Giáo án Tập đọc tuần 2 (Nguyễn Thị Phương)

Giáo án Tập đọc tuần 2 (Nguyễn Thị Phương)

TÊN BÀI DẠY : PHẦN THƯỞNG

I - Mục tiêu : Giúp HS

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.

- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.

II - Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 2 (Nguyễn Thị Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc
Ngày soạn: 10/8/2004 Thứ ngày tháng năm
Tiết: 5 - Tuần: 2
Lớp: 2G
Tên bài dạy : Phần thưởng
I - Mục tiêu : Giúp HS
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
II - Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III - Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
5 phút
1
phút
2 phút
10 phút
5 phút
10 phút
1 phút
A - Kiểm tra bài cũ:
Bài “ Ngày hôm qua đâu rồi ”
? Tại sao lại nói ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng ?
? Bài thơ muốn nói với em điều gì?
B - Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Đây là cảnh cô giáo đang trao phần thưởng cho bạn Na. Bạn Na tuy chưa là HS giỏi nhưng cuối năm bạn vẫn được cô giáo phát phần thưởng. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các con hiểu được tai sao bạn Na lại được nhận phần thưởng.
2 . Luyện đọc đoạn 1, 2
a)Đọc mẫu:
 Giọng nhẹ nhàng, cảm động
b). Luyện đọc, giải nghĩa từ
Đọc từng câu
Đọc từ:
Lặng yên, trực nhật, phần thưởng, sáng kiến
Đọc từng đoạn
Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trọng lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm//
Lưu ý : Phân biệt ngắt hơi và nghỉ hơi
Giải nghĩa : tốt bụng, bí mật, sáng kiến, lặng
3. Tìm hiểu bài
Đoạn 1 :
Câu chuyện này nói về bạn Na tốt bụng hay giúp đỡ bạn bè
Đây là một tính tốt
Đoạn 2: Những việc làm tốt của Na
Na hay giúp đỡ bạn bè, sẵn sàng đem của mình san sẻ với bạn. Các bạn yêu quý muốn thưởng cho Na.
Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na.
4. Luyện đọc lại : 
C. Củng cố – dặn dò:
Dặn dò: . Muốn biết kết thúc câu chuyện ra sao, điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho Na là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu ở đoạn cuối bài.
Phương pháp kiểm tra đánh giá
Hai HS đọc bài. và trả lời câu hỏi.
- GV treo tranh và đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì? ( Cảnh tổng kết năm học)
GV giới thiệu bài và ghi bảng.
- GV đọc :
- 1 HS khá đọc
HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong mỗi đoạn.
GV hướng dẫn HS đọc các từ có vần khó hoặc các từ dễ viết sai
HS đọc từ khó ( cá nhân, đồng thanh )
- 2 HS đọc nối tiếp nhau đoạn 1,2
GV hướng dẫn HS đọc ngắt hơi đúng ở câu dài ( chú ý nhấn giọng đúng )
- GV treo bảng phụ
GV đọc mẫu.
HS luyện đọc cá nhân.
Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
HS nhận xét, GV đánh giá
HS tự giải nghĩa bằng cách đọc chú giải, hoặc GV giải thích các từ mới.
- GV ghi bảng từ cần giải nghĩa.
1 HS đọc đoạn 1
? Câu chuyện này nói về ai ?
? Bạn có đức tính gì ? Đọc những câu cho ta biết điều đó.
HS đọc đoạn 2
? Hãy kể những việc làm tốt của Na
? Theo em, điều bí mật đó là gì?
- GV nêu cách đọc.
GV đọc lại.
HS đọc.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
GV nhận xét, cho điểm.
HS đọc, GV cho điểm 
Nhắc HS cách đọc đúng..
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Môn: Tập đọc
Ngày soạn: 10/8/2004 Thứ ngày tháng năm
Tiết: 6 - Tuần: 2
Lớp: 2G
Tên bài dạy: Phần thưởng
I . Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng cửa phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
II . Đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III . Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
5’
1’t
2 ‘
10’
10 ‘
8 ‘
1’ 
A - Kiểm tra bài cũ
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài
Chúng ta cùng hồi hộp không biết cô giáo và các bạn bàn bạc điều gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu phần cuối của bài để biết điều đó nhé.
2. Hướng dẫn đọc
2.1 Đọc mẫu
2.2 Luyện đọc
Đọc từng câu
Đọc từ:
- Lớp, bước lên, trao, tấm lòng, lặng lẽ 
Giải nghĩa : bất ngờ, lặng lẽ, 
Đọc đoạn :
GV hướng dẫn HS đọc ngắt hơi dúng ở câu dài:
Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
Đỏ bong mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục.//
Lưu ý : Giọng xúc động.
3. Tìm hiểu bài
Đoạn 3:
Na xứng đáng được thưởng , vì có tấm lòng tốt là rất đáng quí.
Trong trường học có nhiều loại phần thưởng : học tập, ý thức, văn nghệ  Vì vậy cần nỗ lực phấn đấu phát huy hết khả năng của mình.
 Khi Na được thưởng tất cả mọi người đều vui mừng vì Na được thưởng
 - Kết luận.
Đây là phần thưởng cho tấm lòng của bạn Na.
4. Luyện đọc lại
 Hai câu đầu : Thong thả, trang trọng.
 Lời cô giáo : hào hứng, trìu mến. Bốn câu cuối cùng : cảm động.
C. Củng cố – dặn dò
- Đọc lại và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Dặn dò:
- 2 HS đọc đoạn 1,2
- GV vào bài trực tiếp.
- GV đọc:
- HS khá đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc các từ có vần khó hoặc các từ dễ viết sai
- HS đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh)
- HS tự giải nghĩa bằng cách đọc chú giải, hoặc GV giải thích các từ mới.
- 4,5 HS đọc đoạn
GV treo bảng phụ.
- GV đọc mẫu, HS luyện đọc cá nhân.
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
HS nhận xét, GV đánh giá
HS đọc đoạn 3
HS đọc đoạn 3
? Em có nghĩ rằng Na xứng đáng nhận phần thưởng không?
GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm về câu hỏi này
HS có thể phát biểu nhiều ý kiến khác nhau
( Được vì : - Na tốt
 Không được vì Na học chưa giỏi )
? Khi Na được thưởng những ai vui? Vui mừng như thế nào? ( Mẹ khóc, Na đỏ bong mặt, cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy )
- GV chốt
GV hướng dẫn cách đọc.
HS thi đọc cá nhân.
Thi cá nhân đọc tốt. GV cùng cả lớp bình chọn người đọc hay nhất.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HS đọc lại bài.
? Con học được điều gì ở bạn Na?
? Việc làm của cô giáo và các bạn có tác dụng gì?
- Về nhà đọc bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Môn: Tập đọc
Ngày soạn: 10/8/2004 Thứ	 ngày thắng năm 
Tiết: 7 - Tuần: 2
Lớp:2G
Tên bài dạy: Làm việc thật là vui
Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: Làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn; các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
- Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật.
- Nắm được ý nghĩa của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng.
Ghi chú
5 phút
1 phút
2 phút
13 phút
7 phút
10 phút
1 phút
A - Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài “ Phần thưởng”
? Em học được điều gì ở bạn Na ?
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài:
 Hằng ngày ai cũng mải miết làm việc có những công việc vất vả, vậy mà tại sao ai cũng vui? Đọc bài hôm nay ta sẽ biết điều đó.
2. Hướng dẫn đọc:
2.1 Đọc mẫu:
 Giọng đọc nhanh, vui vẻ, hào hứng.
2.2 Luyện đọc, giải nghĩa từ
Đọc từng câu :
Đọc từ khó:
Quanh, quét, bận rộn, gà trống, trời, sắp sáng, sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng
Hướng dẫn ngắt giọng ở câu dài
Quanh ta,/ mọi người,/ mọi người/ đều làm việc.//
Con tu hú kêu: / tu hú,/ tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín//
Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.//
* Đọc đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu đến  tưng bừng
Đoạn 2 : còn lại.
Giải nghĩa Sắc xuân, rực rỡ, nhộn nhịp, tưng bừng.
 VD: Đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp.
* Đọc bài
3. Tìm hiểu bài: 
 Mọi vật, mọi con vật đều làm việc có ích lợi cho cuộc sống
( Vật : Đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân 
Con vật : gà gáy báo trời sáng, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu)
-Bản thân con: học bài, giúp mẹ
Tất cả mọi người đều làm việc. Khi làm việc, thấy mình có ích ai cũng vui.
- VD:
Ngày hội ở quê em thật tưng bừng.
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ
Xung quanh em , mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm hạnh phúc.
4. Luyện đọc lại
Giọng vui hào hứng.
C. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau : Mít làm thơ
Phương pháp kiểm tra đánh giá
- 2 HS đọc bài
- HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
- GV đọc:
- 1 HS khá đọc
HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- Phát hiện các từ khó đọc, GV ghi bảng.
? Tìm từ có vần oanh, oét: âm đầu là s, tr
- HS đọc lại các từ khó đọc.
- GV ghi câu dài trên bảng phụ.
GV hướng dẫn HS ngắt câu bằng cách đọc cho HS phát hiện cách 
ngắt nghỉ của cô. HS lên bảng dùng bút vạch dấu hiệu ngắt nghỉ. 
- GV nhận xét.
- 4,5 HS đọc lại
- Chia hai đoạn nhỏ để luyện đọc
- HS đọc cá nhân
( HS khác nhận xét )
- HS đọc phần chú giải
? Đặt câu với từ “ nhộn nhịp ”
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh theo tổ
Câu 1:
? Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Câu 2:
? Hãy kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết.
? Bố mẹ em làm những việc gì?
? Những người em biết làm gì?
? Bạn nhỏ trong bài làm gì?
? Con đã làm những việc gì?
? Bé nói làm việc rất vui, con có đồng ý không? Vì sao?
HS thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến.
Câu 3:
? Đặt câu với từ “ rực rỡ, tưng bừng ”
HS đặt câu
Cả lớp và GV cùng nhận xét
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
HS được tự do phát biểu ý kiến của mình.
Cho HS thi đọc cá nhân, cả lớp cùng GV bình chọn người đọc hay nhất.
Đọc đồng thanh bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Môn: Tập đọc
Ngày soạn: 10/8/2004 Thứ ngày tháng năm 
Tiết: 8 - Tuần: 2
Lớp: 2G
Tên bài dạy : Mít làm thơ
Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. 
- Đọc đúng các từ ngữ: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa Giấy).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
Nắm được diễn biến câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
5 phút
2 phút
2 phút
10 phút
10 phút
8 phút
3 phút
A - Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “ Làm việc thật là vui”.
Con đã làm được những việc gì giúp bố mẹ?
B - Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay các con sẽ được học đoạn trích rất hay trong truyện Chuyến phieu lưu của Mít và các bạn của nhà văn người Nga Nô-xốp.Bạn Mít rất thích làm thơ đấy, chúng ta cùng học xem bạn làm thơ ra sao nhé
2. Hướng dẫn đọc:
2.1 Đọc mẫu
Giọng vui, hóm hỉnh; những câu hỏi của Mít đọc với giọng ngạc nhiên, hồn nhiên.
2.2 Luyện đọc, giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu:
- Đọc từ:
Nổi tiếng, dạo này, thi sĩ, làm thơ.
b. Đọc từng đoạn: Chia 3 đoạn
Đoạn 1 : 2 câu đầu
Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ”
Đoạn 3 : Còn lại.
ở Thành phố Tí Hon/ nổi tiếng nhất/ là Mít / Người ta gọi câu như vậy / vì cậu chẳng biết gì.
Một lần/ cậu đến thi sĩ Hoa Giấy / để học làm thơ.
Giải nghĩa từ:
- nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu,.
c. Đọc bài
3. Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1:
Bạn nhỏ trong bài tên là Mít vì bạn chẳng biết gì.
 Đoạn 2:
Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ.
Trước hết , Hoa Giấy dạy cho Mít biết thế nào là vần thơ.
Vần thơ : Những tiếng có vần giống nhau ở cuối các câu thơ. Các từ này phải có nghĩa.
Mít đã gieo vần Bé – Phé . Cách gieo vần đó rất buồn cười vì tiếng phé không có nghĩa gì cả.
2.4 Luyện đọc lại
Giọng vui vẻ, hài hước.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét về nhân vật Mít
- Đó là một chú bé ngộ nghĩnh, gây cười, giống như những người đóng vai hề trong rạp xiếc. Mít muốn học làm thơ để trở thành thi sĩ nhưng do hấp tấp nên nói những câu rất buồn cười.
Phương pháp kiểm tra đánh giá
- 2 HS đọc 
HS trả lời.
GV nhận xét, cho điểm 
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng:
. 
GV đọc:
- 1 HS khá đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
? Tìm các từ có tiếng chứa âm đầu l, n, s
- HS đọc từ khó ( CN, ĐT )
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
? Tìm câu dài có trong bài cần ngắt hơi khi đọc.
- GV hướng dẫn HS ngắt câu bằng cách đọc cho HS phát hiện cách ngắt nghỉ hoặc HS nêu cách ngắt.
HS đọc cá nhân những câu dài.
HS nhận xét
HS đọc cá nhân từng đoạn. GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới có trong các đoạn.
Từng nhóm thi đọc từng đoạn hoặc cả bài ( CN, ĐT )
HS đọc đồng thanh cả bài
HS đọc 2 câu đầu và trả lời các câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài tên là gì ? ( Mít )
Vì sao cậu lại có tên như vậy?
HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Ai dạy Mít làm thơ?
? Trước hết , Hoa Giấy dạy Mít điều gì?
? Hai từ ( hoặc tiếng ) như thế nào được coi là vần với nhau?
? Mít đã gieo vần như thế nào?
( Bé – Phé )
? Nhận xét về cách gieo vần của Mít?
? Hãy tìm một tiếng cùng vần với tên em.
- Bài này nên đọc với giọng trầm ấm kiểu kể chuyện hay giọng vui vẻ?
GV đọc mẫu cho HS lần 2
Thi đọc phân vai theo nhóm, cá nhân.
HS và GV nhận xét nhóm nào, cá nhân nào đọc hay nhất
- Em thấy nhân vật Mít như thế nào?
- HS có thể có những ý kiến khác nhau, GV có thể trao đổi để HS có thể hiểu đúng về nhân vật Mít.
Khuyến khích HS về nhà kể câu chuyện này cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc tuan2 tiet 5.doc