Tên bài dạy: Chữ A, Â
Tiết: 2 Tuần: 2
Lớp: 2K
I. Mục tiêu:
- Viết đúng, viết đẹp các chữ Ă, Â hoa.
- Biết cách nối nét từ các chữ Ă, Â hoa sang chữ cái đứng liền sau.
- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái Ă, Â hoa đặt trong khung chữ (trên bảng phụ), có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Vở Tập viết 2, tập 1.
Môn: Tập viết Ngày soạn: Ngày dạy: Tên bài dạy: Chữ A,  Tiết: 2 Tuần: 2 Lớp: 2K Mục tiêu: - Viết đúng, viết đẹp các chữ Ă,  hoa. - Biết cách nối nét từ các chữ Ă,  hoa sang chữ cái đứng liền sau. - Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái Ă,  hoa đặt trong khung chữ (trên bảng phụ), có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. - Vở Tập viết 2, tập 1. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 4 phút 1 phút 10 phút 17 phút 3 phút 2 phút A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà. Viết chữ A vào bảng con. Nhắc lại cụm từ: Anh em thuận hoà. Giải nghĩa:Khuyên anh em trong nhà phải thương yêu nhau. Viết chữ Anh. GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Trong tiết Tập viết này các con sẽhọc cách viết chữ Ă,  hoa, cách nối từ chữ Ă,  hoa sang chữ cái liền sau. Viết câu ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: a) Hướng dẫn HS quan sát số nét, quy trình viết Ă, Â. - So sánh chữ Ă,  với chữ A đã hoc - Phân tích dấu phụ của chữ Ă về hình thức, vị trí, điểm đặt bút. -Hướng dẫn quy trình viết dấu phụ chữ Ă - Phân tích hình dáng, vị trí, điểm đặt bút của dấu phụ chữ Â. - Hướng dẫn quy trình viết dấu mũ. * Viết mẫu các chữ Ă,  hoa đồng thời nhắc lại cách viết. b) Hướng dẫn HS viết bảng: 3. Hưóng dẫn viết cụm từ ứng dụng: a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - Cụm từ: Ăn chậm nhai kĩ. b) Phân tích cụm từ. c) Viết chữ Ăn: - Hướng dẫn - Viết mẫu. - HS viết. 4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: - 1 dòng có 2 chữ Ă,  cỡ vừa. - 1 dòng chữ Ă cỡ nhỏ. - 1 dòng chữ  cỡ nhỏ. - 1 dòng chữ Ăn cỡ vừa. - 1 dòng chữ Ăn cỡ nhỏ. - 2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ. 5. Chấm, chữa bài: C. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn: HS về nhà hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở Tập viết. * Kiểm tra - Đánh giá. - GV thu vở của 1 số HS. - Cả lớp viết vào bảng con. - 1 HS đọc. - GV hỏi: Câu này muốn nói điều gi? - 2 HS lên viết trên bảng. Cả lớp viết vào bảng con. - GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. - 1 Hs nhìn bảng đọc nội dung bài viết. * Quan sát, nhận xét. HS quan sát chữ mẫu. *Hỏi đáp: - So sánh chữ Ă,  hoa với chữ A hoa đã học ở tuần trước? Chữ Ă,  hoa là chữ A hoa có thêm các dấu phụ. - Chữ A hoa gồm mấy nét, là những nét nào? (Chữ A gồm 3 nét. Một nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và 1 nét lượn ngang). - Dấu phụ của chữ Ă giống hình gì?( Hình bán nguyệt) - Vị trí của dấu phụ?(là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh của chữ A) - Điểm đặt bút của dấu phụ ở đâu? - Cách viết dấu phụ? (Từ điểm đặt bút, viết 1nét cong xuống 1 chút rồi đưa tiếp 1 nét cong lên trên đường kẻ ngang 7) - Dấu phụ dấu  ntn? (Gồm 2 nét xiên nối nhau, trông như một chiếc nón úp). - Vị trí của dấu mũ?( nằm phía trên, chính giữa đỉnh chữ A) - Điểm đặt bút của dấu phụ ở đâu? - Cách viết dấu phụ?( Từ điểm này đưa một nét xiên trái, đến khi chạm vào đường kẻ ngang 7 thì kéo xuống tạo thành 1 nét xiên phải cân đối với nét xiên trái).. - GV viết mẫu trên bảng. HS quan sát * Thực hành: - HS viết chữ vào không trung - HS viết vào bảng con 2 đến 3 lần. - Theo dõi, sửa chữa cho HS. - HS đọc. - HS đọc đồng thanh. - Cụm từ khuyên chúng ta điều gì? (Khuyên chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn tốt) * Quan sát – Hỏi đáp. - Cụm từ gồm mấy chữ? Là những chữ nào? - Chữ nào có chữ hoa vừa viết?( Ăn) - Những chữ nào cao 2,5 li? - Những chữ nào cao 1 li? - Có những thanh nào? - Dấu thanh đặt ở đâu? - Khoảng cách giữa các chữ? -GV hướng dẫn: Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n, rồi viết dấu ă - GV viết mẫu trên bảng - HS viết vào bảng con. - GV chỉnh sửa. - HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết bài. - GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở. - GV thu vở, chấm và chữa 1 số bài. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: