1Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS đọc đoạn 1,2 bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và TLCH:
1.Những ai đến cầu hôn Mị Nương.
2. Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu là gì?
- GV nhận xét đánh giá
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: + Con thấy gì trong bức tranh( chiếu tranh về biển)? Các con đã được đi tắm biển chưa? Con thấy biển như thế nào? Được đi tắm biển các con cảm thấy như thế nào?
+ Bạn nhỏ trong bài học hôm nay cũng được bố đưa đi tắm biển và để biết bạn nhỏ có cảm nhận như thế nào về biển, cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Đó là bài “BÉ NHÌN BIỂN”
TẬP ĐỌC BÉ NHÌN BIỂN I. Mục tiêu. 1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con(Trả lời được câu hỏi SGK, thuộc 3 khổ thơ đầu). 2, Kỹ năng: Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi hồn nhiên. 3, Thái độ: HS có ý thức yêu quý và bảo vệ biển. II. Đồ dùng dạy học.. - GV: Tranh minh hoạ SGK. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1Ổn định tổ chức. 2 Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra 2 HS đọc đoạn 1,2 bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và TLCH: 1.Những ai đến cầu hôn Mị Nương. 2. Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu là gì? - GV nhận xét đánh giá 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: - GV: + Con thấy gì trong bức tranh( chiếu tranh về biển)? Các con đã được đi tắm biển chưa? Con thấy biển như thế nào? Được đi tắm biển các con cảm thấy như thế nào? + Bạn nhỏ trong bài học hôm nay cũng được bố đưa đi tắm biển và để biết bạn nhỏ có cảm nhận như thế nào về biển, cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Đó là bài “BÉ NHÌN BIỂN” 3.2 Phát triển bài 3.3. Hướng dẫn HS luyện đọc - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HD HS đọc cách đọc bài: “ Trong bài này chúng ta phải đọc với giọng tươi vui, thích thú.” - Gọi 1 HS đọc bài. - Yêu cầu HS nhận xét. a) Đọc từng đoạn trước lớp - GV chia đoạn (4 khổ thơ): “ Ở bài thơ này, cô chia bài thơ thành 4 đoạn, mỗi đoạn là một khổ thơ. Hãy đọc nối tiếp từng khổ thơ cho cô nào?” - Sau khi đọc xong bài thơ,các con thấy những từ nào khó đọc hãy nêu cho cô nào?” - GV ghi từ khó lên bảng, mời 1 HS đọc từ khó, cả lớp đọc đồng thanh. - Gọi 1 dãy HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 2. - GV: “ Vậy để đọc bài thơ thêm hay và vui nhộn hơn chúng ta sẽ đọc bài thơ với nhịp gì, bạn nào giỏi cho cô biết nào?” - GV chiếu bài thơ và cách ngắt nhịp lên bảng: “ Để xem các con đã hiểu cách ngắt nhịp chưa cô mời 4 bạn đứng dậy đọc từng khổ thơ cho cô và cả lớp cùng nghe nào.” - Gọi HS đọc từng khổ, đến khổ thứ 3, GV nói: “ Trong khổ thơ này cô cần các con hiểu được nghĩa của một số từ, cô mời 1 Bạn đọc phần chú thích SGK.” - GV trình chiếu hình ảnh và giải thích cho HS hiểu. - Gọi 1 HS đọc khổ thơ 4. - GV: “ Các con đã biết cách ngắt nhịp, thể hiện khá tốt bài thơ rồi. Cô khen các con.” b) Đọc từng đoạn trong nhóm - GV: “ Sau khi chia bài thơ thành 4 khổ thơ, cô yêu cầu cả lớp luyện đọc theo nhóm 2 bàn một.” - Mời các nhóm thi đọc. - GV nhận xét khen ngợi: “ Hầu hết các con đã đọc bài rất tốt, cô khen các con.Vạy bạn nào giỏi hãy đọc lại bài thơ cho cô nào?” - GV nhận xét HS đọc, nói: “ Vừa rồi chúng ta đã luyện đọc, thi đọc bài thơ, vậy để các con biết biển như thế nào qua con mắt của bạn nhỏ trong bài thơ, chúng ta sẽ cùng bước sang phần tìm hiểu bài.” 3.3. Tìm hiểu bài kết hợp giải nghĩa từ. - GV: “ Hãy đọc thầm khổ thơ 1 và cho cô biết: + Bạn nhỏ trong bài được đi đâu? + Bạn nhỏ đi biển với ai? + Khi ra biển thì bạn nhỏ thấy biển như thế nào? + Câu thơ nào cho thấy biển rộng lớn? + Bạn nhỏ đã so sánh biển với hình ảnh nào? + Với cách so sánh đó cho ta thấy bạn ấy nhìn biển với một tâm trạng như thế nào? - GV: Vậy để biết được tác giả đã tả những cảnh nào ở biển, cô yêu cầu cả lớp hãy đọc thầm các khổ thơ thứ 2.” - GV: + Vậy những con sóng và bờ đang làm gì nào? + Tai sao con lại nghĩ sóng và bờ đang chơi trò kéo co? Từ nào thể hiện điều đó? + Ngoài sóng và bờ, bạn nhỏ còn thấy con gì nữa? Hình ảnh con còng có gì đẹp nào? - GV giải thích thêm: Mỗi khi sóng vỗ vào bờ, con cong liền dơ gọng vó lên, sóng ập lên tưởng chừng như con còng đang dùng mình khiêng luôn cả con sóng lớn( GV chiếu hình con còng khiêng sóng) - GV: + Qua những hình ảnh đó, cho ta thấy biển có tính cách giống như gì? + Vậy trong 4 khổ thơ trên con thích khổ thơ nào nhất? Vì sao con thích? + Qua bài thơ ta thấy, bé có tình cảm như thế nào với biển? Bé thấy biển như thế nào? - GV: đó cũng chính là nội dung bài học của ngày hôm nay: Bé rất yêu biển. Biển to và rộng lớn, ngộ nghĩnh như trẻ con. 3.4) Luyện đọc lại. - GV: Các con lưu ý, để đọc bài thơ thêm hay các con cần nhấn giọng ở những từ: bãi giằng, phì phò,... hãy gạch chân dưới các từ đó. - Gọi 1 HS đọc lại bài. - GV: Bây giờ cô cho cả lớp thời gian 3 phút học thuộc bài thơ và thi đọc trước lớp nào.” - GV che một số từ trong các câu thơ tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét khen ngợi: “ Cô khen các bạn đã học thuộc tại lớp rất nhanh, cả lớp về nhà học thuộc bài thơ để tiết sau cô kiểm tra nhé.” 4 Củng cố-Dặn dò. -GV: “ Bạn nào giỏi cho cô biết: Bài thơ BÉ NHÌN BIỂN muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì nào?” - GV chiếu hình ảnh, nói: “ Đây là một số hình ảnh mọi người đang thu dọn rác ở bãi biển - GV: “ Các con về nhà nhớ học thuộc bài và chuẩn bị tốt cho bài sau nhé.” - 2 Hs đọc, trả lời câu hỏi. - Trả lời. - Trả lời. + Trả lời. + Lắng nghe. - Lắng nghe. - 1 HS đọc bài. + Nhận xét bạn. - 1 dãy HS đọc nối tiếp đến hết. - bãi giằng, bễ, gọng, khiêng sóng lừng. - Đọc từ khó. - Đọc đồng thanh. - 1 HS đọc - Nhịp 4/4 - 4 HS đọc. - 1 HS đọc chú giải. - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - Luyện đọc theo nhóm bàn. - Các nhóm cử đại diện thi đọc từng khổ. - 1 HS đọc lại. - Lắng nghe. + Đi biển + Với bố. + Biển rộng lớn. + Tưởng rằng biển nhỏ mà to bằng trời. + Với trời. + Rất ngạc nhiên. - Sóng và bờ. + Đang chơi trò kéo co. + Giằng + Con còng. “ Còng dơ gọng vó. Định khiêng sóng lừng.” - Lắng nghe. + Giống trẻ con. + Tự chọn và giải thích. + Bé yêu biển. Thấy biển rộng lớn. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 1 HS đọc lại bài - HS học thuộc -Thi đọc cả lớp. - Lắng nghe. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Quan sát. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: