Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học 2011-2012

Tiết 1 TẬP ĐỌC

BƯU THIẾP.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Đọc

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.

Hiểu :

- Hiểu ý nghĩa của các từ : bưu thiếp, nhân dịp.

- Hiểu được nội dung của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư.

2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.

3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu được ích lợi của bưu thiếp trong thông tin liên lạc.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 3, ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 TẬP ĐỌC
BƯU THIẾP.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.
Hiểu :
- Hiểu ý nghĩa của các từ : bưu thiếp, nhân dịp.
- Hiểu được nội dung của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư.
2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu được ích lợi của bưu thiếp trong thông tin liên lạc.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cu :Gọi 3 em đọc 3 đoạn của bài : Sáng kiến của bé Hà.
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì thư với giọng rõ ràng rành mạch.
-Giáo viên đọc mẫu từng bưu thiếp (tình cảm, nhẹ nhàng)
-Hướng dẫn luyện đọc.
Đọc từng câu ( Đọc từng bưu thiếp)
-Giảng từ : Nhân dịp.
-Chú ý từ : Năm mới.
-Đọc bưu thiếp 2.
-Đọc phong bì thư
-Giáo viên hướng dẫn đọc một số câu :
-Đọc chú giải.
-Giới thiệu một số bưu thiếp.
-Nhận xét, cho điểm.
Đọc trong nhóm .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu được ý nghĩa của bưu thiếp trong thông tin liên lạc.
-Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai ? Gửi để làm gì?
-Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai ? Gửi để làm gì?
-Bưu thiếp dùng để làm gì?
-Em hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật của ông bà, chú ý chúc thọ khi ông bà trên 70, và viết bưu thiếp ngắn gọn.
Truyền đạt : Khi viết phong bì thư phải ghi rõ địa chỉ người nhận,và ghi rõ địa chỉ người gửi,
-GV nhận xét.
3.Củng cố : Bưu thiếp dùng để làm gì ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò- Hỏi bố mẹ người trong gia đình, họ hàng nội ngoại.
-3-5 em đọc và trả lời câu hỏi “Sáng kiến của bé Hà”
-Thời khóa biểu.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em đọc lần 2.
-2-3 em đọc.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu
-Chúc mừng năm mới!/
-Nhân dịp năm mới,/ cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ/ và nhiều niềm vui.//
- Phát âm đúng : Bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.
-HS luyện đọc bưu thiếp 2 và đọc phong bì.
-Người gửi :// Trần Trung Nghĩa// Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận//
Người nhận :/ Trần Hoàng Ngân// 
18/ đường Võ Thị Sáu// thị xã Vĩnh Long// tỉnh Vĩnh Long//
-1 em đọc chú giải “bưu thiếp”
-Chia nhóm đọc.
-Thi đọc giữa các nhóm
-Đọc thầm.
-Cháu gửi cho ông bà. Chúc mừng năm mới.
-Của ông bà gửi cháu, để báo tin đã nhận bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
-Chúc mừng, thăm hỏi, thông báo tin tức.
-Học sinh viết bưu thiếp và phong bì thư.
-1 em đọc.Nhận xét.
-Nhiều em nối tiếp nhau đọc
-Chúc mừng, thăm hỏi, thông báo tin tức.
-Thực hành viết bưu thiếp khi cần..
Tiết 2 TOÁN.
11 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 11 – 5.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 11 – 5 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
- Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép trừ.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thuộc bảng trừ, giải toán đúng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
-Ghi : 80 – 6 60 – 27 70 – 3 
-Nêu cách đặt tính và tính
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Phép trừ 11 - 5
Mục tiêu : Biết cách thực hiện phép trừ : 
11 – 5.Lập và thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.
a/ Nêu vấn đề :
-Bài toán : Có 11 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Có bao nhiêu que tính ? bớt đi bao nhiêu que ?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính em phải gì ?
-Viết bảng : 11 – 5.
b / Tìm kết quả .
-Em thực hiện bớt như thế nào ?
-Hướng dẫn cách bớt hợp lý.
-Có bao nhiêu que tính tất cả ?
-Đầu tiên bớt 1 que rời trước.
-Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que nữa ? Vì sao?
-Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que rời, bớt 4 que còn lại 6 que.
-Vậy 11 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính ?
-Vậy 11 – 5 = ?
-Viết bảng : 11 – 5 = 6
c/ Đặt tính và thực hiện .
d/ Bảng công thức : 11 trừ đi một số.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : luyện tập.
Mục tiêu : Ap dụng bảng trừ đã học để giải bài toán có liên quan. Củng cố tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
Bài 1 :
-Khi biết 2 + 9 = 11, có cần tính 9 + 2 không Vì sao ?
-Khi biết 9 + 2 = 11 có thể ghi ngay kết quả của 11 – 9 và 11 – 2 không ? Vì sao ?
-Em hãy làm tiếp phần b.
Bài 2:
-Nhận xét.
Bài 3 :
-Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ?
Bài 4 :
-Cho nghĩa là thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Đọc bảng công thức 11 trừ đi một số. 
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- HTL bảng trừ.
-3 em lên bảng làm.
-Bảng con.
-11 trừ đi một số : 11 - 5
-Nghe và phân tích.
-11 que tính, bớt 5 que.
-Thực hiện 11 – 5.
-Thao tác trên que tính. Lấy 11 que tính, bớt 5 que, suy nghĩ và trả lời, còn 6 que tính.
-1 em trả lời.
-Có 11 que tính (1 bó và 1 que rời)
-Bớt 4 que nữa. Vì 1 + 4 = 5
-Còn 6 que tính.
-11 – 5 = 6.
-Vài em đọc : 11 – 5 = 6.
-1 em lên bảng đặt tính và nêu cách làm :
 Viết 11 rồi viết 5 xuống dưới
 -5 thẳng cột với 1(đơn vị). Viết
 6 dấu trừ và kẻ gạch ngang.
-Trừ từ phải sang trái, 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1,1 trừ 1 bằng 0.
-Nhều em nhắc lại.
-Thao tác trên que tính tìm kết quả. HS nối tiếp nhau nêu kết quả. Ghi vở.
-HTL bảng công thức. Đồng thanh.
-3 em lên bảng làm.Lớp làm bảng con.
-Không cần vì khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
-Có thể ghi ngay vì 2 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 2 = 11, khi lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia.
-Làm phần b và đọc kết quả.
-Làm bài và TLCH. Nêu cách thực hiện 11 – 7, 11 – 2.
-1 em đọc đề.
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
-Làm vở BT.
11 11 11
-7 -8 -3
 4 3 8
-Đọc đề, tóm tắt và giải.
-Bớt đi.
-1 em đọc.
-HTL bảng trừ.
Tiết 3 TẬP VIẾT
CHỮ H HOA. - HAI SƯƠNG MỘT NẮNG.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
- Viết đúng, viết đẹp chữ H hoa; cụm từ ứng dụng : Hai sương một nắng theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa H sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ H hoa. Bảng phụ : Hai, Hai sương một nắng.
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết chữ G, Góp vào bảng con’
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
 Mục tiêu : Biết viết chữ H hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ H hoa cao mấy li ?
-Chữ H hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ H hoa được viết bởi 3 nét cơ bản : Nét 1 :Kết hợp 2 nét cong trái,
lượn ngang. Nét 2 : Kết hợp 3 nét khuyết ngược, 
khuyết xuôi và móc phải. Nét 3 : nét thẳng đứng nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết.
-Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
Chữ H hoa. 
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
B/ Viết bảng :
-Hãy viết chữ H vào trong không trung.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Hai sương một nắng theo em hiểu như thế nào ?
Nêu : Cụm từ này có ý nói về sự vất vả, đức tính chịu khó, chăm chỉ của người lao động.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ Hai sương một nắng như thế nào ?
-Khi viết chữ Hai ta nối chữ H với chữ a như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết H- Hai theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
1 dòng
1 dòng
1 dòng
1 dòng
2 dòng
3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Hoàn thành bài viết trong vở tập viết.
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Chữ H hoa, Hai sương một nắng.
-Cao 5 li.
-Là kết hợp của 3 nét cơ bản : Nét 1 :Kết hợp 2 nét cong trái, lượn ngang. Nét 2 : Kết hợp 3 nét khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải. Nét 3 : nét thẳng đứng nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết.
3- 5 em nhắc lại.
-Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên ĐK 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên viết nét móc phải, DB ở ĐK 2. Lia bút lên quá ĐK 4, viết 1 nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết, DB trước ĐK2 -2-3 em nhắc lại
-Học sinh viết.
-Cả lớp viết trên không.
-Viết vào bảng con.
-Đọc : H.
-2-3 em đọc : Hai sương một nắng.
-1 em nêu : Sự cực khổ vất vả ở ngoài ruộng, người lao động phải đội nắng đội sương.
-1 em nhắc lại.
-4 tiếng : Hai, sương, một, nắng.
-Chữ H, g cao 2,5 li. chữ s cao 1,25 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Nét cong trái của chữ a chạm vào nét móc phải của chữ H.
-Đủ để viết một con chữ o.
-Bảng con : H-Hai
-Viết vở.
H H
H H
Hai
Hai
Hai sương một nắng. 
Hai sương một nắng.
-Viết bài nhà/ tr 16
Tiết 4 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
I/ MỤC TIÊU : Sau bài ôn tập, học sinh có thể :
1.Kiến thức : HS nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn uống đã được học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
-Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hóa.
-Củng cố lại các hành vi vệ sinh cá nhân.
2.Kĩ năng : Rèn thói quen ăn sạch, uống s ... ận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác trình bày đúng bài thơ Ong và cháu. Viết đúng các dấu hai chấm,mở và đóng ngoặc kép,dấu hai chấm.
a/ Ghi nhớ nội dung .
-Giáo viên đọc mẫu lần 1.
Hỏi đáp : -Bài thơ có tên là gì ?
-Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai thắng ?
-Khi đó ông đã nói gì với cháu ?
-Giải thích : Xế chiều, rạng sáng.
-Có đúng là ông thua cháu không ?
b/ Hướng dẫn trình bày.
-Bài thơ có mấy khổ thơ ? 
-Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
-Dấu hai chấm được đặt ở các câu thơ như thế nào ?
-Dấu ngoặc kép có ở các câu nào ?
-GV nói : Lời nói của ông và cháu đều được đặt trong ngoặc kép.
c/ Hướng dẫn viết từ khó :
Đọc các từ khó cho HS viết bảng con.
d/ Viết chính tả : Giáo viên đọc (Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần ).
-Đọc lại. Chấm bài.
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt c/ k, l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Chia bảng làm 2 cột cho HS thi tiếp sức.
- Nhận xét. Khen đội thắng ghi nhiều chữ.
Bài 3 a-b: Làm vào băng giấy các tiếng bắt đầu bằng l/ n hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
-Nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt .
3.Củng cố : Viết chính tả bài gì ? Giáo dục tính cẩn thận, viết chữ đẹp.Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – sửa lỗi 
-Ngày lễ.
-HS nêu những từ sai : Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
-Viết bảng con.
-Vài em nhắc tựa.
-Theo dõi, đọc thầm.
-1 em giỏi đọc lại.
-Trả lời ( 1 em ). Ong và cháu.
-Cháu luôn là người thắng cuộc.
-Ong nói :Cháu khoẻ hơn ông nhiều. Ong là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng.
-2 em nhắc lại.
-Không đúng. Ong thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.
-Có hai khổ thơ.
-Mỗicâu có 5 chữ.
-Đặt cuối các câu :
Cháu vỗ tay hoan hô :
Bế cháu, ông thủ thỉ :
-“Ong thua cháu, ông nhỉ!”
“Cháu khoẻ  rạng sáng”
-Viết bảng con.
-Nghe đọc và viết lại.
-Sửa lổi.
-Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k.-HS lên thi tiếp sức.
-Chia 2 nhóm lên viết vào băng giấy. Các em khác làm nháp.
-Ong và cháu.
-Sửa lỗi, mỗi chữ sai 1 dòng.
Tiết 4 TẬP LÀM VĂN
 KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà người thân.
-Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3-5 câu).
2.Kĩ năng : Nghe, nói, viết đúng thành thạo.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa Bài 1 trong SGK.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : 
-Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân. Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Gọi 1 em làm mẫu, hỏi từng câu.
-GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
-GV nhận xét chọn người kể tự nhiên hay nhất.
Bài 2 :Yêu cầu gì ?
-Giáo viên nhắc nhở : Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, phát hiện và sửa sai.
-Nhận xét, chấm điểm
3.Củng cố : Hôm nay học câu chuyện gì ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập kể lại và biết viết thành bài văn viết ngắn gọn.
-Theo dõi.
-Kể về người thân.
-1 em đọc yêu cầu.
-Một số HS trả lời.
-1 em giỏi kể mẫu trước lớp.
-HS kể trong nhóm
-Đại diện các nhóm lên thi kể.
-Bà em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.
-Nhận xét bạn kể.
-Làm bàiviết.
-Cả lớp làm bài viết.
-1 em giỏi đọc lại bài viết của mình
-Kể chuyện người thân.
-Tập kể lại chuyện, tập viết bài.
 Thứ 4, ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
2.Kĩ năng : Sử dụng thành thạo các từ chỉ người trong gia đình.
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa. viết sẵn bài tập 2.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : -Gọi 2 em trả lời câu hỏi :
-Ai là người sinh ra cha mẹ ?
-Ong bà sinh ra ai ?
-Anh chị em ruột của bố em gọi là gì ?
-Anh chị em ruột của mẹ, em gọi là gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Mở rộng và hệ thống hóa cho học sinh vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
Bài 1 :Yêu cầu gì ? 
-Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ?
-GV ghi bảng.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Giáo viên nhận xét, bổ sung : cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, thiếm, cậu, mợ, con dâu, con rể, cháu, chắt, chút, chít.
Bài 3 : Em nêu yêu cầu bài 3.
-Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ ?
-Họ ngoại là những người có quan hệ ruột thịt với ai .
-Giáo viên kẻ bảng làm 3 phần. Mỗi phần bảng chia 2 cột (họ nội, họ ngoại).
Họ nội
Họ ngoại
+ Ong nội, bà nội, bác, chú, thiếm, cô
+ Ong ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì, ..
-Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 4 : Yêu cầu gì ? 
-Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu ?
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
-Chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?
3.Củng cố : Dấu chấm hỏi đặt ở đâu ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài, làm bài.
-Ong bà.
-Cha mẹ.
-Bác, chú , cô, thiếm.
-Cậu, dì, mợ.
-Mở rộng vốn từ. Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
-1 em đọc : Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng trong bài : Sáng kiến của bé Hà.
-SGK/ tr 78 đọc thầm bài.
-Gạch chân các từ chỉ người trong gia đình.
-HS nêu các từ : bố, con, ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, cụ già, con, cháu.
-Vài em đọc các từ .
-Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết
-2 em lên bảng sau làm. Lớp làm vở.
-1-2 em đọc lại kết quả.
-Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.
-Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố.
-Với mẹ.
-Chia 3 nhóm thi tiếp sức, mỗi HS trong nhóm viết nhanh lên bảng 1 từ chỉ người thuộc họ nội hay họ ngoại rồi chuyền bút cho bạn.
-Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi điền vào chỗ trống.
-1 em đọc câu chuyện.-Cuối câu hỏi.
-3 em làm trên giấy khổ to.
- Lớp làm vở.
-3 em dán kết quả lên bảng. Theo dõi sửa bài.
-2-3 em đọc lại.
-Nam xin lỗi ông bà, vì chữ xấu sai chính tả, nhưng là chữ của chị Nam, vì Nam chưa biết viết.
-Cuối câu hỏi.
-Hoàn chỉnh bài tập, học bài.
Tiết 2 TOÁN.
Tiết 50 : 51 - 15
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có hai chữ số.
-Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ).
-Tập vẽ hình tam giác khi biết ba đỉnh.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Ghi : 76 -9 47 - 8 54 - 8
-Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài.
Mục tiêu : Biết đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 – 15.
A/ Nêu bài toán : Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
B/ Tìm kết quả.
-Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả.
Gợi ý : 
-51 que tính bớt 15 que tính còn mấy que tính ?
-Em làm như thế nào ? Chúng ta phải bớt mấy que ?
-15 que gồm mấy chục và mấy que tính ?
-Để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt đi 1 que tính rời (của 51 que tính), rồi lấy 1 bó 1 chục tháo ra được 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính nữa, còn 6 que tính (lúc này còn 4 bó 1 chục và 6 que tính rời). Để bớt tiếp 1 chục que tính, ta lấy tiếp 1 bó 1 chục que tính nữa. Như thế đã lấy đi 1 bó 1 chục rồi lấy tiếp 1 bó 1 chục nữa, tức là đã lấy đi “1 thêm 1 bằng 2 bó 1 chục” 5 bó 1 chục bớt đi 2 bó 1 chục còn 
3 bó 1 chục tức là còn 3 chục que tính. Cuối cùng còn lại 3 chục que tính và 6 que tính rời tức là còn 36 
que tính. Vậy 51 – 15 = 36
-Em đặt tính như thế nào ?
-Em thực hiện phép tính như thế nào?
Hoạt động 2 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ). Tập vẽ hình tam giác khi biết 3 đỉnh.
Bài 1: 81 – 46 51 – 19 61 – 25 .
Bài 2 : Xác định đề toán : đặt tính rồi tính.
-Muốn tìm hiệu em làm thế nào ?
-Giáo viên chính xác lại kết quả. Nhận xét.
Bài 3:Tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ? -Nhận xét.
Bài 4: Giáo viên vẽ hình.
-Mẫu vẽ hình gì ? 
-Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau ?
Nhận xét cho điểm.
3.Củng cố : Nêu cách đặt tính và thực hiện 51 - 15
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – học cách tính 51 – 15.
-3 em lên bảng đặt tính và tính.
-Bảng con.
-2 em HTL.
-51 - 15
-Nghe và phân tích.
-Thực hiện phép trừ 51 – 15.
-Thao tác trên que tính.
-Lấy que tính và nói có 51 que tính.
-Còn 36 que tính.
-Bớt 15 que tính.
-Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
-Vậy 51 – 15 = 36.
-1 em lên bảng đặt tính và nói. Lớp đặt tính vào nháp.
 51 Viết 51 rồi viết 15 xuống dưới
-1 5 sao cho 5 thẳng cột với 1. Viết
 36 dấu –và kẻ gạch ngang.
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái :1 không trừ được 5, lấy 11 –5 = 6, viết 6 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3. Vậy 51 – 15 = 36.
-Nhiều em nhắc lại.
-HS tự làm bài.
-3 em lên bảng làm ( nêu cách đặt tính và thực hiện ). Bảng con. 
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
-Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Làm vở.
-1 em nêu : hình tam giác.
-Nối 3 điểm với nhau.
-Cả lớp vẽ hình.
-Xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_thu_10_nam_hoc_2011.doc