TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
GV: Phan Thị Oanh Tiết 125-126 - Tuần 32
Lớp: 2 CHUYỆN QUẢ BẦU ( Tiết 1,2)
I. Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh qủ bầu hoặc một qủ bầu to ( nếu có)
Trường THDL Đoàn thị Điểm Kế hoạch dạy học phân môn tập đọc GV: Phan Thị Oanh Tiết 125-126 - Tuần 32 Lớp: 2 Chuyện quả bầu ( Tiết 1,2) I. Mục tiêu : 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. - Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung từng đoạn. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Tranh, ảnh qủ bầu hoặc một qủ bầu to ( nếu có) III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 2' 28' 2' A. Kiểm tra bài cũ: Bảo vệ như thế là rất tốt. B. Bài mới: I. Giới thiệu bài: - Chủ điểm nhân dân nói về các dân tộc anh em trên đất nước ta, những người lao động bình thường , những anh hùng nhỏ tuổi xưa và nay - Mở đầu cho chủ điểm này là 1 câu chuyện cổ tích của dân tộc Khơ-mú nhằm giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta, câu chuyện : Chuyện quả bầu. II. Luyện đọc: 1. GV đọc mẫu: GV đọc diễn cảm toàn bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: * Từ ngữ khó đọc: lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt,.. b. Đọc từng đoạn trước lớp: * Hiểu nghĩa các từ mới: - con dúi:loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất - sáp ong:chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ - nương:đất trồng trên đồi núi hoặc bãi cao ven sông - tổ tiên:những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hoặc một dân tộc. * Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: - Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// - Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than / nên hơi đen.// Tiếp đến, người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/người Kinh/lần lượt ra theo.// c. Đọc từng đoạn trong nhóm: d. Thi đọc giữa các nhóm: Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 3. Củng cố - Dặn dò: Chú ý đọc đúng ngữ điệu. Về nhà đọc toàn bài 3 lần. Tập trả lời các câu hỏi cuối bài. * Kiểm tra đánh giá. - 2-3 HS đọc bài Bảo vệ như thế là rất tốt, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời câu hỏi 2,3 của bài. - Gv nhận xét, đánh giá. * GV nêu yêu cầu tiết học. - HS mở sách giáo khoa. - GV ghi tên bài lên bảng. * Luyện đọc. GV đọc mẫu toàn bài. - HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó. - GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). - HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. - GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích. - GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả. - HS khác nhận xét. - GV chốt lại cách đọc cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. - Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm - GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm. - GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. - 2 nhóm còn lại đọc đoạn 3 đồng thanh, HS nhận xét. - 2 hs thi đọc cả bài. - GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc. Tiết 2 5' 1' 15' 10' 2' A. Kiểm tra bài cũ: Chuyện quả bầu B. Bài mới: I. Giới thiệu bài: II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1.Đoạn 1: - Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật. - Sắp có mưa to , gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt. 2. Đoạn 2: - Làm theo lời khuyên của dúi: lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. - Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người. - Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất bầu lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp, lấy bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong qủa bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. - Khơ-mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh,Tày, Giơ rai,Cà tu -Hs tự nêu. III. Luyện đọc lại: IV.Củng cố - Dặn dò: * Kiểm tra đánh giá. 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài Chuyện quả bầu - GV nêu yêu cầu tiết học. - HS mở sách giáo khoa. - GV ghi tên bài lên bảng. * Vấn đáp + luyện đọc. - 1HS đọc đoạn 1trong bài, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. + Con dúi làm gì khi hai vợ chồng người đi rừng bắt? + Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì? - 1 hs đọc đoạn 2 + Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? + Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt? - 1 hs đọc đoạn 3 + Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? + Những con người đó là tổ tiên những dân tộc nào? + Kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết? ? Đặt tên khác cho câu chuyện. * Kiểm tra - Đánh giá. - 2,3 HS đọc đoạn mà em thích. - 3,4 hs thi đọc cả bài - HS khác nhận xét, GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt. - Gv nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: