Giáo án Tập đọc tuần 29 - Trường Đoàn Thị Điểm

Giáo án Tập đọc tuần 29 - Trường Đoàn Thị Điểm

TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

GV: LÊ THỊ HÀ TIẾT 113 - TUẦN 29

LỚP 2 Những quả đào ( Tiết 1)

I -Mục tiêu:

 1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 2 Rèn kỹ năng đọc hiểu :

 - Từ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu.

 - Nội dung: Nhờ những quả đào ấy, ông biết tính nết các cháu mỗi người một khác, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường quả đào cho bạn.

II-Đồ dùng dạy học

 . SGK, SGV, Phấn màu, bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, quả đào nhựa.

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 29 - Trường Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học phân môn tập đọc
GV: Lê Thị Hà
Tiết 113 - Tuần 29
Lớp 2
Những quả đào ( Tiết 1) 
I -Mục tiêu: 
 1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 2 Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
 - Từ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu...
 - Nội dung: Nhờ những quả đào ấy, ông biết tính nết các cháu mỗi người một khác, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường quả đào cho bạn.
II-Đồ dùng dạy học
 . SGK, SGV, Phấn màu, bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, quả đào nhựa.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
 5'
1'
27'
2'
A. Kiểm tra
Đọc bài thuộc lòng bài “ Cây dừa”
 + Lá dừa như bàn tay dang ra đón gió như chiếc lược chải vào mây xanh.
 + Quả dừa như cái đầu người biết gật gật để gọi trăng 
+ Thân dừa mặc chiếc áo bạc phếch , đứng canh trời đất. 
 + Quả dừa như đàn lợn con như hũ rượu.
B Bài mới 
1 .Giới thiệu bài 
 Hôm nay chúng ta sẽ đọc câu truyện Những quả đào. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy các bạn nhỏ được ông mình cho những quả đào rất ngon và đã dùng những quả đào ấy như thế nào. 
2 Luyện đọc
 a. . GV đọc mẫu 
Giọng chậm rãi, rành mạch, ngắt đúng chỗ có dấu chấm, dấu phẩy. Giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng cháu Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng chúa Vân: hồn nhiên ngây thơ, giọng Việt: lúng túng.
b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc nối tiếp từng câu
* Chú ý từ khó
- làm vườn, hài lòng, nhân hậu, tiếc rẻ, thốt lên.......
* Giải nghĩa từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt, nhân hậu..
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Đọc từng đoạn trước lớp
+ Thi đọc từng đoạn trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai
C. Củng cố - dặn dò 
* PP Kiểm tra đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc bài thuộc lòng bài Cây dừa. Hỏi:
 + Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì?
 + Con thích câu thơ nào nhất ? Vì sao?
- Nhận xét, cho điểm.
* PP luyện tập thực hành
GV giới thiệu bài, học sinh lấy sách vở.
GV ghi đề bài lên bảng.
- Gv đọc.
- 1 HS khá đọc .
- Hs đọc nối tiếp từng câu 1 lần cả bài tập đọc .
- GV ghi lên bảng những từ HS đọc còn sai.
- GV yêu cầu HS đọc lại từ đó,
- Đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- 8 HS đọc trước lớp.
- Cả lớp nghe và nhận xét
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm
- GV nhận xét giờ học
Đọc lại bài 
Chuẩn bị trả lời các câu hỏi cuối bài
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học phân môn tập đọc
GV: : lê thị hà
Tiết 114 - Tuần 29
Lớp 2
Những quả đào ( Tiết 2) 
I -Mục tiêu: 
 1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 2 Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
 - Từ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu...
 - Nội dung: Nhờ những quả đào ấy, ông biết tính nết các cháu mỗi người một khác, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường quả đào cho bạn.
II-Đồ dùng dạy học
 . SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, quả đào nhựa.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
 5'
 1'
 20'
7'
1'
A. Kiểm tra
Đọc bài Những quả đào
B Bài mới 
1 .Giới thiệu bài 
 Tiết trước chúng ta đã luyện đọc bài Những quả đào. Tiét này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài tập đọc qua một số các câu hỏi .
2. Tìm hiểu nội dung bài
 ạ. GV đọc lại 
Giọng chậm rãi, rành mạch. Giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng cháu Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng chúa Vân: hồn nhiên ngây thơ, giọng Việt: lúng túng.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
+ Cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
+ Thấy quả đào to và ngon, Xuân đã đem gieo hạt vào một cái vò , hi vọng nó sẽ mọc thành cây to. 
+ Vân còn rất bé, như mọi đứa trẻ , em háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa chưa suy nghĩ được như Xuân.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn.
+ Xuân sẽ trở thành người làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây và giữ gìn những giống cây tốt.
+Vân vẫn còn thơ dại, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn. Việt biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn. Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
3 Luyện đọc diễn cảm 
C. Củng cố - dặn dò 
* PP Kiểm tra đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc bài Những quả đào. 
- Nhận xét, cho điểm.
* PP luyện tập thực hành
 - GV giới thiệu bài, học sinh lấy sách vở. GV ghi đề bài lên bảng.
- GV đọc.
- 1 HS khá đọc .
- 1 Hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Câu 1: Người ông dành những quả đào cho ai? 
- 1 Hs đọc đoạn 2, 3, 4 cả lớp đọc thầm.
+ Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? ( Cháu Xuân, Vân, Việt)
+ Câu 3: Nêu nhận xét của ông về từng người cháu? Vì sao lại nhận xét như vậy?
 Câu hỏi gợi ý: 
 - Ông nhận xét gì về Xuân? Vì sao lại nhận xét như vậy?
 - Ông nhận xét gì về Vân? Vì sao lại nhận xét như vậy?
 - Ông nhận xét gì về Việt? Vì sao lại nhận xét như vậy?
- Học sinh luyện đọc lại bài
- Học sinh đọc cá nhân .
- HS khác và GV nhận xét.
- GV nhận xét giờ học
Đọc lại bài. 
Chuẩn bị bài sau: Cây đa quê hương 
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................... 
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học phân môn tập đọc
GV: : lê thị hà
Tiết 115 - Tuần 29
Lớp 2
 Cây đa quê hương 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Biết đọc với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ khó: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững...
 - Hiểu nội dung truyện : Bài văn tả cảnh đẹp quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả đối với cây đa quê hương.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
15'
7'
6'
1'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài "Những quả đào"
+Thấy quả đào to và ngon, Xuân đã đem gieo hạt vào một cái vò , hi vọng nó sẽ mọc thành cây to. 
+ Vân còn rất bé, như mọi đứa trẻ , em háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa chưa suy nghĩ được như Xuân.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn.
+ Xuân sẽ trở thành người làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây và giữ gìn những giống cây tốt.
+Vân vẫn còn thơ dại, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn. Việt biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn. Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
 Làng quê Việt Nam, ngoài cây tre còn có một loại cây rất phổ biến là cây đa. Đa là một loại cây to, rễ chùm, toả bóng mát nên rất gần gũi với trẻ nhỏ. Bài đọc Cây đa quê hương hôm nay sẽ cho các em thấy cây đa gắn bó với trẻ em làng quê như thế nào?
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: 
Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng. Nhấn giọng các từ ngữ : gắn liền, không xuể, chót vót, nổi lên, quái lạ, gẩy lên, hóng mát, gợn sóng, lững thững, lan giữa ...
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từ : 
* Từ ngữ khó đọc: liền, nổi lên, lúa vàng, gợn sóng, nặng nề, yên lặng, toà, cổ kính... 
*Giải nghĩa các từ khó: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững...
b. Đọc từng câu, từng đoạn trước lớp: 
* Đọc câu khó:
- Trong vòm lá, /gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì /tưởng chừng như ai đang cười/đang nó. //
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : 
Câu1: Câu: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
Câu 2: 
+ Thân cây: là một toà cổ kính; chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
+ Cành cây: lớn hơn cột đình.
+ Ngọn: chót vót giữa trời xanh.
+ Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
Câu 3: Thân cây rất to. Thân cây rất đồ sộ. Thân cây cao lớn.....
+ Cành cây rất to. Cành cây mập và to....
+ Ngọn cây rất cao. Ngọn cây cao vút...
+ Rễ cây ngoằn ngoèo. Rễ cây rất kì dị...
Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy lúa vàng gợn sóng; đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều...
4. Luyện đọc diễn cảm 
3. Củng cố - Dặn dò:
* PP Kiểm tra đánh giá.
- 2-3 HS đọc bài "Những quả đào"
- Trả lời câu hỏi: 
 + Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? ( Cháu Xuân, Vân, Việt)
 + Nêu nhận xét của ông về từng người cháu? Vì sao lại nhận xét như vậy?
- Nhận xét cho điểm 
* PP luyện tập thực hành
- GV nêu yêu cầu tiết học, treo tranh minh hoạ.
- GV ghi tên bài lên bảng. 
- HS mở sách giáo khoa. 
* Luyện đọc. 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- 1 HS khá đọc lại
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, từ hs đọc còn sai... để GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích. 
- HS đọc các từ chú giải cuối bài
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét.
- HS đọc từng câu trong bài
GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh câu .
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
 - GV cho các nhóm thi đọc từng đoạn GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp luyện đọc. 
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 1 HS trả lời câu hỏi: 
Câu1: Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?
 Câu 2: Các bộ phận của cây đa ( thân , cành, ngọn, rễ) được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Câu 3: Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.
Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương.
- 4 HS thi đọc diễn cảm toàn bài 
- Cả lớp nghe và nhận xét, bình chọn bạn có giọng đọc hay.
- Nhận xét giờ học.
- GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm.
Đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau: Cậu bé và cây si già
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học phân môn tập đọc
GV: : lê thị hà
Tiết 116 - Tuần 29
Lớp 2
 Cậu bé và cây si già
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
 + Đọc lu loát toàn bài (chú ý các từ: xum xuê, hí hoáy, đau điếng, vui vẻ, ngoan, rang lên, rùng mình, lắc đầu). Ngắt nghỉ hơi đúng.
 + Đọc phân biệt lời kể nhân vật và lời ngời dẫn chuyện.( cậu bé, cây si)
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: hí hoáy, đau điếng, rùng mình.
 - Hiểu nội dung của câu chuyện: Cây cối cũng đau đớn nh con ngời. Cần bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
III. Hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
12'
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Cây đa quê hương 
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Cây đa quê hương
2. Hớng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. GV đọc mẫu: 
 Giọng đọc chậm rãi , rành mạch, 
nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: khắc, đau điếng, đẹp làm sao, rạng lên, khắc tên, rùng mình, đau lắm..... Giọng cây ôn tồn, nghiêm khắc. Giọng cậu bé hồn nhiên không đọc đều đều.
b. Đọc câu:
* Từ ngữ khó đọc: xum xuê, hí hoáy, đau điếng, vui vẻ, ngoan, rang lên, rùng mình, lắc đầu.
* Giải nghĩa từ: 
+hí hoáy: Từ gợi tả dáng vẻ chăm chú làm một việc gì đó luôn tay.
+ đau điếng: Rất đau ở bộ phận bị tổn thương.
+ rùng mình: Cảm thấy sợ hãi rung mạnh toàn thân.
c. Đọc từng đoạn trớc lớp: 
* Kiểm tra, đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi cuối bài. 
- GV nhận xét cho điểm.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học; HS mở sách giáo khoa. GV ghi tên bài lên bảng.
* Luyện đọc. 
 - GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dỡi từ ngữ cần nhấn giọng. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lợt. Khi học sinh đọc bài sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ. 
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân , đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- GV yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng giọng nhân vật, HS khác nhận xét, GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
10'
5'
2'
d. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
e. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm, cá nhân theo từng đoạn và cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : 
+ Cậu bé khắc tên mình lên thân cây làm cây đau đớn.
+ Cây khen cậu có cái tên rất hay, rồi hỏi khéo: "Vì sao cậu không khắc cái tên đẹp ấy lên ngời của cậu?". Cậu bé rùng mình sợ đau, từ đó hiểu ra: Dùng dao khắc tên mình lên thân cây sẽ làm cho cây đau đớn..
+ Chắc chắn cậu bé không nghịch nữa vì đã hiểu ra: Cây cũng biết đau như con ngời, dùng dao khắc lên thân cây sẽ làm cây đau, có hại cho cây. Có thể từ đó trở đi cậu bé sẽ có ý thức bảo vệ cây.
4. Luyện đọc lại 
III. Củng cố , dặn dò
- Về nhà đọc toàn bài 5 lần.
Chuẩn bị bài Ai ngoan sẽ được thưởng
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 
- GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 3 nhóm thi đọc. GV và HS nhận xét. 
* Vấn đáp, luyện đọc. 
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài .
- Cậu bé đã làm gì không phải với cây si?
- Cây đã làm gì để cậu bé hiểu đợc nỗi đau của nó?
- Theo em, sau cuộc nói chuyện với cây, câu bé còn nghịch như thế nữa không? Vì sao?
- HS luyện đọc lại toàn bài 
- GV nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct doc 29l ha.doc