Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16

Tập đọc

Tiết (46, 47): CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM.

I.Mục đích yêu cầu:

-Biết đọc đúng, rõ ràng toàn bài; Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. TLCH trong SGK.

HiểuND:Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

 

doc 16 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: 
Ngày soạn:
Ngày dạy:	Tập đọc 
Tiết (46, 47): CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM.
I.Mục đích yêu cầu:
-Biết đọc đúng, rõ ràng toàn bài; Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. TLCH trong SGK.
HiểuND:Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Bé Hoa” và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Từ khó: Nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, rối rít, vuốt ve, 
- Đọc theo nhóm.- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: Tung tăng, bó bột, bất động, mắt cá chân, 
- Đọc cả lớp. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài( HS trung bình, yếu lặp lại câu trả lời đúng).. 
a) Bạn của bé ở nhà là ai ?
b) Khi bé bị thương, Cún đã giúp bé như thế nào ?
c) Những ai đến thăm bé ? Vì sao bé vẫn buồn ?
d) Cún đã làm cho bé vui như thể nào ?
đ) Bác sĩ nghĩ rằng bé mau lành là nhờ ai ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai( HS TB,Y chọn vai tuỳ thích). 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh
- Đọc trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm, thi đọc từng đoạn rồi cả bài. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần. 
- Bạn của bé ở nhà là Cún bông con chó của nhà Hàng xóm. 
- Khi bé bị thương Cún đã đi tìm người giúp. 
- Bạn bè đến thăm bé nhưng bé vẫn buồn vì nhớ Cún. 
- Cún mang cho bé khi thì tờ báo lúc thì cái bút chì, 
- Chính Cún đã làm cho bé mau lành. 
- Học sinh các nhóm lên thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất. 
Toán 
Tiết (76): NGÀY, GIỜ.
I.Mục tiêu:
-Nhận biết 1ngày có 24 giờ ,24 giờ trong một ngàyđược tính từ 12giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
 -Biết các buổI và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày
. -Biết xem giở đúng trên đồng hồ. .(HS khá - giỏi làm bài tập: 3)
 -Nhận biết thờI điểm khoảng thờI gian,các buổI sang, trưa,chiều,tốI, đêm.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Mặt đồng hồ bằng bìa, đồng hồ điện tử. 
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài 4 / 75. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu ngày, giờ. 
- Yêu cầu học sinh nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm. 
- Giáo viên giới thiệu giờ trên mặt đồng hồ. 
- Mỗi ngày được chia ra các buổi khác nhau: sáng, trưa, chiều, tối, đêm. 
- Giáo viên giới thiệu 1 ngày có 24 giờ tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. 
- Hướng dẫn giờ trên đồng hồ và cách gọi các giờ. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Bây giờ là ban ngày.
- Học sinh đọc tên các giờ trên đồng hồ. 
- Học sinh nhắc lại: Một ngày được chia làm các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm. 
- Nhắc lại
- Học sinh nêu cách gọi tên các giờ khác nhau. 
Bài 1: học sinh làm miệng. 
- Em tập thể dục lúc 6 giờ. 
- Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa) 
- Em chơi bóng lúc 5 giờ Chiều. 
- Lúc 7 giờ tối em xem phim truyền hình. 
- Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ. 
Bài 2: Học sinh quan sát tranh rồi đồng hồ để tranh nào thích hợp với đồng hồ nào thì nối vào đồng hồ đó. 
Bài 3: Học sinh làm vào vở. 
15 giờ hay 3 giờ chiều
20 giờ hay 8 giờ tối
Kể chuyện 
Tiết (16): CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM.
I.Mục đích yêu cầu:
Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. 
. II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Hai anh em”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Kể từng đoạn theo tranh( HS TB,Y). 
+ T1: Bé cùng Cún chơi trong vườn. 
+ T2: Bé bị vấp ngã, Cún chạy đi tìm người giúp. 
+ T3: Bé nằm trên giường bệnh, bạn bè thay nhau đến thăm. 
+ T4: Cún giúp bé lấy báo, khi thì cây bút chì, bé và Cún chơi rất vui vẻ. 
+ T5: Bác sĩ nói bé mau bình phục là nhờ có Cún. 
- Cho học sinh kể theo vai
- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nhìn vào gợi ý kể trong nhóm
- Học sinh kể trong nhóm. 
- Học sinh các nhóm nối nhau kể trước lớp. 
- Đại diện các nhóm kể. 
- Cả lớp cùng nhận xét nhóm kể hay nhất. 
- Học sinh kể theo vai( HS trung bình, yếu chọn vai tuỳ thích). 
- Đóng vai kể toàn bộ câu chuyện. 
- Cả lớp cùng nhận xét tìm nhóm kể hay nhất. 
- Một vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- 4 Học sinh nối nhau kể
Đạo đức
Tiết (16): GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I.Mục tiêu: 
-Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự,vệ sinh nơi công cộng.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự,vệ sinh nơi công cộng.
-Thực hiện giữ trật tự,vệ sinh nơi ở trường,lớp, đường làng, ngõ xóm.
-GDMT:Vệ sinh sạch sẽ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa; Phiếu thảo luận nhóm. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Phân tích tranh. 
- Cho học sinh quan sát tranh sâu đó lần lượt nêu các câu hỏi để học sinh thảo luận. 
- Kết luận: Một số học sinh đang chen lấn, xô đẩy nhâu trong buổi biểu diễn văn nghệ. Như vậy sẽ gây mất trật tự làm ảnh hưởng tới người khác. 
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống. 
- Giáo viên đưa một số tình huống qua tranh yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết. 
- Kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, 
* Hoạt động 4: Đàm thọai
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi để học sinh trả lời. 
- GDMT: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người, giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là giúp cho công việc của con người được thuận lợi
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh quan sát tranh. 
- Thảo luận trả lời. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Học sinh nhắc lại kết luận. 
- Từng nhóm học sinh thảo luận( HS trung bình, yếu 1,2 ý). 
- Tự phân vai lên đóng vai. 
- Các nhóm lên đóng vai. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Học sinh nối nhau trả lời câu hỏi của giáo viên. 
- Nhắc lại kết luận. 
Toán 
Tiết (77): THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu: 
-Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
-Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ, 17giờ, 23giờ.(HS khá - giỏi làm bài tập: 3)
-Nhận biết các hoạt động sinh hoạt,học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Các hình vẽ trong sách giáo khoa, một số đồng hồ các loại. 
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài 3/77. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành. 
Bài 1: 
- Cho học sinh quan sát tranh, liên hệ thực tế để trả lời. 
Bài 2: Câu nào đúng câu nào sai ?
- Cho học sinh lên bảng thi làm nhanh. 
Bài 3: Cho học sinh lên thực hành. quay trên đồng hồ. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời. 
- An đi học lúc 7 giờ ứng với đồng hồ b. 
- Đồng hồ a chỉ An thức dậy lúc 6 giờ. 
- Đồng hồ c chỉ thời gian An đi đá bóng. 
- Đồng hồ d chỉ thời gian An xem phim. 
- Học sinh quan sát tranh. 
- Thảo luận nhóm. 
- Các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp cùng nhận xét chốt lời giải đúng. 
Câu a: Đi học đúng giờ là sai. 
Câu b: Đi học muộn giờ là đúng. 
Câu c: Cửa hàng đã mở cửa là sai. 
Câu d: Cửa hàng đóng cửa là đúng. 
Câu e: Lan tập đàn lúc 20 giờ là đúng. 
Câu g: Lan tập đàn lúc 8 giờ sáng là sai.
- Học sinh lần lượt lên thực hành quay trên đồng hồ. 
Chính tả 
Tiết (31) Tập chép: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM.
I. Mục đích yêu cầu: 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2;BT(3)a/b
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng nhóm. Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm viết các từ trong bài tập 3b/125. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Vì sao từ bé trong bài phải viết hoa ?
- Trong hai từ bé dưới đây từ nào là tên riêng? Bé là một cô bé yêu loài vật. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: Quấn quýt, bất động, giúp, mau lành, 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1a: Tìm 3 tiếng có vần ui, 3 tiếng có vần uy. 
Bài 2a: Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch( HS trung bình, yếu tìm được 2,3 từ). 
- Cho học sinh làm vào vở. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Hoạt động 4 ... M LỊCH.
I.Mục tiêu: 
Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày đó là thứ mấy trong tuần lễ..(HS khá - giỏi làm bài tập: 2)
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 năm 2007. 
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài 2/79. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm miệng
- Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng 1 năm 2007. 
- Tháng 1 có mấy ngày ?
- Tháng 1 có mấy ngày thứ bảy ?
- Có mấy ngày chủ nhật ?
- Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ?
Bài 2: xem tờ lịch của tháng tư rồi cho biết: 
- Các ngày thứ sáu của tháng tư là các ngày nào ?
- Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày nào ? Thứ ba tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 30 tháng 4 là ngày mấy ?
- Tháng 4 có mấy ngày ?
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh quan sát tờ lịch tháng 1. 
- Tháng 1 có 31 ngày. 
- Tháng 1 có 5 ngày thứ bảy. 
- Có 4 ngày chủ nhật. 
- Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ hai. 
- Học sinh xem lịch rồi trả lời: 
- Các ngày thứ sáu của tháng 4 là: 2, 9, 16, 23, 30. 
- Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4 thì thứ ba tuần trước là ngày 19. Thứ ba tuần sau là ngày 27. 
- Ngày 30 tháng 4 là thứ sáu. 
- Tháng 4 có 30 ngày. 
Thủ công 
Tiết (16): GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG 
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU (tiết 2)
I.Mục tiêu:
 -Biết cách gấp,cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp ,cắt,dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô.Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Biển báo giao thông bằng giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu. 
- Cho học sinh quan sát mẫu biển báo bằng giấy. 
- Yêu cầu học sinh nêu lại qui trình gấp, cắt, dán biển báo. 
- Cho học sinh nêu các bước thực hiện. 
* Hoạt động: Hướng dẫn gấp mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp tưng bước như trong sách giáo khoa. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
- Cho học sinh làm
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
- Nhận xét chung. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nhắc lại các bước gấp, cắt, dán biển báo. 
- Bước 1: Gấp hình tròn. 
- Bước 2: Cắt hình tròn. 
- Bước 3: Dán hình tròn. 
- Học sinh theo dõi. 
- Tập gấp theo giáo viên. 
- Học sinh thực hành. 
Ngày soạn:.
Ngày dạy:.
Chính tả 
Tiết (32) Nghe viết: TRÂU ƠI !
I. Mục đích yêu cầu: 
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài CT, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
-Làm được BT2;BT(3)a/b. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng nhóm. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng viết: Đồi núi, tàu thủy, tùy ý. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Bài viết này là lời của ai nói với ai ?
- Chữ cái đầu mỗi câu thơ viết như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: Quản công, nông gia, ruộng, ngoài đồng. 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au( Hs trung bình, yếu tìm1,2 tiếng)
Bài 2a: Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. 
- Nhận xét bài làm của học sinh đúng.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2, 3 học sinh đọc lại. 
- Của người nói với trâu. 
- Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa. 
- Học sinh luyện viết bảng con. 
- Học sinh nghe giáo viên đọc chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
Bài 1: Làm miệng. 
Ao
cháo, mào, giáo, rao, tháo, báo, 
Au
cháu
Màu, giàu, lau, rau, thau, báu, 
Bài 2a: Học sinh làm theo nhóm. 
- Đại diện học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
Tr
cây tre, buổi trưa, ông trăng, con trâu, nước trong. 
Ch
che nắng, chưa ăn, chăng dây, châu báu, chong chóng. 
Tập làm văn 
Tiết (16): KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT.
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I.Mục đích yêu cầu: 
-Dựa vào câu và mẫu cho trước ,nói được câu tỏ ý khen (BT1).
-Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà(BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày(BT3).
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một vài học sinh lên bảng làm bài tập 3/126. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đặt câu. 
- Học sinh làm miệng. 
Bài 2: Yêu cầu học sinh kể về con vật nuôi trong nhà mà em biết( Hs trung bình, yếu). 
Bài 3: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình( HS khá, giỏi). 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh trả lời miệng. 
+ Chú cường khỏe quá!
+ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!
+ Bạn nam học giỏi quá!
- Mỗi lần học sinh nói xong Giáo viên cùng học sinh cả lớp nhận xét đánh giá luôn. 
- Nối nhau phát biểu. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- Một số học sinh đọc bài của mình. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
T1: Bò; 	T2: Chó. 
T3: Gà; 	T4: Ngựa. 
T5: Trâu; 	T6: Mèo. 
- Học sinh tự lập thời gian biểu một buổi của mình. 
- Đọc cho cả lớp nghe. 
Toán 
Tiết (80): LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
-Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày tháng.
-Biết xem lịch. .(HS khá - giỏi làm bài tập: 3)
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài 2 / 74. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1:( Hs trung bình, yếu) Yêu cầu học sinh lên nối đồng hồ đúng với câu tương ứng. 
Bài 2: Cho học sinh làm miệng. 
a) Cho học sinh nối nhau nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 5. 
b) Xem tờ lịch trên rồi cho biết: 
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy ?
- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là ngày nào?
- Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5. Thứ tư tuần này là ngày nào ? Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 
8 giờ sáng; 20 giờ
2 giờ Chiều; 21 giờ
9 giờ tối; 14 giờ.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp cùng nhận xét chốt lời giải đúng. 
Câu a ứng vơi đồng hồ d. 
Câu b ứng với đồng hồ a. 
Câu c ứng với đồng hồ c. 
Câu d ứng với đồng hồ b. 
- Nối nhau nêu các ngày còn thiếu vào tờ lịch tháng 5. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Học sinh xem lịch rồi trả lời. 
- Ngày 1 tháng 5 năm là thứ bảy. 
- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là: 1, 8, 17, 22, 29. 
- Thứ tư tuần trước là ngày 5, thứ tư tuần sau là ngày 19. 
- Học sinh lần lượt lên thực hành quay kim trên mặt đồng hồ. 
Tự nhiên xã hội
Tiết (16): CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
	Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ trong SGK trang 34,35.
- Một số bộ thẻ bằng bìa ghi tên một số thành viên trong nhà trường ( Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, thư viện...)
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
* Trường học gồm có những khu vực nào?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
HĐ1: Làm việc với SGK
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
- HD h/s quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc sau:
+ Gắn từng thẻ bìa vào từng hình vẽ cho hợp với nội dung.
+ Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Kết luận:
HĐ2: Thảo luận về các thành viên và những công việc của họ trong trường của mình
 Yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung sau:
- Trong trường bạn biết những thành viên nào? Họ làm những công việc gì?
-Nói về tình cảm và thái độ của bạn về từng thành viên đó?
- Để thể hiện thái độ yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, bạn sẽ làm gì?
+ Yêu cầu đại diện các nhóm vài h/s lên trình bày
+ Kết luận:
4. Hoạt động nối tiếp:
 Trò chơi " đó là ai?"
+ 1h/s lên bảng quay lưng lại, em khác treo tấm bìa lên lưng bạn.
+ Những h/s khác nói các thông tin về thành viên trên tấm bìa ( họ làm gì? ở đâu? khi nào?)
+ HS bị treo bìa phải đoán được khi được nghe các thông tin, nếu nghe 3 thông tin mà không đoán được thì bị phạt hát 1 bài.
- Nhận xét giờ học.
- Lớp hát.
- HS lên bảng, nhận xét, nhắc lại.
- Theo dõi.
* Làm việc theo nhóm 6:
- Các nhóm nhận yêu cầu của nhóm mình, 1em nêu lại yêu cầu.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu cần thiết.
- Vài em nhắc lại.
* Làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm nhận việc của mình.
- Thảo luận trong nhóm.
- Tập trả lời trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trước lớp trình bày
- Nhóm khác nhận xét nhắc lại.
* HS chơi trò chơi:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_16.doc