Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 33 - Năm học: 2009-2010

Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 33 - Năm học: 2009-2010

TUẦN 33 Ngày

Soạn ngày: 2/5/2010

Dạy ngày: Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010

TẬP ĐỌC

 BÓP NÁT QỦA CAM

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó.

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.

- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.

* Hỗ trợ cho học sinh cách ngắt nghỉ.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Bài cũ: Tiếng chổi tre

2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 33 - Năm học: 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 33 Ngày
Soạn ngày: 2/5/2010
Dạy ngày: Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
TẬP ĐỌC 
 BÓP NÁT QỦA CAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó.
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
* Hỗ trợ cho học sinh cách ngắt nghỉ.
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Bài cũ: Tiếng chổi tre
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu HS đọc từng câu + luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn HS chia đoạn và ngắt giọng câu dài.
- Yêu cầu một số HS đọc đoạn và giải nghĩa từ.
- Tổ chức cho HS đọc bài theo nhóm. Báo cáo.
- Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
=> Chốt lại giọng đọc của bài
-1 HS đọc lại bài. 
-HS nối tiếp đọc câu + từ khó.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
-Luyện ngắt giọng câu văn dài.
- 1 số HS đọc theo yêu cầu.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc đoạn.
- Lớp đọc đồng thanh 1 đoạn.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của các từ mới. Hiểu được ý nghĩa của truyện.
- GV đọc mẫu tồn bài lần 2
+ Giặc Nguyên cĩ âm mưu gì đối với nước ta ?
+ Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ?
+ Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ?
+ Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nĩng lịng muốn gặp vua ?
+ Câu nĩi của trần Quốc Toản thể hiện điều gì ?
+ Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước ?
- Theo dõi
- Học sinh trả lời
+ Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Trần Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy ?
+ Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
+ Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì ?
=> Chốt lại ý đúng.
3. Củng cố – dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về học lại bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC 
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức ở những bài đạo đức đã học.
- Rèn kỹ năng ăn nói lịch sự khi đến nhà người khác. 
- Giáo dục tình cảm thương yêu, giúp đỡ người khuyết tật và bảo vệ loài vật có ích.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài. Tình huống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ :
 + Ở những nơi công cộng em phải làm gì ? 
 + Khi nhặt được của rơi em phải làm gì ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Đóng vai
Mục tiêu: HS biết cách thể hiện các tình huống theo vai.
- Giáo viên hướng dẫn chia nhóm.
- Học sinh tự đóng vai nói lời yêu cầu và đề nghị.
- Các em khác lắng nghe và và nhận xét.
+Khi nói lời đề nghị và yêu cầu chúng ta cần nói như thế nào?
 - Yêu cầu 1 số em lên đóng vai nhận và nghe điện thoại.
+ Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta phải làm gì ?
+ Khi đến nhà người khác em cần phải làm gì ?
=> Chốt lại cách xử lí hay nhất.
- Mỗi nhóm 2 học sinh. 
- Từng cặp lên đóng vai.
- Học sinh trả lời.
- Một số cặp lên trình bày.
- Học sinh tự trả lời.
Hoạt động 2 : Kể 1 số hành động giúp đỡ người tàn tật.
Mục tiêu: HS kể được một số hành động giúp đỡ người tàn tật.
- Hướng dẫn chia nhóm và sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận
- Yêu cầu 1 số nhóm lên trình bày.
- Giáo viên và các em khác nhận xét tuyên dương.
+ Đối với người tàn tật em phải làm gì?
+ Kể tên 1 số loài vật có ích, cách chăm sóc, bảo vệ?
=> Nhận xét chốt lại cách xử lí đúng. 
- Thảo luận theo nhóm
- Cử đại diện lên trình bày.
- Học sinh nêu.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương một số em học tốt. 
- Dặn học sinh về học bài và thực hiện tốt những hành vi đạo đức đã học.
--------------------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
- Học sinh vận dụng luyện tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
* Hỗ trợ cho học sinh cách so sánh các số trong phạm vi 1000.
* Điều chỉnh: Bài 3/168
II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: Luyện tập chung 
 Tìm x: x + 200 = 700 x – 400 = 1000
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập 
Mục tiêu chung: Học sinh làm được các dạng bài tập.
Bài 1 : Viết các số 
Mục tiêu: HS đọc và viết được các số theo yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. Gọi sửa bài, nhận xét 
=> Chốt kết quả đúng
Bài 2 : Số?
Mục tiêu: HS điền số đúng theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng và nêu kết qủa bài của mình nếu bạn có kết qủa khác của mình.
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng và ghi điểm.
Bài 4 : > < = 
Mục tiêu: HS biết cách so sánh và điền đúng dấu.
* Hỗ trợ cách so sánh các số trong phạm vi 1000.
 - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó giải thích cách so sánh 
=> Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Bài 5 : Viết số 
Mục tiêu: HS viết được các số có 3 chữ số theo yêu cầu
- Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con. 
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. 
- 1 HS đọc đề toán
- 2 HS lên bảng,1 em đọc 1 em viết. Lớp làm vào nháp.
- 1 em trả lời.
-2 em lên bảng, lớp làm nháp
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu đề.
- Cả lớp làm bài, 1 em lên đọc kết quả bài làm của mình.
-1 học sinh nêu 
-3 HS lên bảng. Lớp làm b/c
- Theo dõi bài bạn, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Soạn ngày: 3/5/2010
Dạy ngày: Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
TẬP VIẾT 
CHỮ HOA V (KIỂU 2 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết viết chữ V hoa kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng : Việt Nam thân yêu theo cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp.
* Hỗ trợ cho học sinh quy trình viết chữ hoa V (kiểu 2).
II. CHUẨN BỊ: Mẫu chữ hoa V ( Kiểu 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Bài cũ:
 Gọi học sinh lên viết chữ Q(kiểu 2) và cụm từ ứng dụng.
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ v hoa ( kiểu 2) 
Mục tiêu: Học sinh viết chữ hoa V ( kiểu 2) đúng quy trình.
- Đính chữ mẫu.
+ Chữ V hoa giống chữ hoa nào các em đã học?
+ Chữ V hoa gồm mấy nét ? Là mhững nét nào ?
+ Chữ v hoa cao mấy li ?
-Vừa giảng quy trình viết vừa tô chữ trong khung chữ : Từ điểm đặt bút trên đường ĐKN 5, ta viết nét móc 2 đầu, điểm dừng bút ở ĐKN 2. Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, điểm dừng bút ở ĐKN 6. Từ đây đổi chiều bút viết nét cong dưới nhỏ cắt nét 2 uốn lượn tạo thành một vòng xoắn nhỏ. Điểm dừng bút ở ĐKN6.
- Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ.
- Yêu cầu học sinh viết chữ V trong không trung và sau đó viết vào bảng con.
* Hỗ trợ cho quy trình viết chữ hoa V (kiểu 2).
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi.
-Quan sát, suy nghĩ và trả lời
-Học sinh viết theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
Mục tiêu: HS viết cụm từ ứng dụng theo cỡ vừa và nhỏ đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
- Yêu cầu học sinh đọc cụm từ ứng dụng.
- Giải thích: Việt Nam là Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
+ Cụm từ có mấy tiếng ? Là những tiếng nào ?
+ So sánh chữ V với chữ i ?
 + Những chữ nào có cùng độ cao với chữ V và cao mấy li?
+ Khi viết chữ Việt ta viết nét nối giữ chữ V và chữ i như thế nào?
- Yêu cầu học sinh viết chữ Việt vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
 - Học sinh đọc
- Học sinh trả lời 
-Học sinh viết 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở.
Mục tiêu: HS viết bài vào vở đúng theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh lần lượt viết vào vở.
- Theo dõi uốn nắn, chú ý cách cầm viết, tư thế viết.
- Thu và chấm 1 số bài. Nhận xét.
-Học sinh viết 
3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tuyên dương.
- Về viết bài ở nhà. Xem trước bài kế tiếp.
--------------------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 ( TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh các số, thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- Học sinh vận dụng luyện tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
* Hỗ trợ cho HS cách sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
* Điều chỉnh: Bài 4 c/169
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết các số: 
 Hai trăm năm mươi bảy, ba trăn mười lăm, tám trăm sáu mươi bảy.
2. Bài mới:Giới thiệu bài, ghi bảng.
 ...  ?
+ Lời nói của bạn áo hồng là lời nói an ủi . Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói như thế nào ?
- Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn học sinh bị ốm .
- Khen những học sinh nói tốt.
Bài 2 : 
 - Yêu cầu học sinh đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tình huống a. 
- Hãy tưởng tượng em là bạn học sinh trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế em sẽ đáp lại lời cô như thế nào?
- Gọi HS lên đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp.
- Gọi 1 số cặp học sinh trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài trình bày trước lớp .
Bài 3 : Viết đoạn văn ngắn
Mục tiêu: HS viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- Hằng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như : bế em , quét nhà , cho bạn mượn bút . Bây giờ các em sẽ hãy kể cho các bạn cùng nghe nhé .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài theo hướng dẫn :
+ Việc tốt của em (hoặc của bạn em ) là việc gì? 
+ Việc đó diễn ra lúc nào ?
+ Em (bạn em ) đã làm việc ấy như thế nào ? (Kể rõ hành động , việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt )
+ Kết qủa của việc làm đó ?
+ Em (bạn em ) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó ?
- Gọi học sinh trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
- 1 học sinh đọc đề.
- HS quan sát và trả lời.
- HS nối tiếp phát biểu
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 học sinh đọc sgk.
- 1 vài em nhắc lại.
- HS nối nhau phát biểu. 
-2 HS lên đóng vai 
-Các nhóm thảo luận 
-Một số cặp trình bày 
-1 học sinh đọc đề.
-Học sinh suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể .
-5 HS kể lại việc tốt của mình
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Làm bài trong vở bài tập.
------------------------------------------------------------------
TOÁN 
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố:
 - Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. Giải bài toán bằng một phép tính nhân. Tìm số bị chia, thừa số.
- Học sinh vận dụng kiến thức vào làm các bài luyện tập.
- Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn học.
* Hỗ trợ cho học sinh cách trình bày dạng bài tính giá trị biểu thức số.
* Điều chỉnh: Bài 4 /172
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, Phiếu bài tập 1/ 172
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Bài cũ: Ôn tập về phép cộng và phép trừ ( tt)
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu chung: HS thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. Giải bài toán bằng một phép tính nhân. Tìm số bị chia, thừa số.
Bài 1 và bài 2: 
Mục tiêu: HS có kĩ năng tính nhanh dựa vào các bảng nhân và bảng chia.
Bài 1 : Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán. 
- Yêu cầu học sinh làm tiếp phần b.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Nhận xét bổ sung
Bài 2 : Tính 
- Yêu cầu HS tự làm bài, nêu cách thực hiện phép tính của từng biểu thức trong bài.
-Nhận xét bài và cho điểm học sinh.
Bài 3 : Giải bài toán có lời văn
Mục tiêu: HS giải được bài toán bằng 1 phép tính nhân.
- Gợi ý tìm hiểu đề, tóm tắt và yêu cầu HS giải
- Chữa bài cho điểm học sinh.
Bài 5: Tìm x
Mục tiêu:HS tìm số bị chia, thừa số thành thạo
- Yêu cầu HS tự làm và nêu cách làm.
=> Chốt lại cách tìm số bị chia, thừa số.
- 1 HS đọc đề bài.
-Làm bài vào phiếu.
-4 học sinh lên bảng làm bài.
-4 học sinh lên bảng lần lượt trả lời
- 1 HS đọc đề bài.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
-Học sinh nêu.
-HS đọc đề và phân tích đề toán.
-HS làm theo yêu cầu. Giải vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài.
-1 học sinh đọc đề bài 
-2 HS làm bảng, lớp làm vở.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà ôn luyện bài và làm các bài tập được giao. Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 33
I/ MỤC TIÊU:
- HS nắm được ưu khuyết điểm chính trong tuần 33, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tồn tại trong tuần. Nắm được kế hoạch tuần 34.
- Biểu dương những HS có nhiều thành tích trong học tập và các hoạt động khác, nhắc nhở HS còn mắc những tồn tại cần sửa chữa.
- Giáo dục học sinh có tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ nhau.
II/ CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Nhận xét hoạt động tuần 33
Ưu điểm:
+ Đạo đức và nề nếp : 
 Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Có ý thức cao trong học tập. 
 HS tham gia tốt các hoạt động chung của trường. 
 Đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập, đi học chuyên cần.
 Ra vào lớp đúng giờ, đảm bảo nề nếp của lớp. 
+ Học tập : 
 Có nhiều cố gắng, chuẩn bị bài chu đáo khi tới lớp, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. Trong lớp hăng hái xây dựng bài. 
 Tích cực học mới, ôn cũ vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
 Những HS có nhiều thành tích trong học tập.
Nhược điểm:
 - HS thực hiện chưa tốt việc rèn chữ, giữ vở: Ka Huệ, K’ Thánh, K’ Pis
 - Một số HS chuẩn bị bài chưa thật chu đáo, chưa tích cực trong học tập .
* Các hoạt động khác: 
- Thực hiện chưa thật tốt an toàn vệ sinh thực phẩm (vẫn còn tình trạng ăn quà vặt)
- Chấp hành tương đối tốt về an toàn giao thông (Khi đi biết đi bên phải đường)
- Tham gia sôi nổi các phong trào thi đua do nhà trường phát động.
2. Phương hướng tuần 34:
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong học tập.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Hoạt động ngoài giờ: 
- Tham gia các phong trào thi đua do nhà trường phát động sôi nổi.
- Thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm (Không ăn quà vặt, luôn ăn chín uống sôi)
- Nghiêm chỉnh chấp hành tốt an toàn giao thông (Khi đi cần đi bên phải đường)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao . 
- Học sinh có kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh, phân biệt được Trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng.
- Giáo dục học sinh yêu thích tìm hiểu thiên nhiên.
 II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ:
+ Nêu cách tìm phương hướng bằng mặt trời? ( Tuấn)
+ Nêu có mấy hướng chính, là những hướng nào? ( Nhu)
2.Bài mới :Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vẻ đẹp và tác dụng của Mặt Trăng.
- Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi :
Bức tranh chụp cảnh gì ?
Em thấy Mặt Trăng hình gì ?
Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì ?
Aùnh sáng của Mặt Trăng như thế nào , có giống Mặt Trời không ?
- Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt trăng ( Về hình dạng , ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất ).
-Học sinh trả lời .
-Học sinh nghe và ghi nhớ .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của mặt trăng.
Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của Mặt Trăng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau :
Quan sát bầu trời em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì 
Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? 
Có phải đêm nào cũng có trăng hay không ?
- Yêu cầu 1 số nhóm trình bày .
èKết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm  Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm không có trăng (Những đêm cuối tháng và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt Trăng khuyết sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần .
- Cung cấp cho học sinh bài thơ :
 Mùng một lưỡi trai 
 Mùng hai lá lúa
 Mùng ba câu liêm
 Mùng bốn lưỡi liềm
 Mùng năm liềm giật
 Mùng sáu thật trăng .
- Giải thích một số từ khó hiểu: Lưỡi trai, lá lúa, câu liêm ( Chỉ hình dạng của trăng theo thời gian )
-1 nhóm nhanh nhất trình bày. Các nhóm khác chú ý nghe để nhận xét, bổ sung .
-Học sinh nghe và ghi nhớ .
-1, 2 học sinh đọc bài thơ . 
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS nhận biết về hình dạng của các vì sao.
- Yêu cầu học sinh htảo luận cặp đôi các nội dung sau : Khi nào nắng em cảm thấy thế nào ?
Trên bầu trơi về ban đêm , ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì ? 
Hình dạng của chúng như thế nào ? 
Aùnh sáng của chúng như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh trình bày .
 Kl :Các vì sao có hình dạng như đốm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống như Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác . 
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
-Cá nhân học sinh trình bày
-Lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại. 
3. Củng cố – dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và tìm thêm những câu ca dao tục ngữ liên quan đến Mặt Trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_thu_33_nam_hoc_2009.doc