I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 12, Bài 13.
2. Phẩm chất
- Rút ra được những bài học cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY (2 tiết) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ Có chuyện này: Tất cả mọi thứ đều ẩn chứa trong đó khả năng lớn lên, phát triển, nhưng cần phải có sự hành động, nỗ lực của con người thì mới thành hiện thực. Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT. + Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. Biết liên hệ nội dung bài với thực tế. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV chiếu 2 bức tranh ở BT 1 phần Chia sẻ lên màn chiếu, yêu cầu HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh. - GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY 1. Giới thiệu bài Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài thơ Có chuyện này: Bài học hôm nay cho chúng ta biết những điều kỳ diệu luôn có sẵn xung quanh ta, nhưng để chúng xuất hiện lại cần có những phép biến diệu kì từ bàn tay, hành động của chính chúng ta. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài đọc thơ Có chuyện này. - GV mời 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. - GV mời 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu từ phép biến. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (GV hỗ trợ khi cần thiết). - GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai. - GV lưu ý HS CH 2: Có thể nêu hết các sự vật có mặt trong khổ thơ, nhưng đúng hơn cả là chỉ nêu những sự vật được nhắc đến như một đối tượng để nói tới, để tư duy về nó. - GV nhận xét, chốt đáp án. 3.Hoạt động luyện tập thực hành: HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả. - GV chốt đáp án: + BT 1: Từ chỉ đặc điểm trong câu Khả năng của con người thật là kì diệu! là từ kì diệu. + BT 2: Có thể thay từ kì diệu bằng từ tuyệt vời, tuyệt diệu, vô hạn, v.v 4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh. - HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ. - Các nhóm đọc bài trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn: + Câu 1: HS 1: Bạn hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là gì? Chọn ý đúng: a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái. b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,... c) Lọ mực sẽ giúp bạn viết chữ, làm thơ, làm toán,... HS 2: Đáp án c). + Câu 2: HS 2: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu? HS 1: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật: lửa, cái mầm, cái hoa, dòng điện. Những sự vật ấy nằm ở: bao diêm, hạt, cây, dây điện. + Câu 3: HS 1: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì” nào? HS 2: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì”: Biến diêm thành lửa cháy, biến mực thành thơ hay, biến hạt hóa thành cây, xui cây làm quả chín, biến dây thành ra điện, bắt điện kéo tàu đi,... + Câu 4: HS 1: Bạn cần làm gì để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy? HS 2: Để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy, mình sẽ cố gắng tìm hiểu kiến thức, học và luyện tập chăm chỉ. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. - HS lên bảng báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, sửa bài. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . .. Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (1 tiết) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơCác nhà toán học của mùa xuân. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. Làm đúng BT điền chữg / gh, s / x, vần ươn / ương. Biết viết chữ cái I viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ I. - Mẫu chữ cái I viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Giới thiệu bài Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Các nhà toàn học của mùa xuân. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: - GV đọc mẫu bài thơ Các nhà toán học của mùa xuân. - GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ: + Về nội dung: Bài thơ nói về các tín hiệu của mùa xuân. + Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. 2.2. Đọc cho HS viết: - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2, 3) Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ g / gh, s / x, vần ươn / ương. Cách tiến hành: - GV mời một số HS đọc YC của BT 2, 3 trước lớp. - GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc viết g và gh. GV chốt: gh đứng trước i, e, ê; g đứng trước các âm còn lại. - GV mời 3 HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3a, 3b; yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở. - GV mời một số HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài: + BT 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: g hay gh? Lên thác xuống ghềnh Gạo trắng nước trong Ghi lòng tạc dạ + BT 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống: a) Chữ s hay x? Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó Chiều in nghiên trên mảng núi xa. Con trâu trắng dẫn đàn lên núi Vểnh đôi tai nghe sáo trở về. NGÔ VĂN PHÚ b) Vần ươn hay ương? Mảnh vườn bà xanh thế Nắng trổ như hoa cau Gió đưa thoảng hương vào Cả một vùng cúc nở. NGUYỄN THANH KIM 3.Hoạt động luyện tập thực hành: HĐ 3: Tập viết chữ I Mục tiêu:Biết viết các chữ cái I viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dòcỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Cách tiến hành: 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa I - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ I cỡ vừa cao 5 li, rộng 2 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 1 li. + Nét 1 (cong trái và lượn ngang): từ điểm đặc bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4. + Nét 2 (móc ngược trái và lượn vào trong): từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2. - GV viết các chữ I lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Im lặng lắng nghe cô dặn dò. - GV giúp HS hiểu: Để nghe được lời cô dặn, cần phải im lặng, vì khi ồn chúng ta sẽ không nghe được và không biết học gì, làm bài ào, ôn tập gì và chuẩn bị bài học mới như thế nào. - GV hướng dẫn HS quan sát và nh ... na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả. Cụ già đáp: - Có sao đâu! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng. Truyện dân gian Việt Nam - GV kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh và dừng lại đặt CH để HS kể cùng. - GV mời 1 HS đọc to các CH gợi ý. - GV đặt CH trước lớp cho cả lớp trả lời nhanh. - GV chốt đáp án: a) Ông cụ trồng cây gì? Trả lời: Ông cụ trồng cây na. b) Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì? Trả lời: Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói: “Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn không?”. c) Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối? Trả lời: Bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối vì chuối mau ra quả, còn na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả d) Ông cụ trả lời thế nào? Trả lời: Ông cụ trả lời: “Có sao đâu! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng”. - GV YC HS dựa vào các CH gợi ý, tập kể chuyện trong nhóm 3. - GV mời một số HS kể chuyện trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét nội dung và cách kể của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. 3. HĐ 2: Nêu suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu Mục tiêu: Hiểu câu chuyện và nêu được suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2. - GV YC HS thảo luận theo cặp, trả lời CH. - GV mời một số HS trả lời trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: Ông cụ thương con cháu và nghĩ cho con cháu, nghĩ về lâu dài. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh, đoán nội dung câu chuyện. - HS nghe kể chuyện. - HS nghe và kể cùng GV. - 1 HS đọc to các gợi ý trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - Cả lớp trả lời nhanh CH. - HS lắng nghe. - HS tập kể chuyện trong nhóm 3. - Một số HS kể chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét nội dung và cách kể của bạn. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc to YC của BT 2. - HS thảo luận theo cặp, trả lời CH. - Một số HS trả lời trước lớp. - HS lắng nghe. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . .. Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Tiết 7, 8: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (2 tiết) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB Bố vắng nhà. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của bố, mẹ và con dành cho nhau. Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp. + Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ, thể hiện được giọng điệu khi đọc. 2. Phẩm chất - Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Giới thiệu bài Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài đọc: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và làm bài tập qua bài Bố vắng nhà. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Bố vắng nhà. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu:Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè. Cách tiến hành: - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi. - GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm? Trả lời: Điều lạ bé nhận ra bên mâm cơm là mâm cơm mẹ nấu rất ngon mà mẹ chỉ ăn qua quýt rồi buông đũa lặng nhìn bé. + Câu 2: Theo bé, vì sao mẹ lo? Trả lời: Theo bé, mẹ lo vì sáng nay bố vừa đi công tác xa. + Câu 3: Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn. Trả lời: Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé hiểu được lòng mẹ và an ủi được mẹ. + Câu 4: Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B: A B a) Bé an ủi mẹ. 1) Ai là gì? b) Bữa đó bé là người lớn. 2) Ai làm gì? c) Cả nhà thương yêu nhau. 3) Ai thế nào? Trả lời: a – 2; b – 1; c – 3. 4. HĐ 3: HTL Mục tiêu: HTL một khổ hoặc cả bài thơ. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi xóa chữ để cho HS HTL. - GV YC HS làm việc cá nhân, HTL 1 khổ thơ em thích. GV khyến khích HS học thuộc cả bài. - GV mời một số HS đọc thuộc lòng trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 5. HĐ 4: Điền dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thích hợp vào ô trống Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to YC và đoạn văn của BT 5. - GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT. - GV mời một số HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt đáp án: Thứ tự dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi. - Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi, HTL. - HS làm việc cá nhân, HTL. - Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - 1 HS đọc to YC và đoạn văn của BT. - HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT. - Một số HS trình bày kết quả. - HS lắng nghe, sửa bài. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . .. Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Tiết 9, 10: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Đọc thầm và hoàn thành BT liên quan đến VB Bím tóc đuôi sam. Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc nói về việc phải đối xử tốt với các bạn gái. Biết đặt câu hỏi cho các thành phần trong câu. Nhận biết được các kiểu câu. Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô. Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường. + Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài. 2. Phẩm chất - Biết đối xử hòa nhã với các bạn. - Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP 1.Hoạt động mở đầu: Giới thiệu bài Mục tiêu: Nắm được YC, nội dung của tiết học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: Tiết đầu hôm nay, chúng ta sẽ đọc thầm và làm BT. Sau đó cùng nhau sửa bài. 2. Làm và chữa bài - GV YC HS đọc thầm và làm BT. - GV mời một số HS lên bảng hoàn thành các BT 1, 2, 3. - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài: + BT 1: a) Những ai khen bím tóc của Hà? (Các bạn gái và thầy giáo). b) Vì sao Hà khóc? (Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã). c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? (Thầy khen bím tóc của Hà đẹp). + BT 2: Đặt CH cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc Hà rất đẹp. 🡪 Tóc Hà như thế nào? + BT 3: Nối mỗi câu với kiểu câu tương ứng a) Em đừng khóc! 1) Câu kể b) Tóc em đẹp lắm! 2) Câu hỏi c) Ai trêu Hà? 3) Câu khen, chúc mừng d) Tuấn xin lỗi Hà. 4) Câu yêu cầu, đề nghị 🡪 a – 4; b – 3; c – 2; d – 1. B. VIẾT 1. Giới thiệu bài Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: - GV đọc mẫu đoạn văn. - GV hướng dẫn HS cách viết: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô. 2.2. Đọc cho HS viết: - GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu về một bạn ở trường Mục tiêu:Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của hoạt động. - GV mời 1 HS đọc các CH gợi ý. - GV YC HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường. - GV chiếu một số bài của HS lên bảng, nhận xét, chữa bài. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm và làm BT. - Một số HS lên bảng hoàn thành các BT. - Cả lớp và GV chữa bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nghe – viết. - HS soát lại. - HS tự chữa lỗi. - HS quan sát, lắng nghe. - MĐYC của hoạt động. - 1 HS đọc các CH gợi ý. - HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường. - HS quan sát, lắng nghe. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . ..
Tài liệu đính kèm: