Giáo án Tập đọc tuần 34

Giáo án Tập đọc tuần 34

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết : 133 Tuần 34

Tên bài dạy:

 Người làm đồ chơi (tiết1)

I. Mục tiêu :

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật (bác Nhân, bạn nhỏ )

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải cuối bài đọc ; Hiểu được sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc.

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc 
Tiết : 133 Tuần 34
Tên bài dạy:
 Người làm đồ chơi (tiết1)
I. Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật (bác Nhân, bạn nhỏ )
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải cuối bài đọc ; Hiểu được sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
29'
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Lượm
+Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/ Thư đề "Thượng khẩn"/ Sợ chi hiểm nghèo.//.
+ Chị lao công có vẻ đẹp khoẻ khoắn.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
Người làm đồ chơi. 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý đọc phân biệt lời kể với lời của các nhân vật:
- Lời kể: chậm rãi, nhẹ nhàng
- Lời bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố.
- Lời bác bán hàng: trầm buồn khi phàn nàn độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác; vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ nhỏ thích đồ chơi cảu bác.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, nông thôn.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
- ế hàng: 
- hết nhẵn: 
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Tôi suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh: 
- Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.( giọng cầu khẩn)
- Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.( trầm, buồn)
- Cháu mua/ và sẽ rủ các bạn cháu cùng mua.( nhiệt tình, sôi nổi)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Củng cố - Dặn dò:
 Về nhà luyện đọc lại bài 5 lần và tập trả lời các câu hỏi cuối bài.
* Kiểm tra đánh giá.
2-3 HS đọc bài Lượm
 mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi:Tìm câu thơ ca ngợi lòng dũng cảm của Lượm.
*trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học. HS mở sách giáo khoa. GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS đọc chú giải, GV giải thích thêm.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét.
GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại.
 - GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. 
- 2 nhóm còn lại đọc đoạn 3 đồng thanh, HS nhận xét. 
- GV nhắc nhở HS về nhà luyện đọc.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Lớp : 2
Tiết : 134 Tuần 34
Tên bài dạy:
 Người làm đồ chơi (tiết 2)
I. Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng, đọc bước đầu biết cách hay.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
- Hiểu ý nghĩa truyện : Hiểu được sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
10’
15’
3’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Người làm đồ chơi
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
1.Đoạn 1: 
+ Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
+ Khi cái sào nứa của bác cắm ở đâu thì các bạn xúm lại, ngắm nghía tò mò xem bác nặn.
+ Vì bác nặn rất khéo, nhanh và rất giống những nhân vật thật.
GV: Với bàn tay tài hoa và một sự say mê công việc , bác Nhân đã đem lại niềm vui cho các bạn nhỏ. Vậy mà bác Nhân lại có ý định về quê, các con hãy tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.
2. Đoạn 2:
+ Vì những đồ chơi mới bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột màu nữa.
+ Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
+ Bác rất cảm động.
+ Vì bạn nhỏ rất quan tâm và yêu thích nghề của bác.
3. Đoạn 3:
+ Bạn đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
+ Bạn là người rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang niềm vui đến cho người khác.
+ Bạn là người rất tế nhị, bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác.
+ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết an ủi bác, làm bác tin tưởng là trẻ con vẫn thích đồ chơi của bác nên khi trở về quê, bác sẽ không bỏ nghề, tiếp tục nặn đồ chơi để bán.
+ Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
+ Cần phải biết yêu thương, thông cảm và biết quý trọng người lao động.
+ Cảm ơn cháu rất nhiều. Cháu tốt bụng quá. Về quê, bác sẽ rất nhớ cháu đấy.
* Kết luận: Bạn nhỏ trong truyện thật là một người thông minh, nhân hậu, tốt bụng. Bạn đã biết an ủi, giúp đỡ, động viên bác Nhân thật tế nhị. Cô mong rằng, các con sẽ học tập được đức tính đáng quý đó của bạn nhỏ.
III. Luyện đọc lại: 
- Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
- Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi đẹp.
- Đọc phân vai ( người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé)
IV.Củng cố - Dặn dò: 
- Luôn biếtquan tâm, thông cảm với những người lao động.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần và trả lời câu hỏi trong SGK.
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS đọc lần lượt 4 đoạn trong bài
Bóp nát quả cam 
* Trực tiếp
- GV nêu yêu cầu tiết học.HS mở sách giáo khoa. GV ghi tên bài lên bảng. 
* Vấn đáp. 
- HS đọc đoạn 1trong bài, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Theo con, vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- GV giới thiệu thêm.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng?
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Vì sao bác Nhân cảm động?
- 1 HS đọc đoạn 3
- Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người như thế nào?
 HS thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến.
- Thái độ của bác Nhân ra sao sau buổi bán hàng cuối cùng?
- Qua câu chuyện em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
- Em hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ nêu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
- GV kết luận.
* Kiểm tra - Đánh giá. 
- Con thích nhân vật nào trong câu chuyện này? Vì sao?
- 2, 3 nhóm HS tự phân các vai đọc lại toàn truyện. 
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt.
GV có thể hướng dẫn thêm cho HS cách thể hiện giọng đọc các vai sao cho thích hợp.
- Qua câu chuyện, con học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Lớp : 2
Tiết : 131 Tuần 33
Tên bài dạy:
 Lá cờ 
I. Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. 
Biết đọc bài vănvới giọng vui sớng trand đầy niềm tin , tự hào. 
Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ đợc chú giải trong SGK: bót ,ngỡ ngàng,bập bềnh...... 
Hiểu nội dung của bài: niềm vui sớng,ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng Tháng Tám thành công .
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
12'
8’
8’
2’
Kiểm tra bài cũ: 
 Bóp nát quả cam 
+ Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước.
+ Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì đang ấm ức bị Vua xem như là trẻ con, lại căm giận sôi sục khi nghĩ đến quân giặc nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, vô tình bóp nát quả cam. 
B. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Bài đọc lá cờ các em học hôm nay thuật lại niềm vui sướng của một bạn nhỏ lần đầu được ngắm lá cờ đỏ sao vàng mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc toàn bài. 
Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng thể hiện lòng vui sớng và niềm tự hào .- Đọc nhấn giọng các từ ngữ tả sự ngạc nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi thấy lá cờ:
"Cờ! Cờ đỏ sao vàng trên cột cờ trước bót. Tôi ngỡ ngàng ngắm lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh đang bay phắp phới.... " 
2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
a. Đọc từng câu. 
GV ghi bảng từ khó: ngỡ ngàng, lá cờ, năm cánh, lũ lượt ,... 
- Luyện đọc từ khó: 
- Cách mạng tháng Tám, xuồng, bè 
b.Luyện đọc từng đoạn. 
Đoạn1: “ Ra coi....buổi sáng”.
Đoạn 2: còn lại.
Từ khó hiểu: coi, bót, ngỡ ngàng, san sát, bập bềnh, mít tinh, Cách mạng tháng Tám.
Câu khó đọc: Tôi ngỡ ngàng ngắm lá cờ rực rỡ/ với ngôi sao vàng năm cánh/ bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.//
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc gữa các nhóm. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
+ Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở trên cột cờ trước đồn giặc ( Lá cờ được treo trên cột cờ trước đòn giặc chứng tỏ quân ta đã chiến thắng, đã treo được cờ, khẳng định chủ quyền của ta.)
+ Hình ảnh lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.
+ Bạn nhỏ vui sướng khi thấy lá cờ. Bạn rất yêu lá cờ, yêu Cách mạng, yêu Tổ quốc. 
+ Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở trước cửa mỗi nhà . Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ. Cờ được cắm trước mũi những chiếc xuồng nối nhau san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ. 
+ Mọi người mang cờ đi tham gia buổi mít tinh đầu tiên mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công. 
+ Hình ảnh lá cờ mọc lên khắp nơi nói lên Cách mạng đã thành công. Mọi người đều vui mừng khi đất nước đã hoàn toàn độc lập . 
IV. Luyện đọc lại. 
+ Bài văn tả niềm vui sướng, ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi ngắm những lá cờ mọc lên khắp nơi như hoa nở rộ trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công. 
+ Ngày Cách mạng tháng Tám thành công là ngày hội của toàn dân Việt Nam.
C. Củng cố, dặn dò. 
Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
* Kiểm tra, đánh giá.
- 4 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
-Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
- Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
- GV nhận xét chấm điểm.
* trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi đầu bài lên bảng
* Luyện đọc.
GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS đọc chú giải, GV giải thích thêm.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét.
GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại.
 - GV yêu cầu HS trở về vị trí thi đọc theo nhóm thi đọc đoạn. GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp.
- HS đọc đoạn 1.trả lời câu hỏi . 
- Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu?
- Hình ảnh lá cờ đẹp như thế nào? 
- Cách bạn nhỏ nói về sự xuất hiện của lá cờ, vẻ đẹp của lá cờ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ?
- HS đọc lại bài.
- Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở những nơi nào nữa?
- Mọi người mang cờ đi đâu? 
- Hình ảnh lá cờ mọc lên khắp nơi nói lên điều gì? 
- HS đọc lại đoạn từng đoạn trong bàivà trả lời các câu hỏi trên. 
- GV nhận xét chấm điểm.
- Bài văn các em hiểu điều gì ?
- GVnhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Lớp : 2
Tiết : 132 Tuần 33
Tên bài dạy:
 Lượm
I. Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ thể 4 chữ 
Biết đoc bài thơ với giọng vui tơi nhí nhảnh, hồn nhiên. 
Rèn kĩ năng đọc – hiểu. 
Hiểu các từ ngữ đợc chú giải trong SGK và một số từ khác: loắt choắt,cái xắc, ca lô.thợng khẩn,đòng đòng. 
Hiểu nội dung bài ca ngợi chú bé liên lạc, đáng yêu và dũng cảm.
Học thuộc lòng bài thơ. 
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tơng ứng
Ghi chú
5’
2’
8’
8’
Kiểm tra bài cũ. 
Lá cờ
+ Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở trớc cửa mõi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những ngời đang lũ lợt đổ về chợ. Cờ đợc cắm trớc mũi những chiếc xuồng nối nhau san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ. 
+ Mọi ngời mang cờ đi tham gia buổi mít tinh đầu tiên mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
+ Hình ảnh lá cờ mọc lên khắp nơi nói lên Cách mạng đã thành công Mọi ngời đều vui mừng khi đất nước đã hoàn toàn độc lập . 
Bài mới. 
Giới thiệu bài: 
Bóp nát quả cam kể về Trần Quốc Toản một thiếu niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên cách đây hơn 700 năm, bài hôm nay cô giới thiệu một tấm gương nữa qua bài thơ Lượm.
2. Luyện đọc: 
a.GV đọc mẫu: giọng đọc rõ ràng rành mạch, giọng vui tươi, nhí nhảnh.
b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* luyện đọc từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, hiểm nghèo, lúa trỗ.
* Luyện đọc câu: 
GV ghi bảng đoạn thơ hướng dẫn HS ngắt nhịp : Chú bé loắt choắt/
 Cái xắc xinh xinh /
 Cái chân thoăn thoắt/
 Cái đầu nghênh nghênh.//
c. Luyện đọc từng khổ thơ: 
* Từ khó hiểu:
loắt choắt, cái xắc, thoăn thoắt, ca lô, thượng khẩn, hiểm nghèo, lúa trỗ, đòng đòng.
d. Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
e. thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
* Kiểm tra, đánh giá.
- 3 HS đọc 3 đoạn bài lá cờ.
- Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở những nơi nào nữa?
- Mọi ngời mang cờ đi đâu? 
 - Hình ảnh lá cờ mọc lên khắp nơi nói lên điều gì? 
- GV nhận xét, đánh giá.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi đầu bài lên bảng.
- HS đọc cá nhân. 
- Lớp đọc đồng thanh. 
* Luyện đọc.
GV đọc mẫu toàn bài. 
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- HS đọc từng khổ thơ trong bài, mỗi khổ thơ đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang khổ thơ khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS đọc chú giải, GV giải thích thêm.
- Mỗi HS đọc một khôt thơ trong nhóm lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại.
 - GV yêu cầu HS trở về vị trí thi đọc theo nhóm thi đọc đoạn. GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp.
8’
3’
+ Những nét đáng yêu của Lợm trong hai khổ thơ đầu : Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo,như chim chích nhảy trên đường.
GV: Những từ ngữ gợi tả Lợm trong hai khổ thơ đầu cho thấy Lượm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, tinh nghịch.
+ Lượm làm liên lạc chuyển thư, ở mặt trận.
 GV: Lượm làm liên lạc chuyển thư, chuyển công văn, tài liệu ở mặt trận là một công việc vất vả, rất nguy hiểm.
+ Lượm dũng cảm không sợ nguy hiểm, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo , chuyển gấp lá thư “ thượng khẩn"
+ Hình ảnh của Lượm trong khổ thơ 4: 
Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên 
đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên biển lúa.
4. Học thuộc lòng bài thơ: 
Củng cố: 
- Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm.
- Mỗi HS đọc 1 khổ thơ và trả lời các câu hỏi sau:
- Tìm những nét đáng yêu của 
Lượm trong hai khổ thơ đầu?
- Lượm làm nhiệm vụ gì?
- Lượm dũng cảm như thế nào?
- Em hãy tả lại hình ảnh của Lượm trong khổ thơ 4.
- Em thích những câu thơ nào? vì sao? (HS tự đưa ra ý kiến của mình và có nêu lí do).
- HS đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. GV nhận xét chấm điểm.
 - 1, 2 HS đọc lại bài. 
- Bài thơ này ca ngợi ai?
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTD t 34.doc