Giáo án thi giáo viên giỏi cấp thành phố - Loài vật sống ở đâu

Giáo án thi giáo viên giỏi cấp thành phố - Loài vật sống ở đâu

I. Mục tiêu:

- Sau bài học học sinh biết:

- Loài vật có thể sống được khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.

- Hình thành lĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.

- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 56,57.

- Sưu tầm tranh ảnh các con vật.

 

doc 8 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thi giáo viên giỏi cấp thành phố - Loài vật sống ở đâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GV GIOI CAP TP
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU
I. Mục tiêu:
- Sau bài học học sinh biết:
- Loài vật có thể sống được khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.
- Hình thành lĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 56,57.
Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ:
Trong chương tự nhiên các em đã tìm hiểu xong phần cây cối rồi phải không? Để củng cố lại kiến thức đã học cô kiểm tra bài cũ. Mời các em lắng nghe câu hỏi:
- Em có thể cho biết cây cố thể sống ở đâu? Em hãy nói tên một số cây và nơi sống của chúng? 
- Em thấy cây thường được trồng ở đâu? cây có đẹp không? Em có thể làm được những việc gì để bảo vệ cây cối? 
2. Bài mới:
Qua phần kiểm tra bài cũ, các em đã biết được cây sống ở khắp nơi như trên cạn dưới nước, trên không. Thế còn loài vật chúng có thể sống ở những đâu. Bài học tự nhiên và xã hội hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
GV: Ghi bảng
Hôm nay chúng ta học bài gì?
* Để tìm hiểu xem loài vật sống ở đâu cô cùng các em tìm hiểu mục I- Gv nói và ghi bảng:
Học sinh chơi trò chơi: Chim bay cò bay.
- Bằng hiểu biết thực tế và kiến thức đã được học, thông qua màn hình nhỏ, em hãy kể về một loài vật mà em biết theo theo các nội dung sau: nêu tên con vật , chúng sống ở đâu?	
- Qua ý kiến của các em cô thấy các em rất giỏi, các em đã biết được tên một số loài vật và biết được nơi sông của chúng. Cô khen các em. Để tiếp tục tìm hiểu những nơi loài vật sống cô yêu cầu các em quan sát các hình ở trang 56,57. Chỉ và nói tên nơi con vật ưa sống, em có thể mô tả về đặc điểm của các con vật đó. Em này nói em kia bổ sung, sau đó các em đổi vai cho nhau. Cô yêu cầu các em hoạt động nhóm đôi.
	 Thời gian hoạt đông nhóm đã hết, cô mời đại diện nhóm lên báo các kết quả, nhóm nào xung phong.- Em chọn hình số mấy? ( em chọn hình số 1) . .
Qua quan sát tranh 1 các em đã nhận biết được hầu hết các loài chim ưa bay lượn trên không. Cô mời nhóm khác. Em chọn hình nào? ( hình 2). 
Gv: các em biết không ở nước ta ở cánh rừng trung trung bộ và Tây Nguyên vẫn còn loài voi sinh sống . Voi sống thành bầy đàn là loài động vật lớn sống trên mặt đất, là loài thú dữ, người ta thường săn bắt voi để lấy ngà. Voi là loài thú quý ở rừng nước ta, có nguy cơ tiệt chủng, có tên trong sách đỏ, cần được bảo vệ..
Nhóm nào có thể lên trình bày thảo luận các con vật còn lại.
GV: Các em biết không dê là loài vật sống trên cạn vì dê phàm ăn nên bầy dê có sức tàn phá, phá huỷ các thảm thực vật. Khi nuôi dê phải chăn dắt cẩn thận không được thả rông để chúng lang thang trong rừng muốn làm gì thì làm.
Như vậy các em vừa tìm hiểu xong về loài dê. Cô mời nhóm khác nói về tranh 4. 
Còn đây là con gì hả các em? 
GV: Các em có biết không trên thế giới có rất nhiều loài rắn, có loài sống dưới nước, có loài sống trên cạn. Loài rắn sống dưới nước đẻ con, loài rắn sống trên cạn thường đẻ trứng.
Cô mời 1 em nói về bức tranh 5 .
Cô mời em khác bổ sung: 
* GV chỉ và nói: Đây là con cá ngựa là loại dược liệu quý, ở vùng biển nước ta người ta khai khác bừa bãi dẫn đến có thể bị tiệt chủng. Đầu cá ngựa thẳng góc với thân. Phần trước thân rất giống hình đầu và cổ ngựa.
*GV: Các em ạ, thuỷ cung đẹp đẽ và đầy huyền bí có rất nhiều loài ưa sống dưới nước, đặc biệt là loài cá các nhà khoa học đã thống kê được 30. 000 loài cá khác nhau. Cá sống thành bầy đàn. Chúng ăn những loài cá bé hơn nên nhân gian có câu: Cá lớn nuốt cá bé. .
Qua quan sát tranh các em đã biết được những nơi loài vật có thể sống. Vậy hình nào cho em biết:
Loài vật sống trên mặt đất.
Loài vật nào sống dưới nước.
loài vật bay trên không.
GV: Loài rắn có loài ưa sống trên cạn, có loài ưa sống dưới nước. Loài sống trên cạn đẻ ra trứng, loài rắn sống dưới nước đẻ ra con.
	Bằng những hiểu biết của em về thế giới loài vật và qua quan sát tranh, em nào cho cô biết: động vật có thể sống được ở những đâu? 
- Em nào có thể nêu 1 số loài vật sống trên cạn:
- Loài vật có thể sống ở dưới nước?
- Loài vật sống bay lươn trên không
Qua lời phát biểu của các em cô thấy các em rất am hiểu loài vật. Cô khen các em. Vậy loài vật có ích lợi gì cách bảo vệ chúng ra sao cô cùng các em tìm hiểu mục 2.
- Em nào có thể nêu ích lợi của các loài chim và cách bảo vệ chúng?
 Em nào có thể nêu ích lợi của con voi và cách bảo vệ chúng.
- Nêu ích lợi của con dê?
- Nêu ích lợi của việc nuôi vịt?
- Nêu ích lợi của các loại cá tôm?
Các em đã biết được ích lợi và cách bảo vệ một số loài vật có trong tranh. Vậy theo các em loài vật có ích lợi gì? 
Để bảo vệ chúng đặc biệt là loài vật quý hiếm chúng ta phải làm gì?
Qua phần tìm hiểu bài các em đã biết loài vật sống được ở khắp nơi trên cạn, dưới nước và trên không và các em biết được ích lợi và cách chăm sóc và bảo vệ chúng. Em nào có thể cho biết số lượng loài vật có trong tự nhiên?
- Chúng có thể sống được ở những đâu? 
- Đối với loài vật có ích và quý hiếm em phải làm gì?
 Cô mời 1 em đọc phần bài học – 2 em đọc
* Tiết trước cô đã yêu cầu các em sưu tầm tranh ảnh về các loài vật. Bây giờ các em hãy trưng bày sản phẩm theo tiêu chí mà nhóm mình đã chọn, cô yêu cầu các em hoạt động nhóm 4 
	Thời gian hoạt động nhóm đã hết. cô mời đại diện các nhóm lên trưng bày và giới thiệu và thuyết minh của nhóm mình.
GV nhận xét - khen
- Cây có thể sống ở khắp nơi: trên cạn dưới nước và trên không: 
+ Cây mít sống ở trên cạn.
+ Cây ngô sống ở trên cạn
+ Cây bèo sống ở dưới nước
+ Cây hoa sen sống ở dưới nước
+ Cây phong lan và cây tầm gửi sống bám vào thân cây khác rễ vươn ra ngoài không khí để hút chất bổ.
-Cây thường được trồng ở trong rừng, trong vườn, trong sân trường, trong công viên vv..... Em thấy cây rất đẹp. Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho con người vì vậy em phải có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối như tưới cây, bắt sâu , vặt lá hỏng cho cây, vun gốc cho cây, không bẻ cành ngắt hoa....
Bài 27: Loài vật sống ở đâu?
Loài vật sống ở đâu (2 học sinh nhắc lại.)
1/ Những nơi loài vật có thể sống:
Giáo viên nhận xét
 GV mời 4 em mỗi em nói về 1 con
- Hs 1: Con hổ: nó ưa sống ở rừng sâu, là loài thú nguy hiểm. có trong sách đỏ cần phải bảo vệ.
- HS2: Con khỉ: Ưa sống trong rừng và ngoài đảo. Khỉ thích ăn quả chín.
- HS 3: Cá mập sống ở biển nó dài khoảng 3- 4 m. Nặng khoảng 450 kg.
- HS4: Cá mè: Ưa sống ở ao nước ngọt ăn rong rêu, bèo ở trong ao.
- HS 5:Chim cắt: ( diều hâu , chim ưng) ưa bay lượn trên không là chim ăn thịt.
- HS6: Bồ câu: là loài chim bay giỏi tốc độ 100 km / h.
Đây là hình ảnh loài chim đang chao lượn trên không rất cừ khôi, thỉnh thoảng chúng phải đậu dưới đất hay trên một cành cây để nghỉ vì bay lâu cũng mệt
HS1 bổ sung: Đa số các loài chim có khả năng bay lượn, cơ thể chim bao phủ bởi lớp lông vũ. Kích cỡ các loài chim cũng vô cùng phong phú. Hầu hết các loài chim đều có ích cần được bảo vệ. Các loài chim có giọng hót rất hay làm cho thiên nhiên thêm đẹp
HS1: Đây là hình ảnh đàn voi rừng: Thò ra bên ngoài miệng của con voi đực là 2 chiếc răng rất dài trông như khối ngọc trắng người ta quen gọi là ngà, voi có thể dùng ngà bẻ gẫy cây to, bẩy gốc cây lớn . Người ta thường săn bắt voi để lấy ngà để làm đồ mĩ nghệ.
HS2 bổ sung: Mũi voi dùng để ngửi để thở, mũi voi chính là vòi của con voi. Voi dùng vòi để uống nước mà không bị sặc dùng vòi cuốn lá cây, nắm cỏ, cây mía cây chuối...đưa vào miệng một cách điệu nghệ. Nó dùng vòi hút nước phun lên thân thể để tắm mát như một cái vòi sen. Voi sống ở rừng, sống thành bầy đàn.
HS1: Cơ thể dê chia thành 3 phần: Đầu, mình và chân.Dê có sừng. Cằm có túm lông dài giống râu. Dê có lông mao bao phủ. Tuỳ từng giống dê mà lông có màu sắc khác nhau
HS2: Dê đẻ nhiều háu ăn . Dê ăn được tất cả các loại lá cây quả.
HS1: Đây là hình ảnh con vịt. Vịt ưa sống và kiếm ăn dưới nước. Vịt có bộ lông vũ dày không thấm nước.
HS2:Chân vịt có màng bơi nối liền giữa các ngón chân, có tác dụng như mái chèo giúp cho việc bơi lội dễ dàng. Em trả lời rất tốt cô khen nhóm em.
+ con rắn.
HS1: Dưới biển có bao nhiêu loài cá, tôm, sò. Cá, tôm, sò ưa sống ở dưới nước.
+ Cơ thể cá gồm 3 phần: đầu, mình, đuôi, vây. Đa số các loài cá mình được che chở = vẩy. Cá bơi lội dưới nước nhờ vây và đuôi 
HS2: Tôm không có xương sống , cơ thể tôm được che chở bằng 1 lớp vỏ cứng, tôm có nhiều chân và phân thành đốt, tôm là thức ăn ngon, có loài tôm sống ở nước ngọt, có loài tôm sống ở nước mặn.
* Loài vật sống trên mặt đất: hình 2,3( con voi, con dê).
* Loài vật sống dưới nước: h4, con vịt . H5 , cá, tôm, sò , cá ngựa....
* Loài vật sống trên không: H1 chim..............................
 - trên mặt đất, dưới nước, bay lượn trên không.
* GV ghi bảng: Loài vật sống ở trên mặt đất, dưới nước, bay lượn trên không.
GV cho 2 học sinh nhắc lại.
+ lạc đà, bò, hươu, nai, , chó ,mèo.
+ Cá mè, cá chép,cá trôi, cá rô, cá diếc sống ở nước ngọt. Cá ngừ,cá chuồn, cá voi, cá thu sống ở nước mặn.
+ Vẹt, chào mào, bồ câu, chìa vôi, chích choè, sáo sâu.
.2/ cách chăm sóc và bảo vệ 1 số loài vật có ích:
HS1: Cung cấp thịt, trứng.
HS2: Một số loài chim có màu sắc đẹp, giọng hót haylàm cho thiên nhiên thêm đẹp, một số loài chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.
HS1 : ngà voi rất quý để làm đồ mĩ nghệ, là loài thú quý hiếm.
HS2: Một số loài voi được thuần hoá để kéo gỗ, thời xưa người ta dùng voi để ra trận. ngày nay ở Tây Nguyên ngừơi ta dùng voi để phục vụ du lịch, người ta dùng voi để làm xiếc.
Chúng ta không nên săn bắt voi để lấy ngà. Voi là loài thú quý hiểm, có nguy cơ tiệt chủng, có tên trong sách đỏ chúng ta cần bảo vệ chúng.
HS1: Nuôi dê để lấy thịt, lấy sữa.
HS2: nuôi dê phải có qui hoạch không nên thả dê,tự do vì chúng ăn tạp dễ phá huỷ thảm thực vật. Chúng ta không nên săn bắt dê rừng để lấy thịt, hãy bảo vệ chúng để cân bằng sinh thái.
HS1: nuôi vịt để thịt, lấy trứng, lấy lông.
HS2: Chúng ta nên nuôi vịt ở trang trại, không nên nuôi vịt chạy ngoài đồng. Hiện nay có dịch cúm gia cầm, chúng ta phải tiêm phòng cho chúng, vệ sinh chuồng trại, không nên ăn thịt vịt khi chưa qua kiểm dịch..
HS1 cá tôm cua là thức ăn, chứa nhiều chất đạm, gan cá thu còn dùng để chế dầu cá. Cá tôm xuất khẩu. Nuôi cá tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá ngựa là loại dược liệu quý chữa được nhiều bệnh.
HS2: Để bảo vệ các loại thuỷ sản chúng ta phải bảo vệ môi trường sống của chúng, không làm nguồn nước bị ô nhiễm. Đánh bắt phải theo quy định, không dùng mìn, lưới điện để đánh bắt chúng.
* GV ghi bảng:- Cung cấp thịt trứng, da, lông, sừng,ngà, làm dược liệu, giữ cân bằng sinh thái làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp .
GV ghi bảng: Không săn bắt chúng, bảo vệ môi trường sống cho chúng, không phá rừng, không làm ô nhiễm nguồn nước, đối với vật nuôi phải cho chúng ăn uống đầy đủ, nhốt chúng ở chuồng trại. Giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. vệ sinh thú y, tiêm phòng bệnh cho chúng.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật 
( Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn , dưới nước và trên không.) 
( Bảo vệ chăm sóc và yêu quý chúng) 
Đại diện từng nhóm thuyết minh
 Củng cố: Hôm nay chúng ta học bài gì?
Loài vật sống ở đâu?
Nhắc lại phần bài học cho cô – 2 em nhắc lại
Nhận xét tiết học 
CB: Loài vật sống trên cạn.
: 
* Loài vật sống trên không 
- Nhóm em sưu tầm được các con vật sống ở trên không trong các loài vật em thích nhất là con chim két loài chim này có bộ lông rất đẹp. đặc biệt loài chim này rất hay băt chước tiếng nói của người.
* Loài vật sống dưới nước:
Con cá ngựa:
* Loài vật sống trên cạn, dưới nước và trên không:
- Con tôm:
Qua triển lãm tranh và thuyết minh. Em nào có nhận xét và sản phẩm và lời thuyết minh của nhóm bạn
Cô cũng nhất trí với ý kiến của em . Nhóm bạn ..................... sản phẩm phong phú lời thuyết minh gẫy gọn – Tuy nhiên cô cũng khen 3 nhóm vì cả 3 nhóm sản phẩm đều đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHI TIET THI GV GIOI CAP TP.doc