = 34 
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở rồi đổi chéo vở để kiểm tra chéo bài nhau.
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
-Lấy các số hạng cộng với nhau.
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng với chục. 
- Lớp thực hiện vào vở.
-Một em nêu cách tính và tính.
- Nối các điểm để có hình vuông.
- Nối 4 điểm.
- Lớp làm vào vở nối thành hình vuông.
- Lớp theo dõi và chỉnh sửa.
- H vuông ABCD và h vuông MNPQ.
 Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2010
 Toán: 49 + 25
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25.
 - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng gài - que tính. Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:	
1. Bài cũ:
 - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập. 
 - Yêu cầu đặt tính và thực hiện 69 + 3,
 39 + 7, 29 + 6 ; 79 + 2 ; nêu cách làm đối với các phép tính. 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
HĐ1 Giới thiệu phép cộng 49 +25:
 - Nêu bài toán: Có 49 que tính thêm 25 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
 - Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? 
- Tìm kết quả: 
- Yêu cầu lấy 4 bó que tính và 9 que tính. 
- GV: Có 49 que tính gồm 4 chục và 9 que tính rời (gài lên bảng gài).
 - Yêu cầu lấy thêm 25 que tính.
 - Thêm 25 que tính gồm 2 chục và 5 que rời (gài lên bảng gài).
 - Nêu: 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành một chục. 4 chục ban đầu với 2 chục là 6 chục 6 chục thêm 1 chục là 7 chục. 7 chục với 4 que tính rời là 74 que tính. 
- Vậy 49 + 25 = 74 
- Đặt tính và tính:
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính.
- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình.
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1(cột 1, 2, 3): 
 - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
 - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
 - Yêu cầu 1 em lên bảng làm .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3: 
 - Yêu cầu 1 em đọc đề.
 - Bài toán cho biết gì? 
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Muốn biết cả 2 lớp có tất cả bao nhiêu học sinh ta làm như thế nào? 
 -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
 - Mời một em lên chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng mỗi em làm 2 phép tính và nêu cách đặt tính và cách tính.
- Học sinh khác nhận xét.
- Ta thực hiện phép cộng 49 + 25. 
- Lấy 49 que tính để trước mặt.
- Lấy thêm 25 que tính. 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 49 cộng 25 bằng 74. 
 4 9 Viết 49 rồi viết 25 xuống dưới + 
 2 5 sao cho 5 thẳng cột với 9, 2 thẳng 
 7 4 4 viết dấu + và vạch kẻ ngang Cộng từ phải sang trái: 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7 
 Vậy : 49 + 25 = 74 
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở rồi đổi chéo vở để. kiểm tra chéo bài nhau.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Đọc đề bài. 
- Số HS lớp 2A là 29, 2 B là 25 bạn.
- Tổng số học sinh cả hai lớp.
- Ta thực hiện phép cộng 29 + 25.
- Lớp làm vào vở.
- Một em lên giải bài trên bảng.
- Lớp theo dõi và chỉnh sửa.
Chính tả: Bím tóc đuôi sam 
 I- Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả , biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
 - Làm được BT2;BT(3) a/b Hoặc BT CT phương ngữ.
II. Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp chép bài chính tả.
 - Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3.
III. Hoạt động dạy học:
1./Bài cũ: - Viết lại một số tiềng khó.
 - Nhận xét đánh giá. 
2/ Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn ... ác tổ đọc đồng 
8 + 3 = 11 thanh các công thức, cả 
8 + 4 = 12 lớp đọc đồng thanh theo 
...... yêu cầu của giáo viên .
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở dựa vào bảng công thức. 
- Đọc bài làm.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Tính viết theo cột dọc.
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng với chục. 
- Lớp thực hiện vào bảng con.
- Hai em nêu: 8 cộng 7 bằng 15 viết 5 thẳng cột với 8 và 7 viết 1 vào cột chục. 
- Một em đọc đề. 
- Số tem của cả hai bạn.
- Hà có 8 con tem, Mai có 7 con tem.
- Thực hiện phép tính cộng: 8 + 7 
- Một em lên bảng làm.
Giải: Số con tem cả hai bạn có tất cả là:
 8 + 7 = 15 (con tem)
 ĐS: 15 con tem 
- 3 em trả lời.
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập. 
Chính tả: Nghe- viết: Trên chiếc bè
I- Mục tiêu: - Nghe và viết chính xác trình bày đúng bài CT.
	 - Làm được BT2; BT (3); a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung đoạn viết và nội BT3. 
II- Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - Viết lại một số tiếng khó.
 - Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
H Đ1: Hướng dẫn viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài viết.
? Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
? Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
b/ Hướng dẫn viết chữ khó:
Bài chính tả có chữ nào viết hoa? Tại sao?
Sau dấu chấm xuống dòng chữ đầu viết như thế nào?
c. Tập viết tiếng khó vào bảng con.
d. Viết bài:
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết và cách trình bày bài viết.
 - GV đọc bài cho HS viết vào vở. 
- GV theo dõi nhác nhở thêm các em còn yếu 
- GV đọc lại bài.
d. Chấm 7 bài và nhận xét. 
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tìm.
- Cho HS đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài 3a: 
 -HS nêu yêu cầu.
 -2 HS làm bài bảng lớp. 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Đọc lại bài. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại bài.
- HS viết: giúp đỡ, nhảy dây, bờ rào. 
- HS nhắc lại mục bài.
1 HS đọc lại bài viết. 
- Đi ngao du thiên hạ.
- Ghép ba, bốn chiếc bèo sen lại làm.
- 1 HS đọc lại bài.
- Trên, Tôi, Dế Trũi.
- Viết lùi vào một ô và viết hoa chữ cái đầu.
- Dế Trũi, say ngắm, ngao du. 
- HS nhắc lại.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi chính tả.
- 1 HS nêu yêu cầu .
- 3 HS tìm trên bảng phụ 
- Nhận xét và đọc lại : Tiếng , hiền , khuyên,.
- HS nêu yêu cầu. 
+ Dỗ (dỗ dành) anh dỗ em ....
+ Giỗ (giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ.....) 
+ Ròng (ròng rã, vàng ròng, khóc ròng...)
Luyện toán: luyện tập 
I.Mục tiêu: 
- Luyện tập củng cố vận dụng giải toán bằng một phép tính và tìm hình .
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài ôn luyện.
III.Hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện tập:
*)Bài 1: Tính:
 a) 9+1+2 = ... b) 19+1+5 = ...
 = ... = ...
 c) 29+1+20 = ... d) 39+1+15 = ...
 = ... = ...
*)Bài 2:
- Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tứ giác?
A . 2 hình.
B . 3 Hình.
C . 4 hình.
D . 5 hình.
*)Bài 3: 
 Mẹ mua về một số quả trứng. Sau khi mẹ dùng 3 quả trứng thì còn lại 12 quả trứng. Hỏi mẹ đã mua nhiêu quả trứng. 
3/ Chấm và chữa bài.
4/ Củng cố - dặn dò:
Nhận xét đánh giá giờ học. 
Về nhà xem lại bài và tự chữa các bài sai.
HS đọc y/ c và suy nghĩ làm.
Lớp chữa và nhận xét bổ sung.
Luyện Tiếng Việt: Từ chỉ sự vật- Từ ngữ về ngày, tháng, năm
I.Mục tiêu: Củng cố cho hs nắm vững các từ chỉ sự vật và ngày, tháng, năm.
II.Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài: Nêu M/Đ YC
2/ Hướng dẫn luyện tập 
- Từ chỉ sự vật là những từ chỉ gì?
Bài 1: Gạch bỏ từ không chỉ sự vật trong mỗi dãy từ sau.
a. hoa, lá, cỏ, cây, xanh, gió, mây, trời, ...
b. học trò, học sinh, giảng dạy. cô giáo, thầy giáo, bảng, phấn, bút, ...
c. màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ, vàng nhạt, ...
Bài2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Tháng chạp,tháng giêng
a.Tháng 1 còn gọi là..
b.Tháng 12 còn gọi là...
Bài3:Ngắt đoạn sau thành 3 câu và viết lại cho đúng chính tả:
 Linh và Vân là đôi bạn thân nhau từ lúc bé hai bạn sống cùng trong một khu tập thể hằng ngày, hai bạn cùng học tập và vui chơi.
- HS làm bài - chữa - nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- Về nhà xem lại bài và chữ lại các bài sai.
Từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối. 
HS nêu yêu cầu của bài ra.
HS suy nghĩ làm bài.
- Nêu và chữa bài. 
Linh và Vân là đôi bạn thân nhau từ lúc bé. Hai bạn sống cùng trong một khu tập thể. Hằng ngày, hai bạn cùng học tập và vui chơi.
 Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn: Cảm ơn, xin lỗi.
I- Mục tiêu:
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2)
- Nói được 2, 3 câu ngắn về ndung btranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (BT3).
II- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ.
III- Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài: Nêu mục đích. 
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Miệng.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Thảo luận bài.
- Nêu ý kiến thảo luận.
- Em thấy lời nói cảm ơn của các bạn thể hiện như thế nào?
- Khi nào ta cần nói lời cảm ơn?
- Với bạn bè ta thể hiện lời nói như thế nào?
- Với người lớn ta thể hiện lời nói ntn? 
Với em bé ta thể hiện lời nói như thế nào?
Bài 2: Miệng.
- Bài yêu cầu nói lời gì?
- Khi nào ta nói lời xin lỗi?
- Lời nói xin lỗi thể hiện như thế nào?
- Thảo luận bài.
- Gọi HS nêu ....
Bài 3: 
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS quan sát tranh. 
Tranh 1 là nội dung của việc gì?
- Tranh 2 là nội dung của việc gì?
- Thi kể lại nội dung của từng bức tranh?
- Sau mỗi lần kể GV cho hs nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giả tiết học.
- Về nhà chọn 1, trong 2 tranh viết lại nội dung.
HS lắng nghe và nhắc lại mục bài!
HS nêu yêu cầu của bài ra.
- Mỗi bàn 1 nhóm.
+ Đại diện các nhóm nêu.
+ Rất lịch sự ....
- Khi được người khác giúp đỡ hoặc .....
- Chân thành, thân mật.
- Lễ phép, kính trọng.
Thân ái.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài ra.
- Khi ta làm việc gì sai và có lỗi với người khác.
- Trung thực, chân thành. 
- Thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm nêu, ...
+ Mình xin lỗi bạn.
+ Con xin lỗi mẹ ạ!
+ Cháu xin lỗi cụ ạ!
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh đoán ...
- Bạn gái được ...... tặng con gấu bông.
- Bạn trai vô ý làm vỡ. 
 - HS thi kể lại ndung của từng btranh.
1,Mẹ mua cho Hà một con gấu bông. Hà giơ tay đón nhận và nói: “Con cảm ơn mẹ ạ!”
Toán: 28 + 5
I- Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải toán bằng một phép tính.
II- Đồ dùng dạy học: Que tính.
III- Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Bảng cộng 8.
 - Nhận xét và ghi điểm. 
2/ Dạy và học bài mới:
- Giới thiệu bài:
H Đ1: Giới thiệu phép cộng 28 +5.
a. Nêu btoán: Lan có 28 qtính, mẹ cho thêm 5 que. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu q tính?
- Để biết được có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
b. Tìm kết quả:
- Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm.
Được bao nhiêu que tính?
Làm thế nào em tìm được?
c. Đặt phép tính rồi tính.
- HS tìm cách đặt và tính. 
Em đặt và tính như thế nào?
- Nhận xét.
H Đ2/ Luyện tập - thực hành:
Bài 1: (cột 1,2.3)
Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 3 : - Gọi HS đọc đề.
Bài tập cho biết gì?
Yêu cầu tìm gì?
Muốn biết ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4: - Gọi Hs nêu yêu cầu của bài ra.
 - Y/C HS vẽ vào vở. 
- Gọi HS nêu lại cách vẽ đthẳng có độ
dài 5cm.
4/ Củng cố - dặn dò:
 - Cho HS nêu lại cách đặt tính và tính .
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chữa lại các bài sai
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bảng công thức 8 cộng với một số.
- HS Nêu lại đề.
- Nêu làm phép tính cộng 28+5.
- Thao tác trên que tính tìm.
- 33 que tính.
- HS nêu ....
- HS làm trên vỡ nháp
- HS nêu cách đặt và tính....
- Nhắc lại.
- HS nêu.
HS làm bài và nêu cách làm.
- 1 HS đọc đề bài và phân tích .... 
 Bài giải:
 Gà và vịt có số con là:
 18 + 5 = 23 (con)
 Đáp số: 23 con.
- HS nêu yêu cầu và vẽ 
- Đổi chéo bài và kiểm tra chéo nhau.
- HS nêu cách vẽ.
Tập viết: Chữ hoa C
I-Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Chia (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần)
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thẩn.
II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ hoa C.
 - Bảng phụ ghi sẵn cụm từ: Chia ngọt sẻ bùi.
III-Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: - Viết lại chữ Chia. 
 - Nhận xét và ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài:
 Hoạt đông 1: Quan sát nhận xét.
- Chữ mẫu.
Nêu cấu tạo của chữ C.
H Đ2: Hướng dẫn cách viết.
- GV vừa lấy tay tô vừa nêu cách viết 
Đb trên đường K’6 viết nét cong dưới, chuyển bút viết nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong Db trên ĐK2.
- Yêu cầu HS viết vào không trung chữ C hoa sau dó viết vào bảng con.
H Đ3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
 a> Giới thiệu cụm từ ứng dụng. 
-Yêu cầu HS mở Vở tập viết, đọc từ,cụm từ ứng dụng. 
- Hỏi: chia ngọt sẽ bùi có nhĩa là gì?
 b> Quan sát và nêu cách viết.
- Chia ngọt sẽ bùi gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
 - Nhữn- - chữ nào cao 1 đơn vị chữ?
- Những chữ nào cao 1 đơn vị rưỡi?
- Những chữ còn lại chỉ cao mấy đvị chữ?
- Yêu cầu HS quan sát và nêu vị trí.
 các dấu thanh.
 c> Viết bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Chia vào bảng con. Theo dõi và chỉnh sửa cho các em.
H Đ3. Hướng dẫn viết vào vở Tập Viết. 
 - Yêu cầu HS viết vào Vở tập viết 1 dòng chữ C cỡ vừa, 1 dòng chữ C cở nhỏ, 1 dòng cụm từ ứng dụng Chia ngọt sẽ bùi.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu viết phần còn lại của bài .
- HS quan sát và nhận xét. 
Cao 5 li, gồm 1 nét kết hợp 2 nét cơ bản cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- HS theo dõi và nhắc lại cách viết.
Viết vào bảng con chữ C hoa.
- Đọc: Chia, Chia ngọt sẽ bùi.
- Nghĩa là yêu thương đùm bọc lẫn 
 nhau sung sướng cùng hưởng, cực 
 khổ cùng chịu.
- gồm 4 chữ, là Chia, ngọt, sẽ, bùi.
- Chữ i, a, o, s, e, u, i.
- Chữ t.
- Cao 2 đơn vị rưỡi, đó là C, h, g, b.
 Dấu nặng ở dưới chữ o, dấu hỏi trên đầu chữ e, dấu huyền trên chữ u.
- Viết bảng.
- Tập viết vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_2_tuan_4_nam_2010.doc