I. Mục tiêu
Giúp HS:
Rèn luyện kỹ năng nghe và nói: Biết kể về ông bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông bà, người thân.
Rèn luyện khả năng viết: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập 1- SGK.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng kể về cô giáo cũ.
- GV nhận xét.
Tập làm văn: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu Giúp HS: Rèn luyện kỹ năng nghe và nói: Biết kể về ông bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông bà, người thân. Rèn luyện khả năng viết: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu). II. Đồ dùng dạy học Tranh minh họa bài tập 1- SGK. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ HS lên bảng kể về cô giáo cũ. GV nhận xét. Dạy bài mới Giới thiệu bài - GV treo tranh minh học lên bảng và hỏi: Em nào có nhận xét gì về bức tranh này? (Có ông bà, bố mẹ và hai bạn nhỏ trong một gia đình) - GV nhận xét và nói: Ông bà, bố mẹ và hai em nhỏ đó là những người thân trong một gia đình. - Trong giờ tập làm văn ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ kể về người thân của các em. Sau đó cả lớp sẽ viết một đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu kể về ông bà hoặc một người thân của các em. 3.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 (Miệng) - HS nêu yêu cầu - GV: Các em chú ý các câu hỏi trong sách chỉ là câu hỏi sẵn mang tính chất gợi ý. Yêu cầu của bài tập là kể về ông bà hoặc người thân chứ không phải trả lời các câu hỏi. - GV nói: Ở nhà, ông bà, bố mẹ hay người thân của các em yêu mến các em như thế nào và em yêu mến mọi người ra sao, các em hãy nhớ lại những hành động, cử chỉ yêu thương của ông bà, bố mẹ hay của một người thân mà em kính trọng để hôm nay các em làm bài tập làm văn được tốt. Cả lớp có đồng không nào? Vậy bây giờ các em hãy suy nghĩ và chọn một người mà em muốn kể + Cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể. GV hỏi một vài HS: + Em sẽ kể về ai? (Ông, bà, bố, mẹ) + Ông (bà, bố, mẹ,) năm nay bao nhiêu tuổi? + Ông (bà, bố, mẹ,) làm nghề gì? + Ông (bà, bố, mẹ,) yêu thương em như thế nào? Vậy các em hãy dựa vào các gợi ý trên và suy nghĩ để kể về người thân của mình. - HS suy nghĩ trong vòng 3 phút. - Cho 1 vài HS lên kể. - Nhận xét. - HS kể theo nhóm GV theo dõi, giúp đỡ HS làm việc. - Đại diện các nhóm thi kể. Cả lớp theo dõi và bình chọn ai kể hay nhất, cảm động nhất; ai kể tự nhiên nhất; ai kể sát gợi ý nhất, ai có giọng kể diễn cảm nhất GV kể mẫu: Kể sát gợi ý: “Bà em năm nay 60 tuổi. Trước khi nghỉ hưu, bà dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu thương, chăm sóc, chiều chuộng em.” Kể chi tiết hơn: “ Bà em năm nay 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu, bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.” Bài tập 2 (Viết) Một số HS đọc yêu cầu của bài. GV: Bài tập yêu cầu các em viết lại những gì vừa nói ở bài tập 1. Khi viết các em cần chú ý viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong các em đọc lại bài và có thể đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra lỗi chính tả cho nhau. Thời gian cho các em viết là 8 - 10 phút. 3 HS đọc bài viết Nhận xét. 4.Củng cố Khi kể về người thân em cần chú ý điều gì? (Dùng từ phải trang trọng thể hiện sự yêu thương của mình với ông bà, người thân; đặt câu đủ chủ ngữ, vị ngữ,) 5. Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài mới. Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2010. . ...............................
Tài liệu đính kèm: