BÀI 1
NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP
I/ MỤC TIÊU:
- Hiếu, thống nhất nội dung xây dựng trường xanh, sạch, đẹp.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tờ rời gợi ý về các việc làm xây dựng trường xanh, sạch, đẹp.
- Biển nhóm ghi Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3, Nhóm 3 (Tối đa 6 GV vào một nhóm).
- Bút dạ, giấy Ao để cho các nhóm viết ý kiến, trình bày.
- Băng dính hoặc nam châm để dán giấy trình bày lên bảng.
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
BÀI 1 NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP I/ MỤC TIÊU: - Hiếu, thống nhất nội dung xây dựng trường xanh, sạch, đẹp. - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. II/ CHUẨN BỊ: - Tờ rời gợi ý về các việc làm xây dựng trường xanh, sạch, đẹp. - Biển nhóm ghi Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3, Nhóm 3(Tối đa 6 GV vào một nhóm). - Bút dạ, giấy Ao để cho các nhóm viết ý kiến, trình bày. - Băng dính hoặc nam châm để dán giấy trình bày lên bảng. III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Động não Xây dựng trường sang, sạch, đẹp bao gồm những việc gì? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Chia nhóm thảo luận về nội dung cụ thể của 6 việc làm trên. Có thể chia thành 6 nhóm. Các nhóm có số lượng không quá người. - Yêu cầu mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng để điều hành thảo luận và một thư ký để tổng kết ý kiến thảo luận của cả nhóm vào một tờ giấy Ao. Các thành viên của nhóm cần ngối quay mặt vào nhau. Biển nhóm được đặt trên bàn và các câu thảo luận của từng nhóm được ghi trên bảng. - Theo dõi - Yêu cầu mỗi nhóm cử một người lên trình bày. - Gv chốt ý, GD Hoạt động 3: - Tổ chức văn nghệ - Nhận xét buổi sinh hoạt 1. Trồng cây; 2. Quản lý chất thải; 3. Giảm tiêu thụ; 4. Làm xanh phòng học; 5. Làm xanh văn phòng; 6. Một số các hoạt động bảo vệ môi trường liên quan khác. - Tất cả cùng làm việc, thảo luận nhóm. Nhóm 1: Trồng cây (trồng những laoi5 cây gì cho phù hợp với điều kiện về không gian, khí hậu đặc thù vùng miền, phục vụ cho mục đích gì). Nhóm 2: Quản lý chất thải (có những chất thải gì, quản lý như thế nào). Nhóm 3: Giảm tiêu thụ (giảm tiêu thụ gì, bằng cách nào). Nhóm 4: Làm xanh phòng học (cách bài trí phòng học, cách tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong phòng học để HS và GV thoải mái khi học tập, làm việc). Nhóm 5: Làm xanh văn phòng (cách bài trí văn phòng, cách tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong văn phòng để GV sinh hoạt, họp, trao đổi thuận tiện, thoải mái). Nhóm 6: Các việc làm khác (ngoài những việc làm trên, để giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. HS có thể tham gia vào các hoạt động gì). Các thành viên của nhóm đó hoặc của các nhóm khác có thể góp ý, bổ sung, tranh luận để đi đến thống nhất. BÀI 2 GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU: - Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm. - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh, ảnh, băng hình (nếu có) về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường. - Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”. III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Giới thiệu mục đích buổi học. - Treo một bức tranh về sự tàn phá hoặc ô nhiễm môi trường (khói nhà máy làm ô nhiễm môi trường không khí, rừng bị chặt phá, cảnh dòng sông đầy rác thải, lớp học hay sân trường đầy rác, nhà vệ sinh bẩn) - Nhận xét về phần trả lời của HS và phần đặt tên theo tranh. - GV kết luận: Hiện nay, do ý thức của con người còn hạn chế, bày rác bừa bãi, do sự phát triển công nghiệp hóa tạo ra nhiều khí thải, nước thải, do sự tàn phá rừng của con người, khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Để đảm bảo môi trường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của con người, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Bỏ rác vào thùng”. - Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm “thúng rác” và nhóm “bỏ rác” - GV phổ biến luật chơi: Nhóm “bỏ rác” xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm sẵn một vật tượng trưng cho rác (giấy lộn, lá, nilon). Nhóm “thùng rác” đứng ở trong vòng tròn. Khi có lệnh chơi các HS phải nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là 3 (HS đóng vai thùng rác sẽ cầm 3 vật trên tay). Khi có lệnh kết thúc chò chơi, em nào thuộc nhóm “bỏ rác” mà còn cầm rác là thua. Em nào vứt rác đi là bị phạt. Thùng rác cầm thiếu hoặc thừa rác cũng bị thua. - Bắt đầu cho HS chơi. - Đưa ra câu hỏi: Tại sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác bừa bãi có tác hại như thế nào? - GV kết luận: Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường trong sạch, tránh dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho mọi người. Đây chính là việc làm nhỏ mà mỗi chúng ta có thể làm để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường. Hoạt động 3: - Tổ chức văn nghệ - Nhận xét buổi sinh hoạt - Một vài cá nhân nhận xét về môi trường trong mỗi bức tranh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và đặt tên cho tranh. - Trao đổi, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. - Nhắc lại luật chơi. -Thực hiện trò chơi. - Trả lời. BÀI 3 GIẢM THIỂU RÁC THẢI I/ MỤC TIÊU: - HS hiểu được khái niệm rác thải. - Hiểu được tác hại của rác thải đến sức khỏe của con người. - Có hành động giảm thiểu rác thải trong sinh hoạt hàng ngày. II/ CHUẨN BỊ: GV: - Tìm hiểu khái niệm về rác. - Sáu bức tranh minh họa “Câu chuyện ở một khu phố” (phô tô thành hai bản). HS: - Tìm hiểu tên các loại rác và tác hại của rác thải đối với sức khỏe của con người. - Bút dạ, bút mực, giấy A4, giấy A3. III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về rác sinh hoạt (10 phút). - Chia HS thành hai nhóm (mỗi nhóm năm em), số HS còn lại sẽ làm khán giả. - Chia bảng làm đôi, ghi nhóm 1, nhóm 2. - Giao nhiệm vụ cho hai nhóm lấy ví dụ về tên các loại rác sinh hoạt mà gia đình em thường thải ra. Yêu cầu mỗi nhóm cử lần lượt các bạn ghi tên của các loại rác lên phần bảng của nhóm mình. Sau năm phút chơi nếu nhóm nào ghi được nhiều tên rác đúng nhất là nhóm thắng cuộc. - Nhận xét, tuyên dương “Rác thải có đặc điểm gì?” - GV kết luận: Rác là những gì mà con người không dùng nữa và thải bỏ ra môi trường ví dụ: vỏ cam, tạp chí củ, túi nylon, vỏ bìa, cuống rau Hoạt động 2: Kể truyện theo tranh (15 phút). - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A1 và một tập tranh gồm sáu bức tranh có đánh số thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu mỗi nhóm sẽ có mười phút viết lời cho sáu bức tranh trên giấy A1 để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. - Sau khi các nhóm hoàn thành, GV yêu cầu hai nhóm trình bày cho các bạn ở dưới nghe. Sau đó các bạn sẽ bình bầu xem câu chuyện của nhóm nào hay nhất. - Nhận xét tuyên dương Em nghĩ gì về rác thải? Chúng ta có cần giải quyết rác thải k? - GV chốt ý, GD Hoạt động 3: Thảo luận (15 phút). - GV nêu vấn đề thảo luận cho hai nhóm: Vậy chúng ta có thể làm gì ngay từ bây giờ để có thể giúp giảm thiểu rác thải? - Tóm tắt các ý kiến và đưa ra phương pháp 4T: Từ chối, tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế.( nói rõ về 4 phương pháp đó cho HS nghe - hiểu) Hoạt động 4: - Tổ chức văn nghệ - Nhận xét buổi sinh hoạt - Về vị trí của nhóm mình. - Hai nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình. - Con người không dùng nữa và thải bỏ đi. - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ - Từng nhóm lên trình bày. - Nhận xét bài trình bày của hai nhóm. Rác thải là một vấn đề cần quan tâm, giải quyết. Thảo luận ETừng nhóm sẽ lên trình bày. - HS đánh giá phần trình bày của hai nhóm. - Lắng nghe, ghi nhận BÀI 4 TRỒNG CÂY TRANG TRÍ GÓC HỌC TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết cách trồng và chăm sóc cây trong đất màu, trang trí góc học tập. - Rèn luyện kỹ năng khéo léo của HS. - Góp phần hình thành thói quen trồng cây, chăm sóc cây, yêu thiên nhiên cho HS. Thời gian: 40 phút. Địa điểm: Sân trường. Đối tượng: HS lớp 1 – 5. Số lượng: 15 em. II/ CHUẨN BỊ: - Vật liệu: Đất sinh học (một dạng hóa chất nhập ngoại, không mùi, có dạng hạt nhỏ và có rất nhiều màu sắc: Vàng, đỏ, trắng, tím, xanh). - Bình trồng cây: Cốc thủy tinh, lọ hoa thủy tinh hoặc tận dụng các vỏ chai nước bằng nhựa trong cắt thành bình nhỏ để trồng cây,(chọn bình trồng cây trong suốt dễ nhìn thấy màu rực rỡ, đẹp mắt). - Cây con (các loại cây cảnh nhỏ như: Vạn niên thanh, xương rồng, thủy tiên, phát tài, lục bình hoặc các loại cây trồng trong nhà). - Bình tưới cây. III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: GV giới thiệu chung về hoạt động trồng cây trang trí góc học tập (5 phút). Hoạt động 2: GV hướng dẫn, HS quan sát và nhắc lại quy trình (5 phút). - Thao tác 1: Làm sạch rễ cây. Đối với những cây trồng cả cây cần phải bỏ đất cũ bám trên rễ cây, cắt bớt các rễ dài, sau đó lau khô. Đối với loại cây trồng bằng cành thì cắt nhỏ vừa để trồng vào bình. - Thao tác 2: Cho đất màu vào bình (khoảng 1/3 chiều cao của bình). - Thao tác 3: Trồng cây. Đặt cây vào giữa và đắp đầy đất. Loại đất này có thể nuôi cây trong vòng sáu tháng, kể cả khi không còn màu. - Thao tác 4: Tưới nước cho cây. Không đổ nước trực tiếp mà phải phun nước bằng bình tưới cây, giữ cho vừa ẩm. Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào đất màu. Cần giữ cây ở chỗ thoáng mát, không để ở nơi quá nóng hoặc nhiệt độ cao. Khoảng một tuần, phun thêm nước một lần để hạt đất ngậm nước và giữ được màu. - Thao tác 5: Nhắc lại quy trình trồng cây. GV yêu cầu HS trong lớp nhận xét và bổ sung. Hoạt động 3: Trồng cây - GV theo dõi, trợ giúp ( nếu cần) Hoạt động 4: Trao đổi, nhận xét, đánh giá (7 phút). Hoạt động 5: - Tổ chức văn nghệ - Nhận xét buổi sinh hoạt - HS theo dõi và lắng nghe. - HS quan sát, theo dõi. - HS nhắc lại quy trình trồng cây. - HS thực hiện theo QT Thao tác 1: Làm sạch rễ cây (5 phut). Thao tác 2: Cho đất màu vào bình (3 phút). Thao tác 3: Trồng cây (5 phút). Thao tác 4: Tưới nước cho cây (5 phút). Thao tác 5: Nhắc lại qquy trình trồng cây (5 phút). - HS trưng bày sản phẩm của mình. - Cả lớp cùng quan sát, nhận xét vầ các sản phẩm, chấm sản phẩm và thảo luận về ý nghĩa của việc trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường, làm đẹp góc học tập. BÀI 5 VUI TẾT TRUNG THU I/ MỤC TIÊU: - HS biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết trung thu. - Nâng cao tính đoàn kết tập thể cho HS. - Tạo cơ hội cho HS được tham gia các hoạt động, trò choi mang đậm tính dân tộc và truyền thống ngày Tết Trung thu của Việt Nam. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia các hoạt động tập thể. II/ CHUẨN BỊ: a/ Ban giám hiệu: - Thành lập ban tổ chức (GV, phụ huynh, HS). - Lập kế hoạch cho buổi Trung thu: Thời gian, nội dung các hoạt động, đạo cụ, địa điểm diễn ra từng hoạt động, kinh phí. - Phân công người dẫn chương trình. - Phân công nhiệm vụ và trao đổi kế hoạch tời từng GV. - Họp với Ban phụ huynh HS của trường để thông báo lịch hoạt động và phối hợp tổ chức cùng nhà trường. b/ Giáo viên: - Trao đổi kế hoạch với ban phụ huynh HS của lớp: Về nội dung của buổi lễ, sự hỗ trợ từ phụ huynh. - Phân công nhiệm vụ cho HS tham gia các hoạt động trong buổi Trung thu. c/ Học sinh: - Làm mâm ngũ quả. - Chuẩn bị đèn ông sao. - Tìm hiểu về tết Trung thu: Ý nghĩa, nguồn gốc - Nắm chương trình, những việc cần làm trong buổi lễ. III/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC: Thời gian HS Vị trí Người phụ trách 14h00’ – 15h00’ Bày cỗ Do Ban tổ chức lựa chọn Phụ huynh HS và HS 15h00’ - 15h30’ Chấm cỗ Ban tổ chức 15h30’ Tập trung và ổn định chỗ ngồi. Sân trường Tổng phụ trách đội, GVCN 15h40’ – 16h30’ Giới thiệu về Tết Trung thu. Sân trường Tổng phụ trách đội 16h30’ – 16h40’ Chấm mâm ngũ quả. Sân khấu trường Tổng phụ trách Đội TNTP HCM 16h40’ Ngắm cỗ Mâm cỗ các lớp GV chủ nhiệm 17h15’ Phá cổ Tại lớp GV chủ nhiệm 18h00’ VỆ SINH DỌN DẸP LỚP KẾT THÚC – RA VỀ BÀI 6 LÀM HOA TRANG TRÍ TỪ PHẾ LIỆU I/ MỤC TIÊU: - Hình thành kỹ năng làm hoa trang trí từ phế liệu. - Hình thành ý thức tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng những đồ vật dư thừa để làm đồ dùng có ích: HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. II/ CHUẨN BỊ: Nguyên liệu: Ống hút (có đầu gập); xốp mỏng màu vàng, xanh lá cây (có thể vẽ màu lên miếng xốp trắng); giấy xốp mỏng (hoặc giấy gói hoa có màu); vỏ nhựa đựng thạch rau câu (hoặc vỏ nhựa khác có kích thước không quá lớn); lọ cắm hoa; cắt mịn, xốp cắm hoa hoặc đất sét; keo dán; kéo. III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: Hoạt động 1: Hướng dẫn chung về cách thực hiện (5 phút). GV giới thiệu các chung về các bước thực hiện làm hoa trang trí từ phế liệu, HS lắng nghe và quan sát. Quá trình thực hiện gồm 5 bước: - Bước 1: Tạo hình dáng bông hoa. - Bước 2: Cắt và trang trí bông hoa. - Bước 3: Tạo nhụy và cánh hoa. - Bước 4: Thêm các bộ phận khác nhau của cành hoa. - Bước 5: Cắm hoa. Hoạt động 2: Tạo hình dáng bông hoa (10 phút). Rửa sạch vỏ nhựa của hộp rau câu (loại nhỏ đóng hộp), để khô. Cắt bỏ vành miệng hộp. Chia hộp thành ba phần bằng nhau, cắt thành ba cánh hoa. Chú ý không cắt rời ba cánh. Hoạt động 3: Cắt và trang trí bông hoa (15 phút). Cắt xốp mỏng màu vàng thành nhiều hình tròn, đường kính 0,7 cm để làm nhụy hoa. Cắt xốp màu xanh thành hình lá. Cắt giấy xốp mỏng thành nhiều hình cánh hoa. Lưu ý để cánh hoa giấy nhỏ hơn cánh hoa bằng vỏ nhựa một chút. Quét màu vàng lên cánh hoa, để khô. Hoạt động 4: Tạo nhụy và cánh hoa (10 phút). Dán cánh hoa giấy vàng lên trên cánh hoa bằng vỏ nhựa. Dán nhụy vào giữa hoa. Hoạt động 5: Thêm các bộ phận khác của cành hoa (5 phút). Chọn các ống hút nhựa có đầu gập xuống được, dùng keo dán hoa lên đầu mỗi ống hút. Tiếp tục dán lá và hoa rải rác dọc thân ống hút. Mỗi ống từ hai đến ba hoa. Hoạt động 6: Cắm hoa (5 phút). Đổ cát mịn, xốp hoặc dất sét vào trong lọ hoa. Lần lượt cắm các cành hoa vào lọ. Hoạt động 7: - Tổ chức văn nghệ - Nhận xét buổi sinh hoạt
Tài liệu đính kèm: