Toán
12 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 12 - 8
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12- 8, lập đợc bảng 12 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 - 8.
- Làm bài 1a, bài 2, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Que tính .
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra kĩ năng tìm số hạng trong một tổng: (5')
- GV gọi 2 em lên bảng làm bài:
Tìm X: x + 12 = 4 ; x + 5 = 11
- Cho HS nhận xét, GV bổ sung cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 12 - 8 ( 7' )
- Giáo viên nêu bài toán : Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính . Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? ( Lấy 12 - 8 )
- Tìm kết quả qua thao tác que túnh
- Học sinh nêu cách tìm của mình
- Giáo viên nhắc lại cách thuận tiện nhất.
- Đặt tính và thực hiện phép tính
- Một học sinh lên bảng làm và thực hiện , cả lớp làm vào bảng con
12
- 8
4
Giáo án thi giỏo viờn giỏi trườnglần 1 Môn :Toán Lớp dạy: 2C Ngày soạn : 03-11 -2012 Ngày dạy: 05- 11 -2012 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Thứ ba, ngày 5 tháng 11 năm 2012 Toán 12 trừ đi một số : 12 - 8 I. Mục tiêu : Giúp học sinh - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12- 8, lập đợc bảng 12 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 - 8. - Làm bài 1a, bài 2, bài 4 II. Đồ dùng dạy học : GV : Que tính . Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra kĩ năng tìm số hạng trong một tổng: (5') - GV gọi 2 em lên bảng làm bài: Tìm X: x + 12 = 4 ; x + 5 = 11 - Cho HS nhận xét, GV bổ sung cho điểm. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 12 - 8 ( 7' ) - Giáo viên nêu bài toán : Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính . Hỏi còn bao nhiêu que tính ? ? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? ( Lấy 12 - 8 ) - Tìm kết quả qua thao tác que túnh - Học sinh nêu cách tìm của mình - Giáo viên nhắc lại cách thuận tiện nhất. - Đặt tính và thực hiện phép tính - Một học sinh lên bảng làm và thực hiện , cả lớp làm vào bảng con 12 - 8 4 - Một số học sinh nêu lại * Đặt tính : + Các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. + Viết kết quả thẳng hàng Hoạt động 3 : Lập bảng công thức 12 trừ đi một số : (8') - Yêu cầu học sinh tìm kết quả qua que tính để có kết quả: 12 - 3 = 9 12 - 4 = 8 ............... 12 - 9 = 3 - Giáo viên hớng dẫn học sinh học thuộc bảng công thức. Hoạt động 4: Luyện tập thực hành ( 15 phút ): Bài 1a : Tính nhẩm: ( HS TB: Hồng, Ngân, Nguyễn, ....) - Học sinh tự nhẩm và nối tiếp nhau nêu miệng kq. GVNX. - GV cho HS đọc đồng thanh lại bảng cộng. Bài 2 : Tính: - Gọi 5 học sinh lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào bảng con . - Giáo viên chấm chữa bài trên bảng. - GV củng cố cách tính. Bài 3 : HDHS làm thêm ở nhà. Bài 4: Giải toán. 1 HS K, đọc đề bài. (?)Bài toỏn cho ta biết gỡ?Bài toỏn hỏi gỡ? HS tìm phép tính để giải toán. - 1 em trình bày bài giải Bài giải: Số vở bìa xanh là: 12 - 6 = 6 ( quyển ) Đáp số: 6 quyển - Gọi một số học sinh đọc bài giải của mình. GV chữa bài. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 5 ' ) - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng trừ vừa học. - GV nhận xét, cho điểm. Nhận xét giờ học. Toán Bài toán về nhiều hơn I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Làm đươc BT1, 3. * HS K, G làm thêm bài 2. II. Đồ dùng dạy học: - GV : - 7 chấm tròn, bảng cài. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra cộng có nhớ: - Gọi 2 em lên bảng thực hiện đặt tính và tính: 38 + 15 ; 78 + 9 - HS nhận xét GV bổ sung cho điểm. * Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu giờ học. Hoạt động 2: Giới thiệu về nhiều hơn: - GV gài lần lợt 5 chấm tròn lên bảng rồi diễn tả bài toán. - GV nêu bài toán: + Hàng trên có 5 chẩm tròn.( GV gài 5 hình) + Hàng dới có nhiều hơn 2 chấm tròn .( đã có như hàng trên rồi thêm 2 hình nữa). - 1 HS K, G(Liên) nhắc lại đề toán. ? Hàng dưới có mấy chấm tròn? + Muốn biết hàng dưới có bao nhiêu chấm tròn ta làm thế nào? + HS tìm kết quả; Nêu cách trả lời cho bài toán. *Lu ý: Có thể trả lời bằng nhiều cách. - GV HD HS cách trình bày bài giải. Bài giải: Số chấm tròn có ở hàng dới là: 5 + 2 = 7 ( chấm tròn ) Đáp số: 7 chấm tròn Hoạt động 3: Thực hành: + Bài 1: HS Y, TB(Duy,Thái,Kiên): - HS đọc đề bài. - Cả lớp làm vài vở ô li, GV giúp đỡ HS Y. - 1HSTB lên trình bày bài giải, dưới lớp đối chiếu, so sánh bài. - GV nhận xét, chữa bài. + Bài 3: HS K, G, TB(Thanh,Sơn,Đạt,Liên... ): - 1em đọc đề bài, 1 HS K tóm tắt đề toán, dưới lớp tóm tắt vào vở. GV giúp đỡ HS TB, Y. - HS, GV NX tóm tắt của bạn trên bảng. - 1 HS TB lên bảng giải, cả lớp giải vào vở. * HS K, G giải xong bài 3 thì giải thêm bài 2. - HS, GV cùng nhận xét, chữa bài. Hoạt động nối tiếp * GV: ? Ta vừa học dạng toán gì? Nhiều hơn ta làm phép tính gì? - GV củng cố, khắc sâu dạng toán. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn lại bảng cộng đã học. Địa lí Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền trung (tiếp) I. Mục tiêu - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Duyên Hải miền Trung. * HS khá giỏi giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới , sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: Trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển. Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh dẹp, nhiều di sản văn hóa. II. Đồ Dùng Dạy Học - GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức về đồng bằng duyên hải miền trung - 2 HS lên đọc tên các đồng bằng duyên hải MT và chỉ trên lược đồ ? - GV nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT - Giáo viên treo bản đồ lên bảng - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi : ? Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? ( nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch ) - Yêu cầu HS quan sát hình 9, GV giới thiệu bãi biển Nha Trang. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe những bãi biển mà HS đã được đến, hoặc được nhìn thấy, được nghe thấy. - Yêu cầu HS kể trước lớp ? Điều kiện phất triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với cuộc sống của người sân ? ( HSK,G TRả Lời : ...Có thêm việc làm , tăng thu nhập ) KL: Du lịch ở ĐBDHMT phát triển người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập là cơ hội để nhân dân các vùng đến tham quan và nghỉ ngơi . - 2 HS TB, nhắc lại 3. Phát triển công nghiệp - Giáo viên hỏi HS : ? ởvị trí ven biển ĐBDHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào? (đường biển ) ? Việc đi lại bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ? (...ngành đóng tàu và sửa chữa tàu ) - Yêu cầu HS quan sát hình 10, GV giới thiệu xưởng sửa chữa tàu thuyền - GV giới thiệu: ĐBDHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường ? Kể tên các sản phẩm làm từ mía đường ? - Yêu cầu HS quan sát H11và cho biết các công việc để sản xuấtđường từ mía ? ? Qua các hoạt động tìm hiểu trên hãy cho biết: Người dân ở đồng bằng DHMT có những hoạt động sản xuất nào ? KL: Người dân ở ĐBDHMT có thêm những hoạt động kinh tế mới; phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đóng, sửa chũa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp. - HSTB, nhắc lại. 4. Lễ hội ở ĐBDHMT - Yêu cầu HS đọc SGK , vận dụng nhũng hiểu biết của mình kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT ? KL: Các HĐ lễ hội cũng là dịp để thu hút khách du lịch từ các vùng khác đến tham dự . Hoạt động nối tiếp - Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài. Tự nhiên xã hội Một số hoạt động ở trường I-Mục tiêu - Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá. - Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó. - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. II.Đồ dùng dạy học : - Các hình trong sách giáo khoa trang 46,47. III-Hoạt động dạy học Họat động 1: Quan sát theo cặp. *MT: Biết một số họat động học tập diễn ra trong các giờ học .Biết mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh , học sinh và học sinh trong từng họat động học tập. *Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý sau: -Kể một họat động học tập diễn ra trong giờ học. -Trong từng họat động đó, học sinh làm gì? giáo viên làm gì? Bước 2: Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp. VD: Học sinh có thể hỏi bạn: +Hình1 thể hiện họat động gì? +Họat động đó diễn ra trong giờ học nào? +Trong họat động đó giáo viên làm gì? Học sinh làm gì? -Học sinh ( K,G) hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn. Bước 3: -Giáo viên và học sinh thảo luận một sụ câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ thực tế bản thân. -Em thường làm gì trong giờ học? -Em có thích học theo nhóm không? -Em thường học nhóm trong giờ học nào? -Em thường làm gì khi học nhóm? -Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao? Kết luận: ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều họat động khác nhau như: Làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn. Tất cả các họat động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn. Họat động 2: Làm việc theo tổ học tập *MT: Biết kể tên những môn học học sinh được học ở trường. -Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn. -Biết hợp tác và chia sẻ với bạn. *Cách tiến hành. Bước 1: -Học sinh thảo luận theo gợi ý sau: +ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì? +Kể tên các môn học bạn được học ở trường. -Từng học sinh sẽ: +Nói tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do? +Nói tên môn học mình thích nhất và giải thich tại sao? +Kể tên những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập. - Cả tổ cùng nhận xét ai học tốt, ai cần phải cố gắng và cố gắng với môn học nào. - Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm. Bước 2: - Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Giáo viên nhận xét và bổ sung. Hoạt động nối tiếp: - Kết thúc bài học giáo viên liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của học sinh trong lớp,khen ngợi những em học chăm,học giỏi,biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở,động viên những em còn học kém,chưa chăm,
Tài liệu đính kèm: