TẬP ĐỌC
VÈ CHIM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ: Vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem,
- Hiểu nội dung bài: Bằng ngôn ngữ vui tươi, hóm hỉnh, bài vè dân gian đã giới thiệu với chúng ta về đặc tính của một số loài chim.
2. Kỹ năng:
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt đúng nhịp thơ.
- Biết đọc bài với giọng vui tươi, hóm hỉnh.
Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2005 TẬP ĐỌC VÈ CHIM I. MỤC TIÊU Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ: Vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem, Hiểu nội dung bài: Bằng ngôn ngữ vui tươi, hóm hỉnh, bài vè dân gian đã giới thiệu với chúng ta về đặc tính của một số loài chim. Kỹ năng: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt đúng nhịp thơ. Biết đọc bài với giọng vui tươi, hóm hỉnh. Thái độ: Hiểu sự vui tươi hóm hỉnh về đặc tính của một số loài chim qua ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thông báo của thư viện vườn chim. Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thông báo của thư viện vườn chim. Theo dõi HS đọc bài, trả lời câu hỏi và cho điểm. 3.Giới thiệu: (1’) Tuần này chúng ta đang cùng nhau học về chủ điểm gì? Các con đã được biết đến những loài chim gì rồi? Bài học hôm nay sẽ cho các con biết thêm về nhiều loài chim khác. Đó là bài Vè chim. Vè là 1 thể loại trong văn học dân gian. Vè là lời kể có vần. 4.Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc. +MT: Giúp HS đọc trơn toàn bài, ngắt hơi đúng. +PP : Luyện đọc, thực hành. a) Đọc mẫu. GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc giọng kể vui nhộn. Ngắt nghỉ hơi cuối mỗi câu thơ. b) Luyện phát âm. Tiến hành tương tự như các tiết học trước. Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn. Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc hai câu. Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 5 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm. d) Thi đọc e) Đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +PP : Luyện tập, thực hành. Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Tìm tên các loài chim trong bài. Để gọi chim sáo “tác giả” đã dùng từ gì? Tương tự như vậy hãy tìm các từ gọi tên các loài chim khác. Con gà có đặc điểm gì? Chạy lon xon có nghĩa là gì? Tương tự như vậy hãy tìm các từ chỉ đặc điểm của từng loài chim. Theo con việc tác giả dân gian dùng các từ để gọi người, các đặc điểm của người để kể về các loài chim có dụng ý gì? Con thích con chim nào trong bài nhất? Vì sao? v Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài vè +MT : Giúp HS học thuộc bài vè. +PP : luyện tập, thực hành. Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài vè sau đó xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài vè hoặc kể về các loài chim trong bài vè bằng lời văn của mình. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm về đoạn sau của bài vè Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Hát HS 1: Đọc phần 1, 2 và trả lời câu hỏi 1, 2 của bài. HS 2: Đọc phần 2, 3 và trả lời hai câu hỏi 3, 4 của bài. Chủ điểm Chim chóc. Trả lời theo suy nghĩ. - Hoạt động lớp, cá nhân. 1 HS khá đọc mẫu lần hai. Cả lớp theo dõi bài trong sgk. Luyện phát âm các từ: lon xon, nở, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, (MB) nở, nhảy, chèo bẻo, mách lẻo, sẻ, nghĩa, ngủ, (MT, MN) Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. 10 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 2 câu. Đọc 2 vòng. Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. HS thi đua đọc bài. Cả lớp đọc đồng thanh bài vè. - Hoạt động lớp, cá nhân. 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. Các loài chim được nói đến trong bài là: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo. Từ: con sáo. Con liếu điếu, cậu chìa vôi, chim chẻo bẻo (sẻ, sâu), thím khách, cô, bác. Con gà hay chạy lon xon. Chạy lon xon là dáng chạy của các con bé. Trả lời. (Khi nói về đặc điểm của chìa vôi, chèo bẻo, chim sẻ, cú mèo thì kết hợp với việc tìm hiểu nghĩa của các từ mới đã nêu trong phần Mục tiêu.) Tác giả muốn nói các loài chim cũng có cuộc sống như cuộc sống của con người, gần gũi với cuộc sống của con người. Trả lời theo suy nghĩ. Hoạt động lớp, nhóm. Học thuộc lòng, sau đó thi đọc thuộc lòng bài thơ. Một số HS kể lại về các loài chim đã học trong bài theo yêu cầu.
Tài liệu đính kèm: