Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm 2010

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm 2010

Tập đọc: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. Muùc tiêu:

- Biết đọc nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

- Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện:Tình yêu thương sâu nặng giữa mẹ và con.

- Rèn KNS: KN xác định giá trị, KN thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng:

- Tranh ảnh minh họa,

- bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc: Sự TíCH CÂY Vú SữA
I. Muùc tiêu: 
- Biết đọc nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện:Tình yêu thương sâu nặng giữa mẹ và con.
- Rèn KNS: KN xác định giá trị, KN thể hiện sự cảm thông. 
II. Đồ dùng: 
Tranh ảnh minh họa, 
bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc: “ Cây xoài của ông em” 
2.Bài mới 
- Giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc.
HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc 
+ GV đọc mẫu bài và hướng dẫn đọc.
- Yêu cầu đọc từng câu. 
+ GV theo dõi hướng dẫn dọc đúng các từ khó đọc và dễ lẫn.
+ Gọi HS đọc nối tiếp đoạn. 
- Gọi HS đọc chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
* Hướng dẫn ngắt giọng:
- Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc:
+) Môi cậu vừa chạm vào, /một dòng sữa trắng trào ra / ngọt thơm như sữa mẹ.
- Nêu cách đọc ngắt nghỉ.
- Luyện đọc câu văn dài. 
+ Đọc nhóm. 
-Yêu cầu các nhóm thi đọc. 
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
 Tiết 2
 HĐ2. Tìm hiểu bài 
-Y/c HS đọc thầm đoạn 1, 2 và TLCH:
-Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Vì sao cậu bé lại quay trở về?
- Khi về nhà không thấy mẹ cậu bé làm gì?
- Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó?
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
- Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây lạ là cây vú sữa?
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì? 
HĐ3. Luyện đọc lại truyện:
- Gọi 3 HS đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
 3. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. 
- HS đọc nối tiếp theo y/ c GV.
- Luyện đọc các từ : cây vú sữa, mỏi mắt, căng mịn, đỏ hoe , xòe cành, vỗ về,...
- Đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS theo dõi phát hiện chỗ ngắt nghỉ. 
- HS nêu.
- Luyện đọc. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm (3 em).
- Các nhóm thi đọc. 
- Các em khác lắng nghe và nhận xét.
- Lớp đọc thầm. 
- Cậu bé bỏ nhà ra đi vì bị mẹ mắng.
-Vì cậu vừa đói, vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh. 
- Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
- Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.
- Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Vì trái chín có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ.
- Tình yêu thương của mẹ giành cho con.
- 3 HS đọc. 
- Ngoan ngoãn, vâng lời người thân, đừng làm người thân buồn,
Toán: TìM Số Bị TRừ
I. Muùc tiêu:
 Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
Vẽ được đoạn thẳng qua các điểm cho trước, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. 
II. Đồ dùng:
Tờ bìa kẻ 10 ô vuông như bài học.
 Kéo.
III. Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra :
- Gọi 2 em lên bảng 
52 - 38; 61- 15
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: 
*HĐ1: Thao tác với đồ dùng trực quan.
- Bài toán 1: Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy 10 ô vuông) Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 - 4 = 6?
-Gắn thanh thẻ ghi tên gọi.
- Bài toán 2: - Có 1 mảnh giấy được cắt thành hai phần . Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông? 
- Làm thế nào ra 10 ô vuông?
*HĐ2: Giới thiệu kĩ thuật tính.
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6 . Hãy đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
-Để tìm số ô vuông ban đầu ta làm gì?
- Ghi bảng: x = 6 + 4.
-Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
-Yêu cầu đọc phần tìm x trên bảng.
- x gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6? 
- 6 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
- 4 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
- Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm ntn? 
- Gọi nhiều em nhắc lại .
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1(a,b,c,đ,e): 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu 3 em lên bảng làm.
a/ Tại sao x = 8 + 4?
b/ Tại sao x = 18 + 9?
c/ Tại sao x = 25 + 10?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2( cột 1,2,3): 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Muốn tính số bị trừ ta làm như thế nào?
- Muốn tính hiệu ta làm sao?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Mời 2 em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. 
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề.
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ tự vẽ, tự ghi tên điểm vào vở.
- Mời một em lên bảng làm bài.
- Mời em khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng mỗi em thực hiện một phép tính.
- Nhận xét bài bạn.
- Quan sát nhận xét.
- Còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 10 - 4 = 6 
Hiệu 
 10 - 4 = 6
Số bị trừ 
Sốtrừ 
-Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10
 - x - 4 = 6 
- Thực hiện phép tính 4 + 6 
- Là 10 
 +) x - 4 = 6 
 x = 6 + 4 
 x = 10 
- Là số bị trừ.
- Là hiệu.
- Là số trừ.
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhiều em nhắc lại quy tắc.
-Một em đọc đề bài .
- Lớp thực hiện vào vở.
- Ba em lên bảng làm bài.
Vì x là số bị trừ trong phép tính x - .. = ... ;...là hiệu và số... là số trừ. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhận xét bài bạn.
- Đọc đề.
- Nêu lại cách tính từng thành phần.
Số bị trừ 
11
21
49
62
94
Số trừ 
4
12
34
27
48
Hiệu 
7
9
15
36
46
 - Nhận xét bài bạn. 
- Đọc yêu cầu đề. 
-Tự vẽ đoạn thẳng và ghi tên điểm.
 C I B
 A D
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập.
 Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2010
Toán: 13 TRừ ĐI MộT Số: 13 - 5
I. Muùc tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ 13 - 5. 
- Lập và học thuộc bảng công thức 13 trừ đi một số. 
- Biết giải các bài toán liên quan có một phép trừ dạng 13 - 5.
II. Đồ dùng:- Bảng phụ, que tính. 
III. Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra
- Gọi 2 em lên bảng 
 Tìm x : x - 14 = 62; 
 x - 13 = 30 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
HĐ1. Giới thiệu phép trừ 13- 5 
- Nêu bài toán: Có 13 que tính bớt đi 5 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Viết lên bảng 13 - 5. 
* Y/c sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Lấy 13 que tính, suy nghĩ tìm cách bớt 5 que tính, yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính.
- Y/c HS nêu cách bớt của mình.
* Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất.
- Có bao nhiêu que tính tất cả?
- Để bớt được 5 qtính ta tháo 1 bó thành 10 qtính rời . 
-Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 13 trừ 5 bằng mấy?
- Viết lên bảng 13 - 5 = 8. 
* Đặt tính và thực hiện phép tính .
- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau. đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ.
thực hiện tính viết.
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính. 
- Mời một em khác nhận xét.
HĐ2. Lập bảng công thức: 13 trừ đi một số 
- Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép trừ trong phần bài học.
- Mời 2 em lên bảng lập công thức 13 trừ đi một số.
- Yêu cầu đọc đồng thanh và đọc thuộc lòng bảng công thức.
- Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng.
HĐ4. Luyện tập:
Bài 1(a): 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu lớp làm miệng.
- Yêu cầu đọc chữa bài.
- Khi biết 4 + 9 = 13 ta có cần tính 9 + 4 không? Vì sao?
- Khi biết 4 + 9 = 13 ta có thể ghi ngay kết quả của 13 - 9 và 13 - 4 không ? Vì sao?
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Gọi một em đọc chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
 Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Y/c 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vở. - Giáo viên nhận xét đánh giá.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng mỗi em làm một bài.
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép tính trừ 13 - 5.
- Thao tác trên que tính và nêu còn 8 que tính. 
- Trả lời về cách làm.
- Có 13 que tính (gồm 1bó và 3 que rời)
- Còn 8 que tính.
- 13 trừ 5 bằng 8 
 13 . 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 
- 5 5 bằng 8, viết 8. 
 8 
- Tự lập công thức :
 13 - 2 = 11 13- 5 = 8 13 - 8 = 5
 13 - 3 = 10 13- 6 = 7 13- 9 = 4
 13 - 4 = 9 13- 7 = 6 13 -10 =3
 - cả lớp đọc đồng thanh theo yêu cầu.
- Đọc thuộc lòng bảng công thức. 
- Một em đọc đề bài.
- Đọc kết quả
- Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Ta có thể ghi ngay kết quả vì 4 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 4 = 13. Khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia. 
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Lớp thực hiện vào vở.
- Một em nêu kết quả.
- Một em lên bảng làm bài.
Bài giải
Số xe đạp còn lại là:
 13 - 6 = 7 (xe đạp) 
 Đ/S : 7 xe đạp 
Chính tả: Sự TíCH CÂY Vú SữA 
I. Muùc tiêu:
- Viết chính xác không mắc lỗi, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi từ: (Từ các cành lá ... như sữa mẹ) trong bài “Sự tích cây vú sữa“.
- Làm được bài tập 2, BT3a.
- Rèn KNS: KN lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.
III. Hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra
- Gọi 3 em lên bảng.
- Đọc các từ khó cho HS viết. Yêu cầu lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài
HĐ1.Hướng dẫn tập chép:
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
- Y/c 2 em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- Đọan chép này nói về cái gì?
- Cây lạ được kể lại như thế nào?
* Hướng dẫn cách trình bày:
-Tìm và đọc những câu văn có. dấu phẩy trong bài?
- Dấu phẩy viết ở đâu trong câu văn?
 * Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Chép bài : Y/ cầu nhìn bảng chép bài.
*Soát lỗi :Đọc lại để HS soát bài. 
Chấm bài : -Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 - 15 bài.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Mời 1 em lên làm trên bảng.
- Nhậ ... I. Muùc tiêu: Hiểu được các biểu hiện của sự quan tâm giúp đỡ bạn bè và luôn vui vẻ thân ái với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Đồng tình noi gương những biểu hiện quan tâm giúp đõ bạn bè. 
- Rèn KNS: KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
II. Đồ dùng: - Thẻ màu. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài. 
- HS hát bài tình bạn. 
? Bài hát vừa rồi nói về gì?
2 . Bài mới:
HĐ1. GV kể chuyện. 
? Giờ ra chơi bạn Cường làm sao?
? Các bạn lớp 2A đã làm gì khi đó?
?Việc làm của các bạn lớp 2A biểu hiện được điều gì? Vì sao?
 Hoạt động 2 : Thảo luận. 
a. Thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm nêu ý kiến. 
? Vì sao các việc làm này lại đúng?
? Khi quan tâm giúp đỡ bạn bè cần thể hiện thái độ như thế nào?
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến. 
- GV nêu luật chơi. 
- GV nêu ý kiến hs lắng nghe giơ thẻ, nếu đúng thì giơ thẻ đỏ, sai giơ thẻ xanh , lưỡng lự giơ thẻ vàng.
- Sau mỗi ý kiến GV hỏi HS vì sao em cho là ý kiến này đúng và sai?
? Quan tâm giúp đỡ bạn bè là những việc làm như thế nào?
 3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lai ghi nhớ. 
- Nhận xét 
- Quản ca cho cả lớp hát bài tình bạn. 
- Nói về tình bạn. 
- HS nghe. 
- Bạn Cường bị ngã 
- Đỡ bạn Cường dậy , hỏi thăm và đưa bạn Cường đến phòng y tế. 
- Biểu hiện sự quan tâm giúp đỡ. 
Thảo luận theo nhóm bàn để đưa ra những việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ...
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả. 
- Vì các bạn đó đã thể hiện được sự quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
- Vui vẻ, chan hoà, sẵn sàng.
- HS nghe và nêu lại luật chơi.
- HS chơi nháp.
- HS chơi thật.
- Là những việc làm cần thiêt của mỗi người vì nó luôn mang lại niềm vui cho chính mình và người khác.
Luyện Tiếng Việt : Từ NGữ Về TìNH CảM - DấU PHẩY 
I. Muùc tiêu: - Giúp hs nắm vững thêm về các từ ngữ chỉ tình cảm, luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài1:a. Với 3 tiếng yêu , thương , mến em hãy ghép lai để tạo thành 6 từ có 2 tiếng và ghi lại 
 Bài 2: Đặt 3 câu với các từ vừa ghép chỉ về tình cảm mối quan hệ trong gia đình .
 Bài 3: Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau đây:
- Em cần sắp xếp quần áo sách vở gọn gàng.
- Cây đào kết bao nhiêu là trái vàng trái bạc.
- Mẹ ôm ấp vỗ về con thơ.
* HS làm bài – GV chấm và chữa 
 - Nhận xét đánh giá 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-HS đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ làm .
- Lớp chữa bài và nhận xét . 
Bài 1:
- yêu thương, yêu mến, thương yêu, thương mến, mến yêu, mến thương.
- HS đọc câu mình đặt. 
Bài 3:
- Em cần sắp xếp quần áo, sách vở gọn gàng.
- Cây đào kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.
- Mẹ ôm ấp, vỗ về con thơ.
Luyện tập làm văn: chia buồn, an ủi
I. Muùc tiêu:
Luyện cho HS cách nói thể hiện sự quan tâm, an ủi, chia buồn với mọi ngời. 
II. Đồ dùng:
- Nội dung bài luyện tập. 
III. Hoạt động dạy học:
1/. Giới thiệu bài:
2/. Hướng dẫn luyện:
*)Bài 1: Ghi lại lời hỏi thăm thể hiện sự quan tâm của em đối với ông (bà)khi em có dịp về quê thăm ông (bà).
*)Bài 2: Ghi lại lời an ủi của em.
a) Khi trận mưa to làm vườn cây của ông (bà) bị ngập úng.
b) Khi đàn vịt của ông bà bị chết vì trận dịch bệnh.
*)Bài 3: Viết một bức thư ngắn (khoảng 5 câu) thăm hỏi ông bà ở quê vừa trải qua một trận lũ lớn.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chấm và chữa bài bổ sung cho HS.
3) Củng cố và dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà xem lại bài.
- Hs đọc y/ c và làm bài.
- Chữa bài và nhận xét bổ sung.
*) Bài 1: 
 Bà ơi! Bà dạo này có còn đau lưng không? Bà giữ gìn sức khoẻ cho chúng cháu vui nhé!
*) Bài 2: 
a) Ông ơi! Ông đừng buồn. Bố mẹ cháu sẽ giúp ông bà trồng lại vườn cây để năm sau cây cối lại xanh tốt, ông ạ.
b) Ông bà cứ yên tâm, hết đợt dịch cúm gia cầm, bố mẹ cháu lại mua một đàn vịt khác để ông bà nuôi.
*) Bài3:
 Hưng Lộc, ngày...
 Ông bà kính mến!
 Hôm nay, bố mẹ cháu về quê, cháu viết mấy dòng thăm ông bà. Dạo này ông bà có khoẻ không ạ? Đợt lũ vừa qua có gây thiệt hại nhà cửa, cây cối ở quê mình có nhiều không ạ? Bố mẹ cháu sắp xếp công việc để về quê giúp ông bà khắc phục hậu quả của trận lũ.
 Cháu mong đến hè để về quê thăm ông bà. Cháu xin chúc ông bà luôn mạnh khoẻ.
 Cháu của ông bà
 Ngân
 Mai Thảo Ngân 
 Thửự sáu ngaứy 19 thaựng 11 naờm 2010 
 Tập làm văn: GọI ĐIệN 
I. Muùc tiêu:
Đọc và hiểu bài” Gọi điện “.
Biết và ghi nhớ một số thao tác khi gọi điện . 
Trả lời các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại. 
Viết được từ 3 đến 4 câu trao đổi qua điện thoại theo một trong hai tình huống giao tiếp cụ thể nêu ở bài tập 2.
Rèn KNS: KN giải quyết vấn đề, KN ra quyết định.
II. Đồ dùng: Điện thoại .
III. Hoạt động dạy học:	
 1.Kiểm tra 
- Mời 1 em lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà ( Bài 3 tập làm văn tuần II )
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài : 
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu đề .
-Gọi một em làm miệng ý a.
- Nhận xét sửa cho học sinh .
-Gọi một số em trình bày trước lớp ý b.
- Đọc câu hỏi ý c và yêu cầu trả lời .
- Nhắc ghi nhớ về cách gọi điện thoại và một số điều cần chú ý khi nói chuyện qua điện thoại.
- Tuyên dương những em nói tốt.
 Bài 2.
-Mời một em đọc nội dung bài tập 2
- Mời một em đọc tình huống a 
-Khi bạn em gọi điện đến bạn có thể nói gì ?
- Nếu em đồng ý , em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn ?
-Yêu cầu viết vào vở .
- Mời HS đọc lại bài viết của mình.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- HS đọc bài làm .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài .
- Thứ tự khi gọi điện :
1/ Tìm số máy của bạn trong sổ .
2/ Nhắc ống nghe lên .
3/ Nhấn số .
-ý nghĩa của các tín hiệu :
+ “ tút “ ngắn liên tục là máy bận .
+ “ tút” dài , ngắt quãng là máy chưa có người nhấc .
-Cần giới thiệu tên , quan hệ với bạn và xin phép bác sao cho lễ phép lịch sự .
- Nhận xét lời của bạn .
- Đọc đề bài .
-Đọc tình huống a .
- A lô! Ngọc đấy à . Mình là Tâm đây .
Bạn Lan lớp mình vừa bị ốm . Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy .
- Alô ! Chào Ngọc .Mình là Tâm đây mà . Mình muốn rủ bạn đi thăm Lan , cậu ấy bị cảm ... 
- Đến sáu giờ chiều nay , mình qua nhà cậu rồi hai đứa mình đi nhé !...
- Viết bài vào vở .
-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét 
- Nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
Toán : LUYệN TậP
I. Muùc tiêu: 
Thuộc bảng 13 trừ đi một số
Thực hiẹn được phép trừ có nhớ dạng 13- 5 ; 33 - 5 ; 53 - 15 . 
Giải bài toán có lời văn dạng 53 - 15
II. Đồ dùng: que tính , bảng phụ.
 III. Hoạt động dạy học:	
 1. Kiểm tra::
-Gọi 2 em lên bảng : Đặt tính rồi tính : 
 63 - 24 ; 83 - 39 ; 
 53 - 17 ; 82 - 15 . 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập :
Bài 1:
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự nhẩm kết quảlàm bài vào vở .
-Yêu cầu đọc chữa bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý .
- Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét ghi điểm .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì?
-Yêu cầu HS tự làm vào vở .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu .
-Học sinh khác nhận xét .
- Một em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm vào vở .
- Nối tiếp nhau đọc kết quả chữa bài .
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
- Lớp thực hiện vào vở .
-Ba em lên bảng thực hiện .
 63 73 33
- 35 - 29 - 8
 28 44 25
- Một em đọc đề .
- HS nêu.
 Bài giải
Số quyển vở còn lại là :
63 - 48 = 15 ( quyển vở )
 Đ/S : 15 quyển vở .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học .
Tập viết: CHữ HOA K
I. Muùc tiêu:
Nắm về cách viết chữ K hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
Biết viết cụm từ ứng dụng Kị vai sát cánh cỡ chữ nhỏ đúng kiểu chữ, cỡ chữ đều nét, đúng khoảng cách các chữ.
II. Đồ dùng: 
Mẫu chữ hoa K đặt trong khung chữ, 
cụm từ ứng dụng.
 Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra:
-Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ I và từ Ich nước lợi nhà
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 - Giới thiệu bài:
HĐ1. Hướng dẫn viết chữ hoa :
* Quan sát số nét quy trình viết chữ K:
- Chữ hoa K gồm mấy nét ? 
-Chỉ nét 1 và hỏi HS: - Nét 1 và 2 là sự kết hợp giữa nét nào với nét nào? Giống chữ nào đã học? 
- Nét thứ 3 gồm những nét cơ bản nào nối với nhau?
-Chữ Kcao mấy đơn vị chữ ?
- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ K. 
- Viết lại qui trình viết lần 2.
* Học sinh viết bảng con.
- Yêu cầu viết chữ hoa Kvào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con .
HĐ2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- Theo em cụm từ này nói lên điều gì ?
* Quan sát , nhận xét :
- Yêu cầu nhận xét về độ cao các chữ?
- Những chữ nào có độ cao bằng chữ K?
- Nêu cách viết nét nối từ K sang c ?
* Viết bảng : - Yêu cầu viết chữ Kề vào bảng.
HĐ3. Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. HĐ4.Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu .
- 2 em viết chữ I.
- Hai em viết từ “ích “
- Lớp thực hành viết vào bảng con.
-Vài em nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát.
- Chữ Kgồm 3 nét, 
-Nét 1 gồm nét cong trái và nét lượn ngang , nét 2 là nét móc ngược phải như viết chữ I. 
-Cao 5 ô li rộng 5 ô li .
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn. 
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con.
- ẹoùc Kề vai sát cánh.
-Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc 
- Gồm 4 tiếng : Kề, vai, sát ,cánh
-Chữ K cao 2,5 li .chữ c cao 1 li 
-Chữ l , h .
-Nét cong trái của chữ c chạm vào điểm dừng của nét móc phải chữ K
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết .
-Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới : “chữ hoa L”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_2_tuan_12_nam_2010.doc