Giáo án Tập đọc tuần 28 - Nguyễn Thị Mai Hương

Giáo án Tập đọc tuần 28 - Nguyễn Thị Mai Hương

TRƯỜNGTHDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương

Lớp: 2 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Tiết:. Tuần: 28

Những quả đào (tiết 1)

I -Mục tiêu:

 1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 2 Rèn kỹ năng đọc hiểu :

 - Từ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu.

 - Nội dung: Nhờ những quả đào ấy, ông biết tính nết các cháu mỗi người một khác, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường quả đào cho bạn.

II-Đồ dùng dạy học

 . SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, quả đào nhựa.

 

doc 14 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 28 - Nguyễn Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trườngthdl Đoàn Thị Điểm
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp: 2 
Kế hoạch dạy học môn tiếng việt 
phân môn tập đọc
Tiết:... Tuần: 28
Những quả đào (tiết 1)
I -Mục tiêu: 
 1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 2 Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
 - Từ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu...
 - Nội dung: Nhờ những quả đào ấy, ông biết tính nết các cháu mỗi người một khác, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường quả đào cho bạn.
II-Đồ dùng dạy học
 . SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, quả đào nhựa.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
 5'
1'
27'
2'
A. Kiểm tra
Đọc bài thuộc lòng bài “ Cây dừa”
 + Cây dừa là hiện thân của người dân Việt Nam anh hùng , bất khuất trong đấu tranh và trong cuộc sống.
B Bài mới 
1 .Giới thiệu bài 
 Đây là những quả đào bình thường mà chúng ta vẫn ăn. Nhưng quanh nó có rất nhiều câu chuyện thú vị. Câu chuyện “ Những quả đào” mà hôm nay chúng ta đọc chứa nhiều điều thú vị. Điều đó là gì ? Chúng ta cùng đọc nhé!
2 Luyện đọc
 2.1 . GV đọc mẫu 
Giọng chậm rãi, rành mạch, ngắt đúng chỗ có dấu chấm, dấu phẩy. Giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng cháu Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng chúa Vân: hồn nhiên ngây thơ, giọng Việt: lúng túng.
2.2-Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc nối tiếp từng câu
* Chú ý từ khó
- làm vườn, hài lòng, nhân hậu, tiếc rẻ, thốt lên.......
* Giải nghĩa từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt, nhân hậu..
b. Đọc từng đoạn trong nhóm
c. Đọc từng đoạn trước lớp
d. Thi đọc từng đoạn trong nhóm
e. Luyện đọc phân vai
C. Củng cố - dặn dò 
Đọc lại bài 
Chuẩn bị trả lời các câu hỏi cuối bài 
* PP Kiểm tra đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc bài thuộc lòng bài Cây dừa. Hỏi:
 + Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào?
 + Con thích câu thơ nào nhất ? Vì sao?
- Nhận xét, cho điểm.
* PP luyện tập thực hành
- GV đưa ra quả đào và hỏi: Đây là quả gì? ( Quả đào)
 - GV giới thiệu bài, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng.
- Gv đọc.
- 1 HS khá đọc .
- Hs đọc nối tiếp từng câu 1 lần cả bài tập đọc .
- GV ghi lên bảng những từ HS đọc còn sai.
- GV yêu cầu HS đọc lại từ đó,
- Đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- 8 HS đọc trước lớp.
- Cả lớp nghe và nhận xét
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm
- GV nhận xét giờ học
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 
Trườngthdl Đoàn Thị Điểm
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp: 2 
Kế hoạch dạy học môn tiếng việt 
phân môn tập đọc
Tiết:... Tuần: 28
Những quả đào (tiết 2)
I -Mục tiêu: 
 1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 2 Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
 - Từ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu...
 - Nội dung: Nhờ những quả đào ấy, ông biết tính nết các cháu mỗi người một khác, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường quả đào cho bạn.
II-Đồ dùng dạy học
 . SGK, SGV, Phấn màu,bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, quả đào nhựa.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
 5'
 1'
 20'
 7'
1'
A. Kiểm tra
Đọc bài Những quả đào
B Bài mới 
1 .Giới thiệu bài 
 Chúng ta đã luyện đọc bài Những quả đào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài tập đọc này
2 Tìm hiểu nội dung bài
 2.1. GV đọc lại 
Giọng chậm rãi, rành mạch. Giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng cháu Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng chúa Vân: hồn nhiên ngây thơ, giọng Việt: lúng túng.
 2.2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
+ Cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
+Thấy quả đào to và ngon, Xuân đã đem gieo hạt vào một cái vò , hi vọng nó sẽ mọc thành cây to. 
+ Vân còn rất bé, như mọi đứa trẻ , em háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa chưa suy nghĩ được như Xuân.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn.
+ Xuân sẽ trở thành người làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây và giữ gìn những giống cây tốt.
+Vân vẫn còn thơ dại, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn. Việt biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn. Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
3 Luyện đọc diễn cảm 
C. Củng cố - dặn dò 
Đọc lại bài. 
Chuẩn bị bài sau: Cây đa quê hương 
* PP Kiểm tra đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc bài Những quả đào. 
- Nhận xét, cho điểm.
* PP luyện tập thực hành
 - GV giới thiệu bài, học sinh lấy sách vở. GV ghi đề bài lên bảng.
- Gv đọc.
- 1 HS khá đọc .
- 1 Hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Câu 1: Người ông dành những quả đào cho ai? 
- 1 Hs đọc đoạn 2, 3, 4 cả lớp đọc thầm.
+ Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? ( Cháu Xuân, Vân, Việt)
+ Câu 3: Nêu nhận xét của ông về từng người cháu? Vì sao lại nhận xét như vậy?
 Câu hỏi gợi ý: 
 - Ông nhận xét gì về Xuân? Vì sao lại nhận xét như vậy?
 - Ông nhận xét gì về Vân? Vì sao lại nhận xét như vậy?
 - Ông nhận xét gì về Việt? Vì sao lại nhận xét như vậy?
- Học sinh luyện đọc lại bài
- Học sinh đọc cá nhân .
- HS khác và GV nhận xét.
- GV nhận xét giờ học
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................... 
Trườngthdl Đoàn Thị Điểm
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp: 2 
Kế hoạch dạy học môn tiếng việt 
phân môn tập đọc
Tiết:... Tuần: 28
Cây đa quê hương 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Biết đọc với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ khó: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững...
 - Hiểu nội dung truyện : Bài văn tả cảnh đẹp quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả đối với cây đa quê hương.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
15'
7'
6'
1'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài "Những quả đào"
+Thấy quả đào to và ngon, Xuân đã đem gieo hạt vào một cái vò , hi vọng nó sẽ mọc thành cây to. 
+ Vân còn rất bé, như mọi đứa trẻ , em háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa chưa suy nghĩ được như Xuân.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn.
+ Xuân sẽ trở thành người làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây và giữ gìn những giống cây tốt.
+Vân vẫn còn thơ dại, ăn hết phần mình vẫn thèm ăn nữa.
+ Việt không ăn đào mà nhường cho bạn ốm, bạn không nhận vẫn để lại cho bạn. Việt biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn. Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
 Làng quê Việt Nam, ngoài cây tre còn có một loại cây rất phổ biến là cây đa. Đa là một loại cây to, rễ chùm, toả bóng mát nên rất gần gũi với trẻ con. Bài đọc Cây đa quê hương hôm nay sẽ cho các em thấy cây đa gắn bó với trẻ em làng quê như thế nào?
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: 
Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng. Nhấn giọng các từ ngữ : gắn liền, không xuể, chót vót, nổi lên, quái lạ, gẩy lên, hóng mát, gợn sóng, lững thững, lan giữa ...
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từ : 
* Từ ngữ khó đọc: liền, nổi lên, lúa vàng, gợn sóng, nặng nề, yên lặng, toà, cổ kính... 
*Giải nghĩa các từ khó: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững...
b. Đọc từng câu, từng đoạn trước lớp: 
* Đọc câu khó:
- Trong vòm lá,/gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/tưởng chừng như ai đang cười/đang nó. //
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : 
Câu1: Câu: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
Câu 2: 
+ Thân cây: là một toà cổ kính; chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
+ Cành cây: lớn hơn cột đình.
+ Ngọn: chót vót giữa trời xanh.
+ Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
Câu 3: 
+ Thân cây rất to. Thân cây rất đồ sộ. Thân cây cao lớn.....
+ Cành cây rất to. Cành cây mập và to....
+ Ngọn cây rất cao. Ngọn cây cao vút...
+ Rễ cây ngoằn ngoèo. Rễ cây rất kì dị....
Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy lúa vàng gợn sóng; đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều...
4. Luyện đọc diễn cảm 
3. Củng cố - Dặn dò:
Dặn dò: Đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau: Cậu bé và cây si già
* PP Kiểm tra đánh giá.
- 2-3 HS đọc bài "Những quả đào"
- Trả lời câu hỏi: 
 + Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? ( Cháu Xuân, Vân, Việt)
 + Nêu nhận xét của ông về từng người cháu? Vì sao lại nhận xét như vậy?
- Nhận xé ... ..........................
Môn : Tập đọc Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2G Tên bài dạy : Dự báo thời tiết
Tiết :99 Tuần : 24 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài , biết ngắt, nghỉ đúng hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Bước đầu biết chuyển giọng đọc phù hợp với nội dung bài..
 - Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào , rải rác, nắng nóng, Bắc bộ, Đà Nẵng.
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: 
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Dự báo thời tiết giúp con người biết trước tình hình mưa nắng, nóng lạnh ...để biết cách ăn mặc, bố trí công việc hợp với thời tiết và phòng tránh thiên tai ( những rủi ro mà thiên nhiên gây ra.)
II. Đồ dùng dạy học : 
Bản đồ Việt Nam cỡ to.
Một số đò vật như : mũ, nón, áo mưa, ô...
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
12'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc và trả lời câu hỏi bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
Bản tin dự báo thời tiết thông báo những gì, bản tin đó cần thiết như thế nào với cuộc sống con người ? Bài tập đọc hôm nay sẽ cho các con hiểu được điều đó.
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu: 
 Giọng đọc chậm rãi , rành mạch, 
nhấn giọng các từ ngữ chỉ khu vực và hiện tượng thời tiết: Phía tây Bắc Bộ, ngày nắng, gió tây cấp 2, cấp 3, nhiệt độ từ 28 đến 34 độ..
Chú ý: GV phải đọc cả phần cuối : Theo bản tin của đài truyền hình Việt Nam , ngày 29 tháng 9 năm 2002.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
+. Đọc từng câu: 
Từ ngữ khó đọc: mưa rào rải rác, nắng, nóng, Nam Bộ, Hà Nội...
c. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc lần lượt các đoạn trong bài Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ; trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
- Nhận xét cho điểm
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng.
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn giọng. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bài sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ : dự báo, thời tiết, gió tây...
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân , đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- 6HS đọc từng đoạn trong bài. 
10'
4'
2'
- Đoạn 1: từ đầu đến ... 31 độ ( 2 chấm đầu dòng)
- Đoạn 2: 4 chấm đầu dòng tiếp theo
- Đoạn 3: Còn lại.
* Câu khó đọc: Chiều tối có mưa rào rải rác. gió tây nam cấp 3, cấp 4.
d. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
e. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài.
g. Đọc đồng thanh 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : 
Câu1: Phía tây Bắc Bộ, phía đông Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên – Huế, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận..
- Các tỉnh phía tây Bắc Bộ : Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái .
- Các tỉnh phía đông Bắc Bộ : Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang .......
Câu 2: Nơi em ở là thành phố Hà 
Nội, thuộc phía đông Bắc Bộ.
Câu 3: 
* Nếu ngày mai trời nắng , em sẽ:
- Mặc áo mỏng, hở cổ, hở tay cho mát...
- Mang mũ nón, nước uống, quạt...
- Tắm gội lau mồ hôi, uống nước mát, giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát..
* Nếu ngày mai trời mưa , em sẽ:
- Mang mũ nón, ô, áo mưa hoặc vải mưa....nước uống, quạt...
- Cất quần áo ở ngoài trời, phơi vào chỗ có mái che...
Câu 4: Dự báo thời tiết có rất nhiều ích lợi, ví dụ như đối với:
- Học sinh: Biết ngày mai thời tiết ntn để mặc quần áo cho phù hợp...
- Cô bác công nhân, nông dân: Nếu thời tiết tốt, không nắng gắt, không mưa to , không gió bão thì làm việc bình thườn. Nếy thời tiết xấu thì mang theo mũ nón, hoặc áo mưa, không làm việc ngoài trời nếu có bão , lũ, mưa đá...
- Người đi biển: Nếu thời tiết tốt, không nắng gắt, không mưa to , không gió bão thì ra khơi đánh cá. Nếy thời tiết xấu ,nếu có bão lũ thì giữ thuyền ở bờ, không ra khơi. Nếu đã ra khơi thì khẩn cấp đưa tàu thuyền vào bờ hoặc vào vùng biển khuất gió, có núi đá vây quanh.
4. Luyện đọc lại 
5. Củng cố , dặn dò
- Em nhe trên đài, ti vi ......
- Dặn dò: Nghe bản tin trên đài, ti vi
Chuẩn bị bài sau: Bé nhìn biển
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích 
- GV yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại 
- GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 3 nhóm thi đọc đoạn 1, 2, . GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp luyện đọc. 
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 1 HS trả lời câu hỏi: 
Câu1: Kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin?
- GVdùng thước chỉ trên bản đồ, giới thiệu cho HS biết các vùng địa lí được nêu tên .
- Một vài HS lên bảng tìm trên các vùng trên bản đồ 
Câu 2: Nơi em ở thuộc vùng nào ? Bản tin nói về thời tiết vùng này ra sao ?
HS quan sát bản đồ tìm vùng mình đang sống .
3 HS đọc lại tình hình thời tiết của vùng đó trong bản tin .
Câu 3:Em sẽ làm gì nếu biết trước: 
a.ngày mai trời nắng ?
b. Ngày mai trời mưa ?
- HS thảo luận nhóm tự đưa ra ý kiến của mình . 
Câu 4: Theo em, dự báo thời tiết có ích lợi gì 
- HS thảo luận nhóm sau đó báo các kết quả của nhóm mình . Cả lớp nghe và nhận xét.
4 HS thi đọc lại toàn bài 
- Hằng ngày em có nghe bản tin thời tiết không ? Em nghe ở đâu?
-Về nhà đọc toàn bài 3 lần.
- Dặn HS về nhà nghe bản tin thời tiết ngày hôm sau .
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc 	 Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2G 	 Tên bài dạy : Bé nhìn biển 
Tiết :100 Tuần : 25 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: sóng lừng,lon ton, to lớn ... 
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, giọng vui tươi hồn nhiên ;
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu các từ ngữ: bễ, còng, sóng lừng ,...
 - Hiểu nội dung bài thơ : Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. Thuộc lòng bài thơ . 
ii.Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, 
 - Bản đồ Việt Nam ,tranh ảnh về biển .
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
13'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Dự báo thời tiết .
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
(Giáo viên giới thiệu tranh vẽ cảnh biển). Bài thơ hôm nay sẽ cho chúng ta biết biển là như thế nào theo cách nhìn của một bạn nhỏ . 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng vui tươi phấn khởi , hồn nhiên , đọc đúng nhịp 4 . Nhấn giọng ở các từ ngữ : tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn, rằng, kéo co ......
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: sóng lừng, lon ton, to lớn ,..
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc bài Dự báo thời tiết và trả lời các câu hỏi của bài. 
Dự báo thời tiết có ích lợi gì?
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
- GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết. 
-Luyện đọc các từ khó trong bài
8'
7'
1'
b. Đọc từng khổ thơ:
* Hiểu nghĩa các từ mới:phì phò, lon ta lon ton .
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài + luyện đọc lại: 
Câu 1: Những câu thơ cho thấy biển rất rộng :
- Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to hơn trời .
- Như con sông lớn/ Chỉ có một bờ 
Biển to lớn thế
Câu 2:. Những hình ảnh trong bài cho ta thấy biển rất giống như trẻ con:
- Bãi rằng với sóng / chơi trò kéo co.
Nghìn con sóng khoẻ / Lon ta lon ton 
- Biển to lớn thế / Vẫn là trẻ con 
Câu3: HS trả lời theo ý kiến của riêng bản thân : 
IV. Học thuộc lòng bài thơ 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Biển to, rộng .Biển đáng yêu giống như một đứa trẻ con , trên mặt biển có nhiều sóng nô đùa như trẻ con chạy đuổi nhau .......
- Dặn dò: Đọc lại cả bài. Chuẩn bị bài sau: Tôm càng và Cá Con
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ 
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 2.
 * Vấn đáp + luyện đọc.
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 
Câu 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? 
- HS đọc lại những câu thơ đó ,thể hiện thái độ ngỡ ngàng ,ngạc nhiên thích thú .
Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài cho ta thấy biển rất giống như trẻ con 
- Đoạn thơ cho ta thấy biển có hành động như một đứa trẻ : Bãi biển chơi trò kéo co với sóng ; sóng chạy lon ta lon ton giống hệt như một đứa trẻ con .
Câu 3: Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao? GV nhận xét 
- Nhiều HS đọc lại bài thơ và luyện đọc thuộc lòng.
- Em có thích biển trong bài thơ này không? Vì sao ? 
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTD 28.doc