Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 12

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 12

Tập đọc

 Sự tích cây vú sữa

I. Mục tiêu:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trơn toàn bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, la cà, nơi, bao lâu, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nơ trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xòe cành, vỗ về, ai cũng thích, (MT, MN).

- Nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ.

 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.

II. Chuẩn bị:

 

doc 38 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
 Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trơn toàn bài.
Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, la cà, nơi, bao lâu, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nơ trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xòe cành, vỗ về, ai cũng thích,  (MT, MN).
Nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa.
Bảng ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động:
Ổn định 1’: H hát
Bài cũ 4’:
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: đọc thuộc lòng bài thơ Thương ông, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.
Nhận xét.
Giới thiệu 1’: Sự tích cây vú sữa
Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc sau đó luyện đọc.
d) Đọc từng đoạn
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lần 1 dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ khó. Khi giải nghĩa, GV đặt câu hỏi trước cho HS trả lời, sau đó mới giải thích chính xác lại nghĩa các từ hoặc cụm từ đó (đã giới thiệu ở phần Mục tiêu). Lần 2 yêu cầu 4 HS đọc liền nhau.
Chi nhóm và yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2.
Hỏi: Vì sao cậu bè quay trở về?
Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó?
Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
Theo em sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa?
Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ.
1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe và theo dõi trong SGK.
Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu, hoặc một số từ khác phù hợp với tình hình học sinh.
Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
Một hôm,/ vừa đói,/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà.//
Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra,/ ngọt thơm như sữa mẹ.//
Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.//
Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi/ và gọi đó/ là cây vú sữa.//
Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
+ HS1: Ngày xưa chờ mong
+ HS2: Không biết như mây
+ HS3: Hoa rụng vỗ về.
+ HS4: Trái cây thơm cây vú sữa.
Luyện đọc theo nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
Đọc thầm.
Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng.
Đọc thầm.
Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh.
Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.
Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ.
Một số HS phát biểu. VD: Mẹ ơi, con đã biết lỗi rồi, mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lóng./ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ đi chơi xa nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mỗi dãy đại diện 3 hs đọc nối tiếp bài.
1 hs đọc lại toàn bài.
Hs đọc.
Nhận xét .
Củng cố, dặn dò 3’:
Cho HS đọc lại cả bài.
Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt. Nhắc nhở, phê bình các em chưa chú ý.
Toán
Tìm số bị trừ
Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
Aùp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan.
Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
II. Chuẩn bị:
Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học.
Kéo.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’ : 
2 HS sửa bài 3, 1HS sửa bài 4
Nhận xét .
3. Giới thiệu 1’: Tìm số bị trừ
4. Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Tìm số bị trừ
Bài toán 1
- Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Còn lại 6 ô vuông.
- Làm thế nào để biết rằng còn lại 6 ô vuông?
- Thực hiện phép tính 10-4=6
Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10-4=6 (HS nêu, GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi).
Hoạt động 2: Rút ra quy tắc
 10	-	4	=	6 
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
Bài toán 2: Có 1 mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Làm thế nào ra 10 ô vuông?
- Thực hiện phép tính 4+6=10
- Nêu: Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
X – 4 = 6
- Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì? Khi HS trả lời, GV ghi bảng: x = 6 + 4
- Thực hiện phép tính 4+6.
- Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Là 10
- Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng.
x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- x gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6?
- Là số bị trừ.
- 6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6?
- Là hiệu.
- 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6?
- Là số trừ.
- Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại.
- Nhắc lại quy tắc.
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài.
- Làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- 3 HS lần lượt trả lời:
Tại sao x = 8 + 4 ?
Tại sao x = 18 + 9 ?
Tại sao x = 25 + 10
- Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 4 = 8, 8 là hiệu, 4 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ (2 HS còn lại trả lời tương tự).
Bài 2:
- Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
- HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống?
- Bài toán cho biết gì về các số cần điền?
- Là số bị trừ trong các phép trừ.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài.
- Gọi 1 HS đọc chữa bài.
- Đọc chữa (7 trừ 2 bằng 5, điền 7 vào ô trống) bài.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm.
Có thể hỏi thêm:
+ Cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước.
+ Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm.
- Dùng chữ cái in hoa.
5. Củng cố, dặn dò 3’:
Tổng kết giờ học.
- Chuẩn bị bài mới
Kể chuyện
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
Biết kể lại đoạn 1 câu chuyện bằng lời của mình.
Dựa và ý tóm tắt kể lại đoạn 2 câu chuyện.
Biết kể lại đoạn cuối câu chuyện theo tưởng tượng.
Kể lại được cả nội dung câu chuyện, biết phổi hợp giọng điệu, cử chỉ, nét mặt cho hấp dẫn.
II. Chuẩn bị:
Bảng ghi các gợi ý tóm tắt nội dung đoạn 2.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bà và cháu, sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Nhận xét.
3. Giới thiệu 1’: Sự tích cây vú sữa
Yêu cầu HS nhắc lại tên bài tập đọc, sau đó giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Hỏi: Kể bằng lời của mình nghĩa là như thế nào?
Yêu cầu 1 HS kể mẫu (có thể đặt câu hỏi gợi ý: Cậu bé là người như thế nào? Cậu ở với ai? Tại sao cậu bỏ nhà ra đi? Khi cậu bé ra đi, người mẹ làm gì?)
Gọi thêm nhiều HS khác kể lại. Sau mỗi lần HS kể lại yêu cầu các em khác góp ý, bổ sung, nhận xét.
kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt từng ý
Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện.
Yêu cầu HS thực hành kể theo cặp và theo dõi HS hoạt động.
Gọi một số em trình bày trước lớp. Sau mỗi lần HS kể GV và HS cả lớp dừng lại để nhận xét.
Kể đoạn 3 theo tưởng tượng
Hỏi: Em mong muốn câu chuyện kết thúc thế nào?
GV gợi ý cho mỗi mong muốn kết thúc của các em được kể thành 1 đoạn.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV có thể cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện cho đến hết hoặc cho HS kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện.
Đọc yêu cầu bài 1.
Nghĩa là không kể nguyên văn như SGK.
HS khá kể: Ngày xưa, có một cậu bé rất lười biếng và ham chơi. Cậu ở cù ...  và 5 que tính rời.
- Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính. Để bớt 5 que tính, ta bớt 3 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 2 que. Ta còn 8 que tính rời.
- Thao tác theo GV.
- Tiếp theo, bớt 1 chục que nữa, 1 chục là 1 bó, ta bớt đi 1 bó que tính. Như vậy còn 3 bó que tính và 8 que rời là 38 que tính.
- 53 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
- Còn lại 38 que tính.
- Vậy 53 trừ 15 bằng bao nhiêu?
- 53 trừ 13 bằng 38.
 53
- 1 5
 38
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
Hỏi: Em đã thực hiện tính như thế nào?
- Hỏi tiếp: Em thực hiện tính như thế nào?
- Viết 53 rồi viết 15 xuống dưới 53 sao cho 5 thẳng 	cột với 3, 1 thẳng với cột 5 chục. Viết dầu – và kẻ vạch ngang.
- 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HỌC SINH tự làm vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài.
- Yêu cầu HỌC SINH nhận xét bài bạn.
- HS nhận xét bài bạn. Hai HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Yêu cầu nêu cách tính của 83 – 19, 63 – 36, 43 – 28.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc yêu cầu.
- Hỏi : Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
 53
-17
 36
 83
- 39
 44
 63
-24
 39
- Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng; số bị trừ trong một hiệu; sau đó cho HS tự làm bài.
- Nhắc lại quy tắc và làm bài.
- Kết luận về kết quả của bài.
Bài 4:
- Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
- Hình vuông.
- Muốn vẽ được hình vuông chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Nối 4 điểm với nhau.
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Hoạt động 3: Củng cố
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 53 – 15.
Nhận xét tiết học.
Tổng kết 1’:
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 53 - 15 (có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà).
Rút kinh nghiệm:
Chính tả
Mẹ
I. Mục tiêu:
Chép lại chính xác đoạn từ Lời ru suốt đời trong bài Mẹ.
Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt iê/yê/ya, phân biệt r/gi, thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần chép: nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS nghe và viết lại chính xác các từ mắc lỗi, cần phân biệt của tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Giới thiệu 1’: 
Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung
- GV đọc toàn bài 1 lượt.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Hỏi: Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
- Mẹ đuợc so sánh với những ngôi sao, với ngọn gió.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu HS đếm số chữ trong các câu thơ.
- Có câu có 6 chữ (đọc các câu thơ 6 chữ), có câu có 8 chữ (đọc các câu 8 chữ). Viết xen kẽ, một câu 6 chữ rồi đến 1 câu 8 chữ.
- Hướng dẫn: Câu 6 viết lùi vào 1 ô li so với lề, câu 8 viết sát lề.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Cho HS đọc rồi viết bảng các từ khó.
- Đọc và viết các từ: lời ru, gió, quạt, thức, giấc tròn, ngọn gió, suốt đời
- Theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa lỗi sai cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a) Cách tiến hành
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài (đọc thành tiếng).
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
b) Lời giải
Bài 1
Đêm đã khuya. Bốn bền yên tĩnh. Ve đã lặng vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.
Bài 2
a) gió, giấc, rồi, ru.
b) cả, chẳng, ngủ, của, cũng, vẫn, kẻo, võng, những, tả.
5. Củng cố, dặn dò 3’:
Tổng kết chung về giờ học.
Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai. Làm lại các bài tập chính tả còn mắc lỗi.
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Các phép trừ có nhớ dạng: 13 – 5; 33 – 5; 53 – 15.
Giải bải toán có lời văn (toán đơn giản bằng một phép trừ).
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
Các hoạt động:
Ổn định 1’: H hát
Bài cũ 4’:
3 HS sửa bài 2, 1HS sửa bài 4.
Nhận xét , cho điểm.
Giới thiệu 1’: Luyện tập
Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1:Củng cố phép trừ dạng 13 – 5, 33 – 5, 53 – 15
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Hỏi: Khi đặt tính phải chú ý điều gì?
- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
- Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 33 – 8; 63 – 35; 83 – 27.
- 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài và thông báo kết quả.
- Yêu cầu so sánh 4 + 9 và 13.
- Ta có 4 + 9 = 13
- Yêu cầu so sánh 33 – 4 – 9 và 33 – 13.
- Có cùng kết quả là 20.
- Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 bằng 33 – 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng).
- Hỏi tương tự với các trường hợp khác.
Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Giải toán có lời văn
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Đọc đề bài.
- Hỏi: Phát cho nghĩa là thế nào?
- Phát cho nghĩa là bớt đi, lấy đi.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì?
- Thực hiện phép tính 63 – 48.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa.
Bài giải
Số quyển vở còn lại là:
63 – 48 = 15 (quyển)
	Đáp số: 15 quyển.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Hoạt động 3: Củng cố
Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kiến tha mồi.
Chuẩn bị: Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn:
73 – 5	13 – 6	 	24	48
Cách chơi: Xem tiết 50.
Tổng kết 1’: 
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 12
I. Mục tiêu:
Đọc và hiểu bài Gọi điện.
Biết và ghi nhớ một số thao tác khi gọi điện.
Trả lời các câu hỏi về các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại.
Viết được 4 đến 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể.
II. Chuẩn bị:
Máy điện thoại (nếu có).
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Bài cũ 4’:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà (Bài 3 - Tập làm văn – Tuần II).
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Giới thiệu 1’: 
GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lân bảng lớp.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
Hoạt động 1:Bài 1
- Gọi HS đọc bài Gọi điện
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS làm miệng ý a. (1 HS làm, cả lớp nhận xét).
Thứ tự các việc phải làm khi gọi điện là:
Tìm số máy của bản trong sổ.
Nhấc ống nghe lên.
Nhấn số
- Yêu cầu HS khác làm tiếp ý b.
Ý nghĩ của các tín hiệu:
+ “Tút” ngắn liên tục là máy bận.
+ “Tút” dài, ngắt quãng là máy chưa có người nhấc, không có ai ở nhà.
- Đọc câu hỏi ý c và yêu cầu trả lời.
- Em cần giới thiệu tên, quan hệ với bạn (là bạn) và xin phép bác sao cho lễ phép, lịch sự.
- Nhắc nhở cho HS ghi nhớ cách gọi điện, một số điều cần chú ý khi nói chuyện qua điện thoại.
Hoạt động 2: Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gọ 1 HS khác đọc tình huống a.
- Đọc tình huống a.
- Hỏi: Khi bạn em gọi điện đến bạn có thể nói gì?
Nhiều HS trả lời. Ví dụ:
+ A lô! Ngọc đấy à. Mình là Tâm đây. Bạn Lan lớp mình vừa bị ốm. Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy.
+ A lô! Chào Ngọc. Mình là Tâm đây mà. Mình muốn rủ bạn đi thăm Lan, cậu ấy bị cảm
- Hỏi tiếp: Nếu em đồng ý, em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn.
- Đến 6 giờ chiều nay, mình qua nhà đón cậu rồi hai đứa mình đi nhé!
- Tiến hành tương tự với ý b. Chú ý nhắc HS từ chối khéo để bạn không phật ý.
- Yêu cầu viết vào Vở bài tập sau đó gọi một số HS đọc bài làm.
- Thực hành viết bài.
- Chấm một số bài của HS.
5. Củng cố, dặn dò 3’:
Tổng kết giờ học.
Nhắc các em ghi nhớ các điều cần chú ý khi gọi điện thoại.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_12.doc