Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 24 đến tuần 30

Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 24 đến tuần 30

I. Mục đích:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chãy, toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.(Khỉ, Cá Sấu ).

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu các từ ngữ: Trấn tĩnh, bội bạc.

- Hiểu nội dung chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu , bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

II. Đồ dùng dạy học:.

Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 24 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Tiết:	70-71	QUẢ TIM KHỈ.
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chãy, toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.(Khỉ, Cá Sấu ).
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữù: Trấn tĩnh, bội bạc. 
- Hiểu nội dung chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu , bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn. 
II. Đồ dùng dạy học:.
Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta 2, 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sư Tử xuất quân. Sau đó đặt một tên khác cho bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Quả tim Khỉ.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Môt con vật da sần sùi,/ dài thượt,/ nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắt,/ Trườn lên bãi cát,// Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti híù/ với hai hàng nước mắt chãy dài,//
- Khi nào ta cần trấn tĩnh?
- Khi gặp việc làm lo lắng, sợ hải, không bình tĩnh được.
Tìm từ đồng nghĩa với "bội bạc"
- Phản bội, phản trắc, vô ơn, tệ bạc, bội ước, bội nghĩa.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm: ĐT, CN, Từng đoạn, cả bài.
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
- Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn, từ đó ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn.
- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình, Khỉ nhận lời, ngồi lên cùng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói cần quả tim Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.
- Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
- Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu , bảo Cá Sấu đưa trở lại vào bờ, lấy quả tim để ở nhà.
- Câu nói nào của Khỉ làm Cá Sấu tin Khỉ?
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước.
- Tại sao Cá Sấu lại lẽn tò, lủi mất?
- Cá Sấu lẽn tò, lủi mất vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối.
- Hãy tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu .
- Khỉ: tốt bụng, thật thà, thông minh. 
- Cá Sấu : giả dối, bội bạc, độc ác.
- Luyện đọc lại.
 GV HD 2,3 nhóm HS thi đọc truyện theo các vai: Người dẫn chuyện Khỉ, Cá Sấu .
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Câu chuyện nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học - Khen ngợi.
Tiết 72 :	VOI NHÀ
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chãy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt vòi ... Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn: Đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó : khựng lại, rú ga, thu lu ...
- Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà làm nhiều việc có ích giúp con người.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: Gấu trắng là chúa tò mò. Trả lời câu hỏi.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Voi nhà.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
Chú ý các từ:
- Thu lu, xe, rét, lùm cây, lừng lững, lo lắng.
- Có thể chia bài thành 3 đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
- Vì xe bị sa xuống vũng lầy, không lên được.
- Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?
- Sợ con voi đập xe, cứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi, cần ngăn lại.
- Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà?
- Vì voi không dữ tợn, phá phách như voi rừng mà hiền lành, biết giúp người.
- Luyện đọc lại.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc truyện.
IV. Củng cố dặn dò: Cho học sinh xem 1 số tranh voi đang làm việc giúp người.
Học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
TUẦN 25
Tiết 73 – 74 : 	SƠN TINH – THỦY TINH
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy, toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữù khó được chú giải cuối bài đọc: Cầu hôn, lễ vật, báu, nộp.
- Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II. Đồ dùng dạy học:.
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ.
- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
- Cuối cùng ai thắng?
- Người thua đã làm gì?
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài Voi nhà. TLCH về nội dung bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh đọc các từ chú giải.
- Cầu hôn, lễ vật, báu, nộp, ngà, cựa, hồng mao.
- Giải nghĩa thêm: kén.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Sơn Tinh chúa miền non cao và Thủy Tinh vua vùng nước thẳm.
- Em hiểu chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì?
- Sơn Tinh là thần núi.
- Thủy Tinh là thần nước.
- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào?
- Vua giao hẹn, ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
- Lễ vật gồm những gì?
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Cuối cùng ai thắng?
- Sơn Tinh thắng.
- Người thua đã làm gì?
- Thủy Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.
 Câu chuyện nói lên một điều có thật. Nhân dân ta chống lũ lụt kiên cường. Mị Nương rất xinh đẹp – Sơn Tinh rất tài giỏi.
- Luyện đọc lại.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Học sinh về nhà đọc lại truyện, xem trước yêu cầu của truyện ở tiết học sau.
Tiết 75 :	BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó : bễ, càng, sóng lừng.
- Hiểu bài thơ: Bé rất yêu biển, Bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghỉnh như trẻ con.
3. Thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bản đồ Việt Nam hoặc tranh ảnh về biển.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài: Bé nhìn biển.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Voi nhà.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc dòng thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc từng khổ trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
Tưởng rằng biển nhỏ / mà to bằng trời. Như con sóng lớn / chỉ có một bờ biển to lớn thế.
- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
- Học thuộc lòng bài thơ.
IV. Củng cố dặn dò: 
Em thích biển trong bài thơ này không? Vì sao ?
Em rất thích biển vì biển rất to, rộng vì biển đáng yêu nghịch như trẻ con. HTL bài thơ.
Tuần 26
Tiết 76 – 77 : 	TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc lưu loát, trôi chảy, toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể với giọng các nhân vật. (Tôm càng và Cá con)
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữù: Búng càng, (nhìn) trân trân, mái chèo, bánh lái, queo ...
- Hiểu nội dung truyện: Cá con và Tôm càng đều có tài riêng.
Tôm càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển, TLCH về nội dung của bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Tôm Càng và Cá con.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Nhấn mạnh những từ gợi tả 
Bài của Cá con trong đoạn văn.
- Cá con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cao, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái nó lại quẹo trái. Tôm càng thấy vậy phục lăn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Khi đang tập dưới đáy sông Tôm càng gặp chuyện gì?
- Tôm càng gặp được một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
- Cá con làm quen với Tôm càng như thế nào?
- Bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở.
- Đuôi của Cá con có ích lợi gì?
- Vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
- Vẩy của con cá có ích lợi gì?
- Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá con bị va vào đa ... rời, vụ lúa họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà, không cho đất nghĩ, chẳng lúc nào rời tay.
- Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
- Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
- Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện lão huyền.
- Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
- Ruộng nhà có 1 kho báu, các con hảy tự đào lên mà dùng.
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Lao động chuyên cần mới là kho báu, làm nên hạnh phúc ấm no.
- Luyện đọc lại.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét tiết dạy. Nhắc nhở tuyên dương.
Tiết 84	CÂY DỪA
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên, có nhịp điệu.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh.
- Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi – Trần Đăng Khoa giống như 1 con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một cây hoa giả có cài 10 câu hỏi về 5 loại cây lạ trong bài đọc. Bạn có biết?
- Tranh minh họa nội dung bài trong SHS.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: GV bày cây hoa giả có cài khoảng 10 câu hỏi trong 10 bông hoa, mời HS hái hoa và trả lời nhanh câu hỏi.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cây dừa.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
- Lá, tàu dừa như bàn tay dang ra đón gió. Như chiếc lược.
- Ngọn dừa: Như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
- Thân dừa: Mặc tấm áo bạc phếch.
- Quả dừa: Như đàn lợn con, như những lũi rượu.
- Em thích những câu thơ nào, vì sao?
- HS tự trả lời.
- HD học thuộc lòng bài thơ.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học – HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Tuần 29
Tiết 85 - 86	NHỮNG QỦA ĐÀO
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài - biết nghỉ hơi các dấu câu.
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Cây dừa, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Những qủa đào.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a- Đọc từng câu:
- Chú ý các từ ngữ: Làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên.
b- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc phần chú giải.
- GV giải thích thêm.
Nhân hậu: Thương người.
c- Đọc từng đoạn trong nhóm.
d- Thi đọc giữa các nhóm: Từng đoạn, cả bài.
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- Ông dành cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
- Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
- Xuân đem hạt đào trồng.
- Vân ăn hết quả đào và vứt hạt đào.
- Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm.
- Ông nhận xét gì về Xuân, vì sao ông nhận xét như vậy?
- Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi và Xuân thích trồng cây.
- Ông nhận xét gì về Vân.
- Vân còn thơ dại qúa.
- Ông nói gì về Việt?
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu.
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- HS tự nêu ý kiến.
- Luyện đọc lại.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét tiết dạy. 
Tiết 87	CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Thời thơ ấu, cổ kính, lững thững.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả với cây đa với quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK, thêm tranh, ảnh những cây đa to ở làng quê.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện Những qủa đào, trả lời câu hỏi.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cây đa quê hương.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Nhấn giọng những từ ngữ:
Gắn liền, không xuể, chót vót, nổi lên, quái lạ, gẩy lên, hóng mát, gợn sóng, lững thững, lan giữa.
- HD HS luyện đọc.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
- Các bộ phân của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?
- Thân cây: là một toà cổ kính.
- Ngọn cây: Lớn hơn cột đình.
- Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.
- Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
- Thấy lúa vàng gợn sóng, đàn trâu ra về.
- Luyện đọc lại.
- 3, 4 HS thi đọc lại bài.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Tuần 30 
Tiết 88 - 89	AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục đích:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài - Ngắt nghỉ hơi đúng.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với lời các nhân vật.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ trong bài được chú giải cuối bài đọc. 
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài: Cậu bé và Cây si già, trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Ai ngoan sẽ được thưởng.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Nhấn giọng các từ dùng để hỏi.
- Các cháu chơi có vui không?
- Thưa bác, vui lắm ạ!
- Các cháu ăn có no không?
- No ạ!
- Các cô có mắt phạt các cháu không?
- Không ạ!
- Các cháu có thích kẹo không?
- Có ạ! có ạ!
 Học sinh đọc các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc.
 Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
- Bác đi thăm phòng ngũ, phòng ăn,nhàbếp, nơi tắm rửa 
- Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì?
- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cô có mắng phạt các cháu không?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
- Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi.
- Các em đề nghị các Bác chia kẹo cho những ai?
- Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan.
- Tại sao bạn Tôi không giám nhận kẹo Bác chia?
- Vì bạn Tô tự thấy hôm nay mình chưa ngoan.
- Tại sao Bác khen Bạn Tô ngoan?
- Vì Tô biết nhận lỗi.
 - Luyện đọc lại.
 - Hướng dẫn học sinh 2, 3 nhóm tự phân vai.
IV. Củng cố – Dặn dò:
 Câu chuyện này cho em biết điều gì?
 Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác rất quan tâm thiếu nhi.
 Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện.
Tiết 90	CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc lưu loát bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- Biết thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ 
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm mong nhơ tha thiết Bác Hồ.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa bài đọc , ảnh Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: Em thích những chương trình gì trên ti vi?.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cháu nhớ Bác Hồ.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Bạn nhở trong bài thơ quê ở đâu?
Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu.
- Vì sao bạn nhỏ phải cất thầm ảnh Bác?
Vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác.
- Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?
- Hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ. Đôi má Bác hồng hào, râu, tóc, bạc phơ.
- HD HS HTL bài thơ.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
Em hãy nói về tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ.
Về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 24-30.doc