Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần 23 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần 23 - Năm học: 2011-2012

TUẦN 23

 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012

TẬP ĐỌC

BÁC SĨ SÓI

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại(trả lời được CH1,2,3,5).

- HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá(CH4).

- GDKNS: Suy nghĩ, ra quyết định đúng đắn trong 1 số tình huống cụ thể. Phân biệt điều ác, thiện để có thái độ ứng xử hợp lý.

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi câu HD HS đọc: + Nó bèn kiếm . chụp lên đầu.//

 + Sói mừng rơn. hết đường chạy.//

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

 

doc 24 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần 23 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23 
 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại(trả lời được CH1,2,3,5).
- HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá(CH4).
- GDKNS : Suy nghĩ, ra quyết định đúng đắn trong 1 số tình huống cụ thể. Phân biệt điều ác, thiện để có thái độ ứng xử hợp lý.
I. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi câu HD HS đọc: + Nó bèn kiếm ... chụp lên đầu.//
 + Sói mừng rơn.... hết đường chạy.//
III. Các hoạt động dạy học :
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Cò và Cuốc, trả lời câu hỏi gắn với ND bài đọc.
- GVnhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài + Ghi đề bài: Dựa vào tranh SGK.
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Luyện đọc một số từ ngữ khó: rỏ dãi, cuống lên, giở trò,...
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài(SGK)
+ GV HD cách đọc ở một số câu văn dài (bảng phụ).
+ GV giúp HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải sau bài. GV giải nghĩa thêm từ “thèm rỏ dãi” (nghĩ đến món ăn ngon thèm đến nỗi nước bọt trong miệng ứa ra); “nhón nhón chân” (hơi nhấc cao gót, chỉ có đầu ngón chân chạm đất)
+ Đọc từng đoạn trong nhóm: HS luyện đọc theo nhóm đôi. GV đến từng nhóm giúp đỡ.
+ Thi đọc giữa các nhóm: Các nhóm thi đọc từng đoạn- nhận xét.
+ Cả lớp đọc ĐT (đoạn 1, 2)
Tiết 2
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* GV hướng dẫn HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài, trao đổi, thảo luận các câu hỏi về nội dung của bài đọc.
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau nhue thế nào?
- Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?
- Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (Hướng dẫn HS đọc kĩ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này)
 Ví dụ: Nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sau Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú đá trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, sau đó yêu cầu HS thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.
Ví dụ: 
+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện.
+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.
+ Chọn tên là Chú Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.
- Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
*HS nêu ý nghĩa của bài, GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ND chính của bài.
d. Luyện đọc lại:
- HS tìm và phân vai (người dẫn chuyện, Sói, Ngựa).
- GV và 2 HS đọc mẫu theo vai , cả lớp theo dõi.
- Các nhóm (3em/nhóm) tự phân vai luyện đọc truyện.
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc truyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc đúng, hay.
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND truyện.
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị cho tiết kể chuyện “Bác sĩ Sói”
Toán
Số bị chia- số chia- thương
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số bị chia - số chia - thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- Vận dụng làm tốt các BT.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi ND BT1.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Củng cố về bảng chia 2 :
- 1 HS lên làm bài 3- VBT. HS theo dõi
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả của phép chia:
 a, GV nêu phép chia 6 : 2 
- HS tìm kết quả của phép chia 6 : 2 = 3, HS đọc.
- GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi. 
 b, GV nêu rõ thuật ngữ :“ Thương” (kết quả của phép chia) 
 c, HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng thành phần và kết quả của phép chia. 
Hoạt động 3: Thực hành
BT1: Gv treo bảng phụ
- HS đọc yêu cầu BT. GV HD mẫu 
- HS làm bài.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
BT2 : HS đọc yêu cầu BT.
- 2HS lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài.
- HS nx bài trên bảng - Đối chiếu kết quả bài làm.
* Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia . 
Hoạt động nối tiếp: 
- HS nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép chia 
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài “ Bảng chia 3”
***************************************************************** 
 Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
ĐạO ĐứC
Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. 
- Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
- GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bộ đồ chơi điện thoại.
III. Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 
- Cho HS nói chuyện cặp đôi .
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Thảo luận.
- GV cho 2 em lên sắm vai đang nói chuyện điện thoại.
- Nhận xét. Khen ngợi học sinh biết nói chuyện qua điện thoại.
-Khi điện thoại reo bạn Vinh làm gì và nói gì ?
-Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào ?
-Em có thích cách nói chuyện của hai bạn qua điện thoại không ? Vì sao ?
-Em học được điều gì qua hội thoại trên ?
Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại. em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn.
Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
-Hướng dẫn thực hiện :
-GV viết các câu trong đoạn hội thoại nào đó lên 4 tấm bìa.
-Kết luận về cách sắp xếp.
-Đoạn hội thoại diễn ra lúc nào ?
-Bạn nhỏ đã thể hiện được điều gì khi nói chuyện điện thoại ?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Giáo viên đưa câu hỏi:
-Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại ?
-Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
-Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to nói trống không.
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
-Nhận xét, đánh giá.
-Luyện tập.
3.Củng cố: Giáo dục KN - Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuuyện.
- HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện(BT2).
GDMT: Phân biệt điều ác, thiện để có thái độ ứng xử hợp lý.
II. Các hoạt động dạy học :
1. KTBC:
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn, sau đó nói lời khuyên của câu chuyện
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn kể chuyện: 
- Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện:
+ Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp quan sát từng tranh minh hoạ.
+ GV treo tranh phóng to lên bảng, HD HS quan sát, tóm tắt các sự việc vẽ trong tranh.
+ HS nhìn tranh, tập kể 4 đoạn của câu chuyện trong nhóm.+ Thi kể chuyện giữa các nhóm. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
- Phân vai dựng lại câu chuyện(HS khá giỏi).
+ GV cho nhóm HS khá giỏi phân vai dựng lại câu chuyện. Sau mỗi lần 3 bạn kể, cả lớp nhận xét góp ý.
+Thi dựng lại câu chuyện trước lớp theo hình thức mỗi nhóm 3 HS dựng lại câu chuyện. 
+ HS nhận xét, kết luận cá nhân và nhóm dựng lại câu chuyện tốt nhất. 
IV. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Toán
Bảng chia 3
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng chia 3.
- Nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép chia(trong bảng chia 3).
- Vận dụng làm tốt các BT.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. 
III. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- 2 HS lên làm bài 2. Lớp mở VBT - GV kiểm tra.
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Lập bảng chia 3:
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, sau đó nêu bài toán. Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa.
- GV nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu tấm bìa?
- Yêu cầu HS đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu.
- GV viết lên bảng phép tính 12 : 3 = 4 và gọi HS đọc phép tính này. HS đọc đồng thanh.
- GV cho tiến hành tương tự với một vài phép tính khác để lập hoàn thành bảng chia 3. 
HĐ3: Học thuộc lòng bảng chia 3: 
 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 3 
HĐ4: Thực hành:
 BT 1: HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài 
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nx đối chiếu kết quả.
* Củng cố cách tính nhẩm(bảng chia 3).
BT 2:HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán .
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV và HS nx, chữa bài. Đổi vở kiểm tra kết quả.
* Củng cố cách giải bài toán áp dụng bảng chia 3. 
Hoạt động nối tiếp:
- GV cho HS chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. Gọi đại diện nhóm lên thi đọc thuộc lòng bảng chia 3.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
 Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
trò chơi kết bạn
I. Mục tiêu: 
-Biết cách đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang. 
- Bước đầu biết cách thực hiện đi nhanh chuyển sang chạy.
- Biết cách chơi và thamgia chơid được.
II. Địa điểm - phương tiện 
- Sân trường - kẻ vạch để tập 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
-Kiểm tra trang phục, sức khoẻ của hs
- Xoay khớp cổ chân, đầu gối 
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc 
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu 
- Ôn một số động tác của bài thể dục PTC 
2. Phần cơ bản 
- Đi thường theo vạch kẻ 2 tay chống hông và dang ngang: 10m
+ GV nhắc lại k ... sinh 
Bài cho HS Khá, giỏi: Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 4 thì được 24 .
- GV hướng dẫn HS phân tích đề toán rồi làm bài.
-Yêu cầu 1 em làn bảng làm bài 
Gọi số cần tìm là x, ta có :
X x 4 = 24
 X = 24 : 4
 X = 6
Vậy số cần tìm l 6
2.Củng cô,dặn dò:
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số của phép nhân
- GV nhận xét tiết học. 
TIếNG VIệT tự chọn
Ôn tập 
I.mục tiêu
- Biết đáp lời xin lỗi trong từng trường hợp.
- Viết một đoạn văn ngắn (4 đến 6 câu) để tả một con chim mà em thích.
II. Các hoạt động dạy học :
1.Hướng dẫn Học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Ghi lại lời đáp khi được xin lỗi trong những trường hợp sau:
a) Minh đến chơi nhà em, lỡ tay làm vỡ cốc. Bạn xin lỗi em.
b) Em cho Hùng mượn quyển truyện. Hùng làm rách. Bạn xin lỗi em và hứa sẽ mua đền em quyển sách khác.
c) Anh trai làm mất cái bút của em. Anh đã xin lỗi và nói sẽ mua đền em cái bút khác.
d)Bố đi công tác về nhưng vội quá nên không kịp mua quà cho em như đã hứa. Bố nói xin lỗi.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài
- GV nhận xét chốt lại lời nói đúng:
a, Không sao đâu, cứ yên tâm, bạn cẩn thận kẻo đứt tay đấy.
b, Không sao đâu, cậu không phải làm thế,vẫn đọc được mà. Chỉ cần dán băng dính lại là đẹp thôi mà!
c, Vâng, mất thì thôi ạ, anh không phải đền đâu!
d,Không sao đâu bố ạ, dịp khác bố mua cho con cũng được mà!
Bài tập 2: Mỗi loại chim có một vẻ đáng yêu riêng: chú vẹt sặc sỡ, nói liên mồm, cô khướu nói không biết mệt, chú chào mào đỏm dáng, bác cu gáy hiền lành, trầm ngâm,... Em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 đến 6 câu) để tả một con chim mà em thích.
- HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài
- HS nêu miệng bài viết
- Lớp và GV nhận xét.
- HS viết bài vào vở. GV chấm bài, nhận xét.
2. Củng cố,dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
***************************************************************** 
 Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Toán
Tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
- Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x nhân a bằng b; a nhân x bằng b.( với a,b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép tính chia( trong bảng chia 2).
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa mỗi tấm bìa có hai chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Củng cố về bảng chia 3.
- 2 HS lên làm bài 3. GV nhận xét- ghi điểm.
Hoạt động 2: Ôn tập mỗi quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
- GV gắn lên bảng ba tấm bìa (mỗi tấm có hai chấm tròn). Nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính giúp các em tìm được số chấm tròn có trong cả 3 tấm bìa.
- Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép nhân 2 x 3 = 6.
- Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập phép chia tương ứng.
- Nêu nhận xét, KL về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Hoạt động 3: Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết .
- GV viết bảng và yêu cầu HS đọc phép tính : X x 2 = 8 ; giải thích tên các thành phần và kết quả.
+ Nêu cách tìm X
+ GV trình bày bài giải mẫu.
- Ví dụ 2 : 3 x X = 15 - HS làm bảng con.
- HD HS nêu qui tắc và tổ chức cho HS học thuộc qui tắc.
Hoạt động 4: Thực hành:
BT1:1HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài. HS tiếp nối nhau đọc kq. Lớp đối chiếu kết quả. 
- GV theo dõi, sửa sai. 
* Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
BT2: HS đọc yêu cầu BT.
- HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. 
- Cả lớp và GV nhận xét. Lớp đổi vở kiểm tra kết quả.
 *Củng cố cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Hoạt động nối tiếp:
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số của phép nhân. GV nhận xét tiết học. 
CHíNH Tả :Nghe -viết
Ngày hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu : 
- Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Làm được BT1a.
- GDMT & KNS : Nét đẹp văn hóa riêng của vùng Tây Nguyên. Chúng ta cần giữ gìn và giới thiệu cho mọi người cùng biết. ..Đồng thời phải biết tôn trọng các nét văn hóa đặc trưng của vùng miền. 
- Rèn HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết ND BT1a. 
III. Các hoạt động dạy học :
1. KTBC: 
- HS viết bảng con : củi lửa, nêu gương,
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a.GTB + Ghi đề bài: 
b. HD nghe viết:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị 
+ GV đọc bài viết một lần.
+ 2 HS đọc lại. 
Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào? Tìm câu văn tả đàn voi vào hội?
+ HS viết vào bảng con những tiếng khó, dễ viết sai: Tây Nguyên, nườm nượp,..
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài: GV chấm khoảng 5- 7 bài, rồi nhận xét.
c. HD làm BT chính tả:
 BT1a : HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gv treo bảng phụ ,chọn cho HS làm bài tập 1a. 
- Cả lớp làm bài vào VBT; 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thủ công
 Ôn tập chủ đề : Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I. Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- Với HS khéo tay: - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.
 - Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình mẫu: Hình tròn, các biển báo GT đơn giản đã học.
III. Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới :
1. HĐ1: Giới thiệu bài + Ghi đề bài.
2. HĐ2: HD HS ôn tập.
- ở chương 2 các em đã học cách gấp, cắt, dán những hình nào đã học ?
- Gọi HS lần lượt nêu lại các bước gấp, cắt, dán các hình đã học ?
- Cho HS thực hành làm sản phẩm.
- Gv theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
Tự nhiên và xã hội
Ôn tập: Xã hội
I. Mục tiêu :
- Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
- So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thị thành.
GDMT: Yêu quý gia đình, trường học của mình. HS có ý thức giữ cho môi trường nhà ở, trường học sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tờ phiếu ghi câu hỏi để chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
 III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài + Ghi đề bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
- Các câu hỏi gợi ý:
+ Kể về những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình bạn?
+ Kể tên những đồ dùng có trong gia đình bạn, phân loại chúng thành 4 nhóm: Đồ gỗ, đồ sứ, thuỷ tinh và đồ điện?
+ Chọn một trong các đồ dùng có trong gia đình bạn và nói về cách bảo quản và sử dụng nó?
+ Kể về ngôi trường của bạn?
+ Kể về công việc của các thành viên trong trường bạn?
+ Bạn nên làm gì và không nên làm gì để góp phần giữ sạch môi trường xung quanh nhà và trường học.
+ Kể tên những nghề chính của người dân nơi mình sinh sống?
- Cách tiến hành: 
+ GV gọi lần lượt từng HS lên hái hoa và đọc to câu hỏi trước lớp.
 + GV dành thời gian cho HS suy nghĩ và trả lời. Ai trả lời đúng, rõ ràng, lưu loát sẽ được cả lớp hoan nghênh, đồng thời được chỉ định bạn khác lên hái hoa, và cứ tiếp tục như vậy, 
IV. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS sưu tầm hoặc vẽ tự do về chủ đề “Xã hội”. 
Buổi chiều
Tập làm văn
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy
I. Mục tiêu: 
- Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước(BT1, BT2).
- Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của trường(BT3).
- GDKNS: HS thực hành ứng xử có văn hóa.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ ghi ND BT2a.
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét bài làm tuần trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD làm BT:
BT1 : HS nêu yêu cầu bài tập.
- HD cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc lời các nhân vật trong tranh 
- Từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi - đáp theo lời nhân vật trong tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
BT2: GV giúp HS nắm được các tình huống và yêu cầu của BT.
- GV giới thiệu tranh ảnh hươu sao và báo . Sau đó treo bảng phụ ghi ND BT2a và 3 mẫu trả lời, mời 1 cặp HS thực hành hỏi- đáp .
- Nhiều cặp HS (nhìn SGK) tiếp nối nhau thực hành hỏi- đáp trước lớp theo các tình huống a,b,c . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
BT3: GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT và treo bản nội qui (GV viết ) của nhà trường lên bảng.
- 2 HS đọc bản nội qui .
- HS tự chọn và chép vào VBT 2,3 điều trong bản nội qui.
- Gọi HS đọc bài làm. GV kiểm tra, chấm điểm . 
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hành những điều đã học.
Buổi chiều: 
Tiếng việt tự học
LUYệN VIếT
I. Mục tiêu
-Rèn kĩ năng viết đúng viết đẹp bài 23 trong vở Thực hành viết đúng viết đẹp (Tập 2).
- Giáo dục học sinh có ý tức trau dồi chữ viết, kiên trì cẩn thận trong khi viết.
II. Chuẩn bị : Vở thực hành luyện viết 
III. Các hoạt động dạy học :
1: Hướng dẫn HS luyện viết
- GV đọc mẫu bài viết 1lần
- Hướng dẫn HS cách viết, cách trình bày bài viết
- Chữ T hoa cao mấy li ?
- Chữ T hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ T hoa? 
- Cả lớp viết bài vào vở
 2: HS viết bài vào vở
GV theo dõi giúp đỡ HS viết còn yếu: Toại, Hồng, Phú,...
3: Chấm, chữa bài
- GV thu vở chấm.
- Nhận xét bài viết của từng HS 
4.Củng cố: Nhận xét tiết học
 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 23
I Mục tiêu :
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 23 .
- Phổ biến kế hoạch tuần 24 .
II- Hoạt động trên lớp :
1. Đánh giá hoạt động tuần 23 :
- Lớp trưởng nhận xét chung
- Bình chọn cá nhân xuất sắc , đề nghị tuyên dương, nhắc nhở những cá nhân còn chậm tiến.
- GV nêu ý kiến, cho các tổ bình chọn tổ xuất sắc.
- Cho HS bình bầu thi đua :
2. Phố biến kế hoạch tuần 24:
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt vệ sinh trực nhật, nề nếp lớp học .
- Phát động phong trào xây dựng bài tốt, luyện đọc to rõ ràng, chữ viết đẹp .
- Tiếp tục công tác rèn chữ viết trong học sinh.
- GV tiếp tục kiểm tra đột xuất 10-15 phút thường xuyên .
- Giáo viên nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_khoi_2_tuan_23_nam_hoc_2011_2012.doc