Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần 22 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần 22 - Năm học: 2011-2012

TUẦN 22

Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011

HĐTT

Sinh hoạt dưới cờ

Tập đọc BST

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

A. Mục đích, yêu cầu

3) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Biết đọc rừ lời nhõn vật trong cõu chuyện, phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

4) Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.

 - Hiểu ý nghĩa truyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, của mỗi người. Chớ kiêu căng, xem thường người khác. CH 1,2,3,5.

*KNS: - Tư duy sáng tạo

 - Ra quyết định

 - Ứng phú với căng thẳng

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần 22 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
HĐTT
Sinh hoạt dưới cờ
Tập đọc BST
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
A. Mục đích, yêu cầu 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc rừ lời nhõn vật trong cõu chuyện, phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
 - Hiểu ý nghĩa truyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, của mỗi người. Chớ kiêu căng, xem thường người khác. CH 1,2,3,5.
*KNS: - Tư duy sỏng tạo
 - Ra quyết định
 - Ứng phú với căng thẳng
B. Đồ dùng dạy – học 
 	 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy – học 
 I. Bài cũ 
 	2 HS lên bảng. Đọc thuộc lòng bài Vè chim, trả lời các câu hỏi:
	- Em thích loài chim nào trong bài ? Vì sao ?
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới
 1) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ đọc truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Qua truyện này, các em sẽ hiểu vì sao? Một trí khôn lại có thể hơn cả trăm trí khôn. Ghi đầu bài. 
	- HS mở SGK tr 31.
 2) Luyện đọc:
a, Đọc mẫu 
	- GV đọc mẫu toàn bài ; giọng người dẫn chuyện chẫm rãi, giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rất chân thành, giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. Nhấn giọng các từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc.
 - 1 HS khá đọc lại cả bài.
b, HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1) và luyện phát âm 
 cuống quýt, nấp, reo lên, lấy gậy, thình lình.
- HS nối tiếp đọc từng câu (Lần 2) - Chia đoạn: 4 
c, HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1) và hướng dẫn ngắt giọng.
	- Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt câu dài .
+ Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. (giọng hồi hộp, lo sợ) 
+ Chồn bảo Gà Rừng: “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.” (giọng cảm phục, chân thành
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) giải nghĩa các từ trong SGK.
4 HS đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 3) 
e, HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
d, Thi đọc giữa các nhóm. Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài
đ, HS đọc đồng thanh 
Tiết 2
3) Tìm hiểu bài 
	- Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng ? - Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.
- Khi gặp nạn, Chồn như thế nào ? - Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì.
- Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
	- Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo cơ hội cho Chồn vọt ra khỏi hang
- Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ? - Chồn thay đổi hẳn thái độ : nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình
 - Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây:
+ Gặp nạn mới biết ai khôn. 
 - Chọn Gặp nạn mới biết ai khôn vì tên ấy nói lên được nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.
+ Chồn và Gà Rừng. 
 - Chọn Chồn và Gà Rừng vì tên ấy là hai tên nhân vật chính của câu chuyện cho biết câu chuyện nói về tình bạn của hai nhân vật.
+ Gà Rừng thông minh.
 - Chọn Gà Rừng thông minh vì đó là tên nhân vật được ca ngợi trong truyện. Đặt tên như vậy cũng phù hợp với chủ điểm Chim chóc hơn.
 4) Luyện đọc lại 
	- 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai thi đọc lại truyện.
	- Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Em thích con vật nào trong truyện ? Vì sao ?
	- Nhận xét tiết học .
	- Bài sau: Cò và Cuốc.
Âm nhạc
Giỏo viờn bộ mụn lờn lớp
Toán
 Kiểm tra
A. Mục đích, yêu cầu 
Đánh giá kết quả học:
 + Các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 + Tính giá trị biểu thức số.
 + Giải bài toán bằng một phép nhân.
 + Nhận dạng và gọi đỳng tờn đường gấp khỳc và tính độ dài đường gấp khúc.
B. Đề bài 
1, Tính nhẩm:
 2 x 8 = 3 x 7 = 4 x 6 = 
 4 x 8 = 5 x 10 = 5 x 5 = 
Bài 2. Tớnh
 5 x 7 - 15 = 4 x 6 - 8 = 3 x 7 + 29 = 2 x 8 + 17 = 
Bài 3. 
 Mỗi ngày Nam giải được 5 bài tập. Hỏi 7 ngày Nam giải được mấy bài tập?
Bài 4. 
 Tớnh độ dài đường gấp khỳc.
	4 cm
 N P
 3 cm 3 cm
 M Q R
 4 cm
C. Cách đánh giá 
Bài 1: 2 điểm 
Bài 2: 4 điểm. Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm.
Bài 3: 2 điểm.
Bài 4: 2 điểm. Viết câu lời giải đúng 0,5 điểm. Phép tính đúng 1 điểm. Đáp số đúng 0,5 điểm. 
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
 Cò và Cuốc
A. Mục đích, yêu cầu 
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc rành mạch toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
 - Biết đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Cò, Cuốc)
 2) Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Cuốc, thảnh thơi.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải vất vả lao động mới có lúc thảnh thơi sung 
sướng. CH sgk. 
*KNS: - Tự nhận thức: Xỏc định giỏ trị bản thõn.
 - Thể hiện sự thụng cảm.
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- 3 HS lên bảng 
	- Đọc bài Một trớ khụn hơn trăm trớ khụn và trả lời các câu hỏi:
	- Nhận xét cho điểm .
II. Bài mới
 1) Giới thiệu bài: Cò và Cuốc là hai loài chim cùng kiếm ăn trên đồng ruộng. Cuốc sống trong bụi cây thấy Cò có bộ áo trắng phau, thường bay trên trời cao mà vẫn lội ruộng bùn bắt tép thì lấy làm lạ lắm. Các em hãy xem Cò giải thích cho Cuốc như thế nào. Ghi đầu bài. 
 	- HS mở SGK tr 37
 2) Luyện đọc 
a, Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài, (giọng Cuốc: ngạc nhiên ; giọng Cò: dịu dàng vui vẻ)
b, HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1) và luyện phát âm 
 lội ruộng, bắt tép, lần ra, trắng tinh
- HS nối tiếp đọc từng câu (Lần 2) - Chia đoạn. 
c, HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1) và hướng dẫn ngắt giọng.
	- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc các câu dài. 
+ Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này..
+ Phải có lúc vất vả lội bùn / mới có khi được thảnh thơi bay lên trời
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) giải nghĩa các từ trong SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 3) 
e, HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
d, Thi đọc giữa các nhóm. Các nhóm thi đọc. 
đ, Đọc đồng thanh 
3) Tìm hiểu bài 
	- Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào ? - Cuốc hỏi: “Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao ?”. 
	- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy ? Vì Cuốc nghĩ rằng áo Cò trắng phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy
	- Cò trả lời Cuốc như thế nào ? - Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch khó gì ! 
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ? Khi lao động, không ngại vất vả, khó khăn......
 4) Luyện đọc lại 
	- 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai thi đọc lại truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nếu em là Cuốc, em sẽ nói gì với Cò ?
 - Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.
	- Nhận xét tiết học .
	- Bài sau: Bác sĩ Sói.
Toán 
 Phép chia
A. Mục đích, yêu cầu 
 Giúp HS:
 - Bước đầu nhận biết phép chia, Biết mối quan hệ giữa phép nhân và phộp chia. 
 Từ phộp nhõn viết thành 2 phép chia. BT1,2.
B. Đồ dùng dạy – học 
 - 5 miếng bìa, mỗi miếng bìa có gắn 2 hình tròn.
 - Các hình minh hoạ trong bài tập 1, 2
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: 
	+ Tính nhẩm : 2 x 6 =
 3 x 4 =
	- Gọi tên các thành phần và kết quả của phép nhân ?
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới
 1) Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay các em sẽ được làm quen với một phép tính mới, đó là phép chia. Ghi đầu bài.
 2) Giới thiệu phép nhân
	- Gắn 2 tầm bìa có 3 hình tròn lên bảng và hỏi: Mỗi phần có 3 hình tròn. ? Hỏi 2 phần có mấy hình tròn? - Có 6 hình tròn.
 - Yêu cầu HS viết phép tính trong bài toán trên. HS viết 3 x 2 = 
	- Kẻ một vạch ngang(như hình vẽ)
- 6 hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy hình tròn ? 
 HS quan sát hình vẽ, trả lời: 6 hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần 3 hình tròn.
- Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia: sáu chia hai bằng ba.
	- Viết là 6 : 2 = 3
	- 6 hình tròn chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 hình tròn. - HS quan sát hình vẽ, trả lời: Để mỗi phần có 3 hình tròn thì chia 6 hình tròn thành 2 phần bằng nhau. Ta có phép chia sáu chia ba bằng hai. Viết là 6 : 3 = 2
	- Mỗi phần có 3 hình tròn ; 2 phần có 6 hình tròn 3 x 2 = 6
	- Có 6 hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 hình tròn
 6 : 2 = 3
	- Có 6 hình tròn chia mỗi phần 3 hình tròn thì được 2 phần 6 : 3 = 2
	- Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng:
	3 x 2 = 6 6 : 2 = 3
 	6 : 3 = 2 
 3) Luyện tập: 
 Bài 1: Cho phép nhân, viết hai phép chia tương ứng (theo mẫu)
	Mẫu: 4 x 2 = 8 8 : 2 = 4 8 : 4 = 2
	- Gọi HS đọc đề bài và đọc mẫu.
	- Yêu cầu HS làm bài.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 2: Tính
	 	3 x 4 = 4 x 5 = 
	12 : 3 = 20 : 4 =
	12 : 4 = 20 : 5 =
	- Gọi HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS tự làm bài. 2 HS lên bảng làm bài.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	+ Lấy tích của hai số chia cho thừa số này thì được thừa số kia. 
 III. Củng cố, dặn dò 
	- Đọc lại các phép chia đã học trong bài. 
	- Từ mỗi phép nhân có thể lập được mấy phép chia ? Vì sao ?
	- Nhận xét tiết học.
Thể dục
GV bộ mụn lờn lớp
Chính tả (Nghe – viết) 
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
A. Mục đích, yêu cầu 
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 
 - Làm các bài tập phân biệt : r / gi/ d ; thanh hỏi / thanh ngã.
B. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng phụ viết bài chính tả, nội dung bài tập 2, 3.
C. Các hoạt động dạy - học 
I. Bài cũ
	- 2 HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con.
	- Nhận xét bài viết Sân chim, chữa lỗi HS sai nhiều.
II. Bài mới
1) Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 
2) Hướng dẫn nghe – viết:
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
	- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết.
	- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
	- Sự việc gì xảy ra với Gà Rừng và Chồn trong lúc dạo chơi? - Chúng gặp người đi săn, cuống quýt nấp vào một cái  ... ọi đại diện các nhóm trình bày
 - GV nhận xét, và nêu kết luận.
b, Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương
Mục tiêu: HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở địa phương.
 - HS làm việc theo nhóm thảo luận, giới thiệu tranh ảnh hoặc bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
 - Yêu cầu HS tập trung các tranh ảnh sưu tầm được theo nhóm.
 - Bạn đang sống ở quận, huyện nào ? Người dân nơi bạn sống thường làm những nghề gì ? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không ?
 - Gọi đại diện các nhóm giới thiệu tranh ảnh hoặc bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương. Đại diện các nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu.
 - GV nhận xét khen ngợi các nhóm làm việc tốt.
c, Hoạt động 3: Vẽ tranh 
Mục tiêu: Biết mô tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương.
 - Vẽ quang cảnh nơi bạn sống?
 (Gợi ý : đường sá, nhà cửa, nghề nghiệp, chợ quê em, UBND, mọi người sinh hoạt)
 - Vẽ 1 phương tiện giao thông tự chọn rồi nói tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
 - GV nêu yêu cầu- HS vẽ tranh.
 - GV nhận xét đánh giá. 
III. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Ôn lại các bài trong chủ đề xã hội.
 - Bài sau Ôn tập: Xã hội.
Thứ sỏu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Toán
 Luyện tập
A. Mục đích, yêu cầu 
 Giúp HS: 
 - Học thuộc bảng chia 2 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 2.
 - Nhận biết giải bài toỏn cú một phộp chia.
 - Biết thực hành 1 nhúm đồ vật thành 2 phần bằng nhau. BT1,2,3,5.
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 5.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ
	- Đọc bảng chia 2
	- Nhận xét cho điểm .
II. Bài mới
 1) Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. Ghi đầu bài .
 2) Giới thiệu “Số bị chia – Số chia – Thương”:
	- Viết lên bảng phép tính 6 : 2 = 3 và yêu cầu HS đọc phép tính trên.
	- Nêu: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 được gọi số bị chia, 2 được gọi là số chia, còn 3 được gọi là thương (vừa nêu vừa gắn) các tờ bìa lên bảng:
 	 6 : 2 = 3 
Số bị chia
Số chia
Thương
	- 6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
	- 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
	- 3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
	- Số bị chia, số chia là gì của phép chia ?
	- Số bị chia, số chia là các thành phần của phép chia
	- Thương là gì của phép chia ? - Thương là kết quả của phép chia
	- 6 chia 2 bằng bao nhiêu ?
	- 3 gọi là thương, 6 : 2 cũng gọi là thương .
	- Yêu cầu HS nêu thương của phép chia 6 : 2 = 3
 - Thương là 3 ; thương là 6 : 2.
3) Luyện tập :
 Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) :
Phép chia
Số bị chia
Số chia
Thương
8 : 2 = 4
 8
 2
 4
10 : 2 =
14 : 2 = 
18 : 2 =
20 : 2 =
	- Gọi HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm bài.1HS lên bảng làm.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 2: Tính nhẩm
	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS làm bài. 
	- Nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 3: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): 
Phép nhân
Phép chia
Số bị chia
Số chia
Thương
2 x 4 = 8
8 : 2 = 4
 8
 2
 4
8 : 4 = 2
2 x 6 = 12
2 x 9 = 18
	- Gọi HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm bài.1HS lên bảng làm
	- Nhận xét bài làm của bạn.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Số bị chia, số chia là gì trong phép chia ? Cho ví dụ.
	- Thương là gì trong phép chia? Cho ví dụ.
	- Nhận xét tiết học. 
Tập làm văn
Đáp lời xin lỗi - Tả ngắn về loài chim
A. Mục đích, yêu cầu 
 + Biết đáp lời xin lỗi trong những tình huống giao tiếp đơn giản.
 + Biết sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn văn hợp lí. BT1,2,3.
B. Đồ dùng dạy – học 
+ Tranh minh hoạ bài tập 1.
+ Ba bộ băng giấy, mỗi bộ gồm 4 băng giấy, mỗi băng viết sẵn 1 câu văn a,b,c, d
*KNS: - Giao tiếp ứng sử văn hoỏ
 - Lắng nghe tớch cực
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Gọi HS đọc BT 3 (tiết TLV tuần 21).
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới
 1, Giới thiệu bài: Trong giờ TLV hôm nay, các em sẽ học cách đáp lại lời xin lỗi và sắp xếp lại các câu văn thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Ghi đầu bài.
 2, Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây 
	- Gọi HS đọc yêu cầu.
	- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đặt câu hỏi:
	- Bức tranh minh hoạ điều gì ? Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh
	- Khi bị rơi sánh, bạn HS đã nói gì ? Bạn nói: Xin lỗi. Ttớ vô ý quá 
	- Lúc đó bạn có sách bị rơi nói thế nào ? - Bạn nói: Không sao.
	- Cho một số HS đóng lại tình huống.
	- Theo em bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình ?
	- Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ. 
 Bài 2: Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào ?
	- Gọi HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài
	- Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1
	- Yêu cầu HS trong lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
	- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
 Bài 3:
	 Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn. 
	- Yêu cầu HS đọc yêu cầu
	- Đoạn văn tả về loài chim gì ? - Đoạn văn tả con chim gáy.
	- Yêu cầu HS làm bài và đọc bài làm của mình.
	- GV nhận xét. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào vở.
Tập viết
S - Sáo tắm thì mưa
A. Mục đích, yêu cầu 
 Rèn kĩ năng viết chữ:
 - Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ. (1dũng).
 - Biết viết ứng dụng câu Sáo tắm thì mưa theo cỡ nhỏ (3 lần); chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Mẫu chữ cái viết hoa S đặt trong khung chữ.
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li : Sáo (dòng 1), Sáo tắm thì mưa ( 2 lần).
 - Vở TV.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ
	- Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.
	- HS cả lớp viết bảng con chữ R.
	- 1HS nhắc lại cụm từ Ríu rít chim ca đã tập viết ở bài trước. 2 HS lên bảng viết chữ Ríu, cả lớp viết bảng con: Ríu.
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài: Trong tiết học này, các em sẽ học cách viết hoa chữ cái S, viết câu ứng dụng: Sáo tắm thì mưa.
 2) Hướng dẫn viết chữ hoa:
a, Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ S: 
- Chữ S, hoa cao mấy đơn vị chữ, rộng mấy đơn vị chữ ?
 - Cao 5 li, rộng 3,5 li.
	- Chữ S, hoa gồm có mấy nét ? 
Gồm 1 nét liền là kết hợp của 2 nét cơ bản
 - Nét cong dưới và nét móc ngược trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (giống phần đầu của chữ hoa L) cuối nét móc lượn vào trong.
b, Cách viết:
	- ĐB trên ĐK6 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút trên ĐK6. 
	- Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút viết nét móc ngược trái cuối nét móc lượn vào trong DB trên ĐK 2.
	- GV viết chữ S, cỡ vừa (5 li) trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
c, Viết bảng con.
	- Yêu cầu HS viết chữ S, hoa vào bảng con.
 3) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
a, Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
	- Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng. - Đọc: Sáo tắm thì mưa.
	- Em hiểu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng nói gì ? 
	(Hễ thấy sáo tắm là sắp có mưa.)
b, Quan sát và nhận xét 
	- Cụm từ gồm mấy tiếng ? Là những tiếng nào ? 
 Gồm 4 tiếng là Sáo, tắm, thì, mưa.
	- Em có nhận xét gì về chiều cao của các chữ trong cụm từ ? 
 Chữ S, h cao 2,5 li, t cao 1,5 li các chữ còn lại cao 1 li.
	- Nêu cách viết nét nối giữa chữ S và chữ a ?
	- Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ ? Dấu sắc đặt trên a và ă trong chữ Sáo và chữ tắm, dấu huyền trên đầu chữ i trong chữ thì.
	- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là bao nhiêu ?
 (Bằng khoảng cách để viết một con chữ o.)
c, Viết bảng 
	- Yêu cầu HS viết chữ Sáo vào bảng. 
 4) Hướng dẫn HS viết vào vở TV 
	- GV nêu yêu cầu viết:
	+ 1 dòng chữ cỡ vừa.
	+ 2 dòng chữ S cỡ nhỏ.
	+ 1 dòng chữ Sáo cỡ vừa.
	+ 1 dòng chữ Sáo cỡ nhỏ.
	+ 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
	- HS viết bài, GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS. 
	- Thu một số vở chấm , nhận xét .
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV.
Kể chuyện
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
A. Mục đích, yêu cầu 
1, Rèn kĩ năng nói:
 + Đặt được tên cho từng đoạn truyện. BT 1
 + Kể lại được từng đoạn cõu chuyện. BT2.
Hskg. Kể toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. BT3.
 2, Rèn kĩ năng nghe:
 + Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 + Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
*KNS: - Tư duy sỏng tạo
 - Ra quyết định
 - Ứng phú với căng thẳng.
B. Đồ dùng dạy – học 
 + Tranh minh hoạ SGK
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ
	- Gọi 3 HS kể lại chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới
1, Giới thiệu bài: Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này.
2, Hướng dẫn kể chuyện :
a, Đặt tên cho từng đoạn truyện:
	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu? Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
	 M : Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
 	 Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
	+ Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. Tên đó có thể là một câu như Chú Chồn kiêu ngạo, có thể là một cụm từ như Trí khôn của Chồn 
	- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 của truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn và tên đoạn (nêu trong sgk), phát biểu, kết luận.
	- Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi để đặt tên cho đoạn 3, 4.
	- Gọi HS phát biểu ý kiến.
	- GV viết bảng những tên thể hiện đúng nội dung nhất
	- Gọi HS nhìn bảng đọc lại.
b, Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm:
	- Yêu cầu HS dựa vào tên các đoạn, kể lại từng đoạn trong nhóm.
	- Yêu cầu HS trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.
c, Kể lại toàn bộ câu chuyện:
	- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện theo một trong các hình thức sau :
+ 2 nhóm thi kể: mỗi nhóm 4 HS tiếp nối kể 4 đoạn của câu chuyện.
+ 2 HS đại diện 2 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thi kể chuyện theo cách phân vai.
	- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm thi đua.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
HĐTT
Sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_khoi_2_tuan_22_nam_hoc_2011_2012.doc