Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 15 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 15 - Năm học 2011-2012

Tuần 15 Thứ 2 ngày 05 tháng 12 năm 2011

TOÁN: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ : dạng 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.

- Biết tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 15 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Thứ 2 ngày 05 tháng 12 năm 2011
Toán:	 100 trừ đi một số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ : dạng 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): Đặt tính rồi tính
 40-5, 60-16
B. bài mới:
 * GTB: Liên hệ từ bài cũ
HĐ1: (7’):Hướng dẫn tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100-36 và 100-5.
a) 100-36: Viết phép trừ 100-36 lên bảng.
- Khuyến khích HS tự nêu cách tính, nếu không tính được thì gợi ý hướng dẫn như SGK.
b) 100-5: Tiến hành tương tự.
Lưu ý số o trong kết quả: 095 chỉ không trăm có thể không ghi vào kết quả.
Hđ2: (23’) Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS làm bảng con.
- Theo dõi nhận xét 
Bài 2: Tính nhẩm
Viết mẫu Hướng dẫn cách nhẩm.
Bài 3: ( giảm tải)
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- HS tự nêu vấn đề cần phải giải quyết.
- 1 HS nhắc lại cách thực hiện.
- Cả lớp làm bảng con, 2 HS lên bảng làm. Nhận xét bài của bạn.
-
 100 100 ;. 
 4 - 9
 96 91 
- Đọc mẫu - nghe trả lời
- Làm bài chữa bài
100 – 20 = 80
100 – 70 = 30
..
Nêu cách thực hiện phép tính vừa học
-HS lắng nghe
Tập đọc:	 hai anh em
I. Mục tiêu:
 1. Đọc: đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: đám ruộng, rình, nuôi. 
 Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
 Bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài. 
 2. HiểuTN: công bằng, kỳ lạ
 - ý nghĩa: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em 
II. đồ dùng dạy học: 	- SGK, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:: (3’): Yêu cầu HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi bài Tiếng võng kêu.
B. bài mới: 
 * GTB: Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hđ1: (32’) Hướng dẫn luyện đọc bài.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn đọc toàn bài
a) Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng đHướng dẫn HS đọc.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, khó.
- Ghi bảng từ giải nghĩa. 
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nghe - nhận xét.
 Tiết 2
Hđ1: (7’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Lúc đầu hai anh em chia lúa thế nào?
- Người em nghĩ gì và đã làm gì?
- Người anh nghĩ gì và làm gì?
- Người anh cho thế nào là công bằng?
- Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em.
Hđ 3: (23’): Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn HS thi đọc bài theo đoạn trong cả bài (phân vai)
C. củng cố và dặn dò: (5’)
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi SGK đọc thầm. 
- HS tiếp nối nhau đọc mỗi em một câu đến hết bài.
- HS luyện đọc từ khó
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS tìm cách đọc, luyện đọc câu.
+ “Ngày mùa............ngoài đồng”
+ “Nếu phần lúa...........công bằng”
- HS đọc chú giải.
- Chia nhóm 4 luyện đọc bài.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Chia lúa thành hai đống bằng nhau.
- “anh mình........công bằng”
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- “Em ta sống............công bằng”
Ra lấy lúa của mình bỏ vào phần của em.
- Chia cho em phần nhiều hơn.
- Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau.
- Thi đọc bài.
 -1 HS nhắc lại ND bài
-HS lắng nghe
- VN luyện đọc bài.
 Thứ 3 ngày 06 tháng 12 năm 2011 
Toán:	 tìm số trừ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tìm x trong các BT dạng : a – x = b( với a,b là các số ko quá hai chữ số)bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính(biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu)
- Nhậnbiết số trừ ,số bị trừ, hiệu
- áp dụng để giải bài toán dạng tìm số trừ chưa biết.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, bảng con
Ii. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC: (3’) Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1: (10’) Hướng dẫn tìm số trừ:
- Nêu đề toán: Có 10 ô vuông sau khi lấy đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hãy tìm số ô vuông lấy đi.
- Số ô vuông lấy đi đsố chưa biết xđhình thành: 10 – x = 6
- Chỉ từng thành phần của phép tính yêu cầu gọi tên.
- Yêu cầu nêu cách tìm số trừ.
- Yêu cầu 1 số HS nhắc lại qui tắc.
- Hướng dẫn HS cách trình bày.
Hđ2: (20’) Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1( giảm tải cột 2) Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Theo dõi nhận xét 
Bài 2 :( giảm tải cột 4,5) Treo bảng phụ, Yêu cầu HS nêu cách tìm số trừ, số bị trừ, hiệu.
Bài 3: Toán giải
Ghi bảng tóm tắt.
- Theo dõi nhận xét 
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nêu cách tìm số trừ
- Nhận xét giờ học
- Đặt tính, tính: 100-4, 100-32
- Tính nhẩm: 100-30, 100-50-30
- Nghe nhắc lại đề toán
- HS đọc phép tính
- Số bị trừ, số trừ, hiệu
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu
- 3 HS nhắc lại
- Các dấu bằng thẳng cột
- Tìm số trừ.
- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng làm, chữa bài- nêu cách làm.
15 – x = 10 ;.
 X = 15 – 10 
 X = 5
- Nêu cách làm, làm bài
- 1 HS chữa bài trên bảng
- Đọc đề bài, nêu tóm tắt, làm bài, chữa bài.
Bài giải
Số ô tô đã rời bến là:
35 - 10 = 25 (ô tô)
Đ/S: 25 ô tô.
- 3 HS nhắc lại cách tìm số trừ
- HS lắng nghe
chính tả:	 tuần 15
Tập chép : Hai anh em
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn: “Đêm hôm ấy.....phần của anh” trong bài Hai anh em.
-Trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép.
- Tìm đúng các từ có chứa âm đầu x/s, ât/âc
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ đoạn chép, VBT.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’) Gọi 3 HS lên bảng làm BT 2 tiết trước.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học.
Hđ1: (20’) Hướng dẫn tập chép
- Treo bảng phụ yêu cầu đọc đoạn chép.
- Đoạn văn kể về ai?
- Người em đã nghĩ gì và làm gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- ý nghĩa của người em được viết ntn?
- Những chữ nào được viết hoa?
- GV đọc từ khó cho HS viết
+ Theo dõi sửa sai cho HS 
- Chép bài.
- Chấm chữa bài 
+ Chấm 8 bài nhận xét, sửa lỗi phổ biến.
Hđ2: (7’) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài:
- Theo dõi nhận xét 
(trái cây, mái nhà, đất đai,...)
Bài 3a: Gọi 2 nhóm HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét đKL đúng
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bài của mình.
- 2 HS đọc
- Người em
- Anh mình .......công bằng.
- 4 câu
- Trong dấu ngoặc kép
- Đêm, anh, nếu nghĩ
- nghĩ, nuôi, đám ruộng
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- 2 HS đổi vở soát lỗi ghi ra lề.
- Tìm từ có chứa vần ai, ây.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm chữa bài.
- Các nhóm làm trong 2’ đội nào xong trước, đúng là thắng cuộc.
HS dưới lớp làm VBT
Bác sĩ, sáo sậu, sơn ca, xấu.
Tập viết: 	 chữ hoa: N
I. Mục tiêu: 
- Viết Đúng chữ hoa N theo cỡ vừa và nhỏ ;chữ và câu ứng dụng Nghĩ ; Nghĩ trước nghĩ sau 
 - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học: 
Chữ mẫu N .
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): - Yêu cầu HS viết chữ M và cụm từ ứng dụng.
B. bài mới:
 * GBT: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1 (5’): Gắn chữ mẫu và yêu cầu nhận xét.
- GV nêu quy trình viết
- GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ N.
- GV theo dõi nhận xét. 
Hđ2 (7’): Hướng dẫn viết từ,câu ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng.
Giới thiệu câu ứng dụng.
- Yêu cầu giải nghĩa câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS nhận xét câu ứng dụng.
- Yêu cầu viết bảng con chữ Nghĩ.
- Nhận xét sửa sai.
Hđ3 (18’): Hướng dẫn viết vở.
- Nêu yêu cầu viết
- Lưu ý tư thế ngồi, cách trình bày.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn:
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Quan sát và nhận xét: Chữ N cao 5li, gồm 4 nét.
- HS lắng nghe, quan sát
- HS quan sát, lắng nghe
- Viết 2 lần chữ N
- Đọc : Nghĩ
- Đọc: Nghĩ trước nghĩ sau.
- Suy nghĩ chín chắn trước khi làm.
- Nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các chữ.
- Viết bảng con 2 lần
- Viết theo yêu cầu của GV.
-HS lắng nghe
- Viết bài ở nhà. 
Thứ 4 ngày 07 tháng 12 năm 2011
Tập đọc:	 bé hoa
I. Mục tiêu:
1. Đọc: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó: lớn lên, ngoan, nắn nót.
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giữa các cụm từ.
2. Hiểu: TN: đen láy
Nội dung: Hoa rất yêu thương em, Hoa còn biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’) Gọi HS đọc bài Hai anh em, trả lời câu hỏi.
B. bài mới: 
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1: (23’) Luyện đọc bài.
- GV đọc mẫu Hướng dẫn giọng đọc.
tình cảm, nhẹ nhàng.
a) Đọc từng câu.
- Theo dõi HS đọc phát hiện từ học sinh đọc sai ghi bảng đHướng dẫn đọc đúng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn câu luyện đọc bài.
+”Hoa yêu em.....em ngủ”
+”Đêm nay...chưa về”
c) Đọc bài theo nhóm.
- Theo dõi sửa sai cho HS. 
Hđ2: (7’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Em biết những gì về gia đình bạn Hoa?
- Em Nụ đáng yêu như thế nào?
- Hoa đã làm gì giúp mẹ?
- Trong thư gửi bố Hoa kể chuyện gì và mong ước điều gì?
C. củng cố và dặn dò: (3’)
- Hoa ngoan như thế nào?
- Ơ nhà em làm gì giúp bố mẹ.
- Nhận xét giờ học.
- VN luyện đọc bài.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết.
- HS luyện đọc từ khó
- HS nói tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Tìm cách đọc và luyện đọc.
- Chia nhóm 3, lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe, chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc bài.
- Gia đình hoa có 4 người, bố Hoa đi làm xa, mẹ Hoa, Hoa, em Nụ mới sinh ra. 
- Môi đỏ hồng, mắt đen láy.
- Ru em ngủ, trông em giúp mẹ.
- Em Nụ rất ngoan, Hoa đã hát hết các bài ru em và mong ước bố về sẽ dạy em thêm nhiều bài hát nữa.
- Biết giúp mẹ và yêu em bé.
- Kể việc em đã làm.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán:	 đường thẳng
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng.
 - Nhận biết 3 điểm thẳng hàng.
-Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm bằng thước và bút.
 -Biết ghi tên đường thẳng.
II. đồ dùng dạy học:	
 Thước thẳng.
iII. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’) Gọi HS lên bảng làm và nêu cách là ... 
A. KTBC:(3’): Gọi 2 HS lên bảng.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1 (30’): Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm ghi kết quả và báo cáo kết quả.
Bài 2: ( giảm tải cột 3,4) Tính.
Lưu ý cách đặt tính.
Bài 3: Tìm x (SGK).
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số trừ
Lưu ý cách trình bày.
Bài 4: (giảm tải)
- KL: Qua 1 điểm có rất nhiều đường thẳng.
C. củng cố và dặn dò: (3’)
- Khái quát nội dung ôn tập.
- Nhận xét giờ học.
- Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A, P
- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, vẽ hình.
- Làm bài, nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- Làm bảng con, 4 HS lên bảng chữa bài nêu cách làm.
12 – 7 = 5 ;.
14 – 7 = 7
.
HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập; tự làm BT- HS tiếp nối lên bảng làm BT
-
 56 38 ;. 
 18 - 9
 38 29 
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập. 2 HS nhắc lại cách tìm số trừ, cả lớp tự làm bài, 2 HS lên bảng làm -chữa bài nêu cách làm.
- Nêu cách vẽ, làm bài, chữa bài. 3 HS lên bảng vẽ.
- HS lắng nghe
Chính tả:	 tuần 15 
Nghe- viết: Bé Hoa
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bé Hoa.
- Tiếp tục luyện tập phân biết các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: s/x.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. đồ dùng dạy học: - bảng con , VBT
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): GV đọc từ: Bác sĩ, chim sâu, xấu.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1 (20’): Hướng dẫn nghe viết.
- Đọc bài viết
- Em Nụ đáng yêu ntn?
- Trong đoạn trích có những từ nào phải viết hoa.
- GV đọc từ khó cho HS viết bảng con.
Theo dõi nhận xét sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Chấm chữa bài.
+ Chấm 10 bài, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
Hđ2 (10’): Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: Tìm từ có chứa tiếng vần ai hoặc ay.
- GV ghi bảng kết quả.
Bài 3: Điền vào chỗ trống x/s
- GV ghi bảng BT2.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học
- HS viết bảng lớp và bảng con.
- 2 HS đọc lại bài.
- Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
- Bây, Hoà, Mẹ, Nụ, Có là những tiếng đầu câu và tên riêng.
- yêu, mãi, võng, ngủ.
- Nghe viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi ghi ra lề.
- Nêu yêu cầu bài tập và đọc những gợi ý.
- HS làm bài vào nháp - nêu kết quả cả lớp nhận xét.
- Tự làm bài vào vở, lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét 
- Ôn luyện ở nhà.
Thứ 6 ngày 09 tháng 12 năm 2011.
Toán:	 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100..
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính 
- Biết giải toánvới các số có kèm đơn vị cm có lời văn.
II. đồ dùng dạy học : - bảng con
II. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): Yêu cầu HS chữa bài tập 2,3 SGK.
B. bài mới:
 * GTB: nêu mục tiêu bài học
hđ1: (30’) Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Tính nhẩm
- Theo dõi nhận xét
Bài 2: ( giảm tải cột 2) Đặt tính rồi tính
- Theo dõi nhận xét
Bài 3: Ghi kết quả tính.
Bài 4: ( giảm tải)
Bài 5: Toán giải
Củng cố bài toán về ít hơn.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quá nội dung ôn tập
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng làm 
- HS tự làm bài, đọc chữa bài.
- Nêu yêu cầu bài tập, làm bảng con, 2 HS lên bảng làm bài, HS khác chữa bài nêu cách làm.
- HS nêu cách làm: tính từ trái qua phải.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- HS đọc đề, tóm tắt, tự làm bài, 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
Tập làm văn:	 tuần 15
I. Mục tiêu: 
1. Nghe và nói: Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp.
	2. Viết: Viết đoạn văn ngắn kể về anh ,chị em của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ BT1, VBT
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): Yêu cầu HS làm bài tập 1 tuần 14.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học.
Hđ1 (30’): Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại lời của Nam.
- Lưu ý HS nêu chia vui 1 cách tự nhiên, thể hiện được thái độ vui mừng.
Bài 2: Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên.
- Yêu cầu HS không nói lại lời của Nam.
- Theo dõi, nhận xét. 
Bài 3: Viết đoạn văn kể về anh chị em của mình.
- Kể về anh chị em kể những gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Theo dõi chỉnh sửa cho HS. 
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học
- VN xem lại bài.
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
- Nêu yêu cầu bài học, cả lớp đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau nhắc lại lời của Nam.
- HS nêu yêu cầu bài tập và nắm được yêu cầu bài tập.
- HS tiếp nối nhau phát triển ý kiến. Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập và nắm được yêu cầu bài tập.
- Tên của người ấy, đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy. Tình cảm của em với người ấy.
- HS tự làm bài, đọc bài của mình, cả lớp nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
kể chuyện:	 hai anh em
I. Mục tiêu:
 Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý
Nói được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng.
-HS khá ,giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Gợi ý ghi bảng phụ, tranh bài bài tập đọc
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(5’) Gọi 2 HS kể nối tiếp câu chuyện Câu chuyện bó đũa.
B. bài mới:
 * GTB: Giới thiệu qua tranh SGK.
Hđ1: (30’) Hướng dẫn HS kể chuyện.
a) Hướng dẫn kể lại từng phần theo gợi ý.
- Treo bảng phụ có gợi ý.
- Kể theo nhóm: chia nhóm 3, yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét bạn kể.
Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý.
b) Nói ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2:
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn 4.
- Yêu cầu HS nói ý nghĩa của hai anh em.
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu 4 HS kể nối tiếp.
- Gọi HS nhận xét 
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ học. 
- HS thực hiện yêu cầu 
- Đọc gợi ý.
- 3 HS trong nhóm lần lượt kể từng phần câu chuyện. HS khác lắng nghe sửa cho bạn.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Mỗi nhóm kể 1 đoạn.
- Đọc yêu cầu 
- 2 HS đọc đoạn 4, cả lớp theo dõi.
- - Người anh: Em mình tốt quá/ Hoá ra em làm chuyện này/.....
- Người em: Anh thật tốt với em/.....
- 4 HS kể nối tiếp đến hết chuyện.
- Nhận xét theo yêu cầu 
- 1 HS kể
- Anh em phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- VN tập kể chuyện.
hoạt động tập thể:	 Sinh hoạt lớp- Hát về chú bộ đội
I. Mục tiêu: 
- Giáo dục HS ý thức tham gia hoạt động tập thể, yêu thích hoạt động tập thể.
II. Hoạt động dạy học:
1. GTB: Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn sinh hoạt: (30’)
a) Lớp trưởng cho lớp nhận xét, bình xét thi đua các tổ, từng cá nhân.
- GV nhận xét chung, giáo nhiệm vụ tuần tới cho lớp, các tổ và cá nhân HS.
b) Hát về chú bộ đội:
 - Chia nhóm yêu cầu HS thảo luận chuẩn bị tiết mục hát (múa).
- Lần lợt các nhóm lên trình diễn trớc lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn tiết mục hay.
3. Củng cố và dặn dò: -
********************************
Đạo đức:	 (Chiều thứ 3) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
-Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học 
 Thẻ màu
II. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có lợi ích gì?
B. bài mới:
 * GBT: GV liên hệ từ tiết 1
HĐ 1: ( 14’): Đóng vai xử lý tình huống.
- HS đóng vai xử lý tình huống ở BT3 (VBT đạo đức)
- GV nhận xét 
- Em thích nhân vật nào nhất? Tại sao?
đGVKL
Hđ2: (11’) Thực hành làm sạch đẹp lớp học.
- Tổ chức cho HS thực hành
đGVKL
Hđ3: (5’) Trò chơi: Tìm đôi
- GV phổ biến luật chơi 
Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc một câu trả lời bài tập 6 (VBT).
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét đánh giá.
- KL chung
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời
MT: Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS lên trình bày tiểu phẩm.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- MT: HS biết được việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Quan sát xung quanh lớp xem lớp đã sạch đẹp chưa.
- Xếp dọn lại lớp học cho sạch đẹp.
- Quan sát lớp học sau khi dọn và phát biểu cảm tưởng.
- MT: HS biết phải làm gì trong tình huống cụ thể để giữ trường lớp sạch đẹp.
- HS nghe.
- Thực hiện trò chơi: đọc nội dung đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình đ 1 đôi.
- Làm BT5 VBT
- HS lắng nghe
- Thực hiện theo bài học
tự nhiên và xã hội Trường học
I. Mục tiêu: HS biết:
- Nói được tên trường, địa chỉ của trường mình và kể được một số phòng học, phòng làm việc,sân chơi,vườn trường của em.
- Tự hào và yêu quý trường học của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 	- Hình vẽ trong SGK trang 32,33.
iII Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’) Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
B. bài mới: 
 * GBT: Liên hệ từ trường mình để giời thiệu bài.
Hđ1: (10’): Quan sát trường học.
- b1: Tổ chức cho HS tham quan trường học để khai thác nội dung: tên trường, các lớp học, sân trường, vườn trường.
- b2: Tổ chức tổng kết buổi tham quan.
- GVKL. 
Hđ2: (9’): Làm việc với SGK.
- Hướng dẫn HS quan sát H3,4,5,6 SGK và trả lời câu hỏi SGK.
b2: Làm việc cả lớp.
Hđ3: (8’) Trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch
MT: HS biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình .
- Gọi HS tự nguyện tham gia trò chơi (7 HS)
- Phân vai và cho HS nhập vai.
- Yêu cầu HS diễn trước lớp.
C. củng cố và dặn dò: (3’)
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS trả lời.
MT: HS biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình.
- Đứng ở sân trường để quan sát lớp học, phân biết khối lớp, các phòng chức năng của trường.
- Nhớ lại cảnh quan của trường nêu trước lớp.
MT: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện...
- 2 HS một cặp quan sát và trả lời câu hỏi.
- 1 số HS trả lời trớc lớp.
- Xung phong tham gia chơi
- Hướng dẫn viên, nhân viên thư viện,..
- Diễn trước lớp HS khác nhận xét 
- Làm bài 1,2,3 VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_15_nam_hoc_2011.doc