Giáo án Tập đọc - Tiết: Hai anh em

Giáo án Tập đọc - Tiết: Hai anh em

. Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: n/l (MB); dấu hỏi, ngã, vần ôm, âm (MT, MN).

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh và người em.

- Đọc nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm trầm lấy nhau.

2. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ.

- Hiểu được tình cảm của 2 anh em.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.

3. Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 2 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1278Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tiết: Hai anh em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: HAI ANH EM
I. Mục tiêu
Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: n/l (MB); dấu hỏi, ngã, vần ôm, âm (MT, MN).
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh và người em.
Đọc nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm trầm lấy nhau.
Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ.
Hiểu được tình cảm của 2 anh em.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.
Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiếng võng kêu. 
Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Tiếng võng kêu.
Trong mơ em bé mơ thấy những gì? 
Những từ ngữ nào tả em bé ngủ rất đáng yêu.
Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Tuần trước chúng ta đã học những bài tập đọc nào nói về tình cảm giữa người thân trong gia đình.
Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình đó là tình anh em.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải
ị ĐDDH:Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
Đọc mẫu đoạn 1, 2
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn.
Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi để chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.
c) Luyện ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng 1 số câu dài, khó ngắt.
Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu
d) Đọc cả đoạn bài
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn sau đó nghe chỉnh sửa.
Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm.
g) Cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh
Gọi HS đọc và mỗi HS trả lời 1 câu hỏi:
Ngày mùa đến hai anh em chia lúa ntn?
Họ để lúa ở đâu?
Người em có suy nghĩ ntn?
Nghĩ vậy người em đã làm gì?
Tình cảm của người em đối với anh ntn?
Người anh vất vả hơn em ở điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- HS 1: Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi: 
- HS 2: Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi: 
- HS 3: Đọc khổ thơ em thích và nói rõ vì sao em thích?
- Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa.
- Câu chuyện bó đũa. Tiếng võng kêu.
- Mở SGK trang 119
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các từ khó: Nọ, lúa, nuôi, lấy lúa (MB); để cả, nghĩ (MT, MN).
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
	Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành 2 đống bằng nhau,/ để cả ở ngoài đồng.// 
	Nếu phần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.//
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc.
- HS đọc
- Chia lúa thành 2 đống bằng nhau.
- Để lúa ở ngoài đồng.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng.
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
- Còn phải nuôi vợ con.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 1.doc