Giáo án Tập đọc 2 tuần 1 đến 5

Giáo án Tập đọc 2 tuần 1 đến 5

TUẦN 1:

 Tập đọc

Tiết 1, 2: Có công mài sắt, có ngày nên kim

A.Mục đích yêu cầu :

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu lời khuyên từ các câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

- Đối với học sinh khá, giỏi : Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

B.Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

 

doc 12 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:	
 Tập đọc
Tiết 1, 2: Có công mài sắt, có ngày nên kim
A.Mục đích yêu cầu : 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu lời khuyên từ các câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- Đối với học sinh khá, giỏi : Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
B.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C.Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy Hoạt động học	
Tiết 1:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2-Luyện đọc đoạn 1, 2:
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2.
-HS thực hiện
-HS nhắc lại đề bài
-Theo dõi
-GV hướng dẫn HS luyện đọc từng cầu đến hết bài
-Đọc nối tiếp
-Giải nghĩa: ngáp ngăn, ngáp dài, nắn nót, nghuệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
-Gọi HS đọc cá nhân từng câu
-Đọc nối tiếp trong một đoạn
-Từ, giải nghĩa
-Luyện đọc TN
-Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp
-Đọc
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm 
-Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
-Thi đọc đoạn giữa các nhóm. Giáo viên nhận xét
-Cá nhân
-Giáo viên hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2.
-Đồng thanh
3-Tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 1
-Thực hiện
+Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
-Trả lời
-Nhận xét, bổ sung
-Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 2:
+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
+Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?
Tiết 2
4-Luyện đọc các đoạn 3, 4:
a-Đọc từng câu:
-HS nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 1.
Cá nhân
-Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ khó
Đọc
b-Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
Cá nhân
-Hướng dẫn HS nghỉ hơi ở những câu dài.
c-Đọc từng đoạn trong nhóm:
Lần lượt gọi HS trong nhóm đọc.
Nhận xét
d-Thi đọc giữa các nhóm:
Tổ chức cho HS trò chơi luyện đọc tiếp sức.
Nhận xét 
e-Hướng dẫn HS đọc đoạn 3, 4; Tìmhiểu đoạn 3, 4:
Đọc đồng thanh
+Bà cụ giảng giải ntn?
-Thực hiện
+Chọn đáp án đúng:
-Trả lời
-Nhận xét, bổ sung
Câu chuyện này khuyên em điều gì?
-GV kết 
b) Chịu khó mài sắt thành kim.luận
-Lắng nghe
-Hướng dẫn HS đọc truyện theo lối phân vai.
Người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé.
III-Hoạt động tiếp nối : Củng cố-Dặn dò	
-Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao?
-Nhận xét, dặn dò chuẩn bị bài sau.
------------------- —™&˜– --------------------
Tập đọc 
Tiết 3 : Tự thuật
A-Mục đích yêu cầu: 
-Rèn kỹ năng đọc đúng và rõ ràng toàn bài ; biết cách nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
-Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Trả lời được các câu hỏi ở SGK.
B-Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết sẵn một số nội dung tự thuật theo các câu hỏi 3, 4 SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy	Hoạt động học
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS đọc từng đoạn chuyện, trả lời câu hỏi :
1) Tính nết của cậu bé lúc đầu như thế nào?
2) Vì sao cậu bé lại nghe lời bà cụ để quay về nhà học bài?
-Nhận xét, ghi điểm
HS đọc-TLCH
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng
Nghe, nhắc lại đề bài
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài
Nghe
-Hướng dẫn HS luyện đọc
+Gọi HS đọc từng câu
Nối tiếp
+Hướng dẫn đọc các từ khó trong câu, giáo viên ghi bảng...
Đọc
+Gọi HS đọc từng đoạn
Nối tiếp
-Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy
Lắng nghe
-> Gọi 2 hay 3 HS đọc chú giải ở SGK
Thực hiện
-Đọc đoạn theo nhóm:
Mỗi nhóm đọc nối tiếp một đoạn
-Thi đọc giữa các nhóm
Các nhóm thi với nhau.
-Nhận xét-Đánh giá.
-Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
Thực hiện
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn HS đọc thầm
Đọc
-Cho HS đọc câu hỏi ở SGK và trả lời : 
+Em biết những gì về bạn Thanh Hà
+Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
Trả lời
Nhận xét, bổ sung
+Em hãy cho biết họ và tên em, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh của em?
+Em hãy cho biết tên địa phương em ở: xã, huyện?
-Gọi HS đọc lại toàn bài
+Nội dung bài nói lên điều gì ? ( khuyến khích đối tượng K - G )
HS trả lời
Đọc các nhân
-> GV chốt ý
III-Hoạt động tiếp nối : Hoạt động tiếp nối
-Em hãy cho biết em ở xã nào, huyện nào? - Nhận xét.
-Về nhà tự viết bản tự thuật về mình. Đọc lại bài-Chuẩn bị bài.
------------------- —™&˜– --------------------
Tuần 2 : 
Tập đọc
Tiết 4,5 : Phần thưởng 
A-Mục tiêu : 
*HS biết :
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
*HS hiểu :
- Nội dung câu chuyện đề cao ang tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4).
- Đối với HS khá, giỏi KK các em trả lời câu hỏi số 3.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa. Bài TĐ ở SGK phóng to.
C-Các hoạt động dạy học: 
Các hoạt động dạy	 Các hoạt động
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng tự thuật về bản thân mình
 Thực hiện
- Nhận xét – Ghi điểm 
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: ....., ghi bảng tiêu đề bài`
2-Luyện đọc đoạn 1, 2:
-GV đọc mẫu
-Gọi HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-Hướng dẫn đọc đúng các từ có vần khó: phần thưởng, ang kiến, bàn tán
-Gọi HS đọc từng đoạn
-Gọi HS đọc chú giải ở SGK.
-Gọi HS đọc từng đoạn theo nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Phổ biến luật
Hướng dẫn cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2.
Lắng nghe, thực hiện 
Nghe
Nối tiếp (cá nhân)
Nối tiếp
Nối tiếp
Nhận xét.
Đồng thanh.
3-Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2:
-Câu chuyện này nói về ai?
Trả lời, nhận xét – BS
-Bạn ấy có đức tính gì?
-Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
Tiết 2
4-Luyện đọc đoạn 3:
-Theo em điều bí mật của Na được các bạn bàn bạc là gì?
-Đọc từng câu.
Nối tiếp
-GV hướng dẫn đọc các từ khó.
-Đọc cả đoạn 
Nối tiếp
-Đọc cả đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
Thực hiện theo nhóm
-Đồng thanh đoạn 3.
Cả lớp.
5-Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 3:
- Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn?
-Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được phần thưởng không?
*GV kết luận
Trả lời
Nhận xét, bổ sung
-Gọi HS thi đọc lại toàn bài.
-Phổ biến luật 
- Nhận xét, đánh giá
Nhận xét.
III-Hoạt động 3 : Hoạt động tiếp nối 
-Em học được điều gì ở bạn Na?
- Nhận xét.
-Về nhà xem lại bài – Chuẩn bị bài sau 
Trả lời – NXBS
Lắng nghe
------------------- —™&˜– --------------------
Tập đọc 
Tiết 6 : Làm việc thật là vui
A-Mục đích yêu cầu: 
*Học sinh biết, hiểu :
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa : mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui ( trả lời được các câu hỏi ở SGK ).
*Đối với học sinh khá, giỏi : Khuyến khích các em đặt câu với các từ : tưng bừng, nhộn nhịp, rực rỡ 
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài tập đọc.
C-Các hoạt động dạy học: 
	Các hoạt động dạy	Hoạt động học
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc 3 đoạn và trả lời câu hỏi :
1)Nêu những việc làm tốt của Na?
2)Vì sao Na ứng đáng được nhận phần thưởng?
- Nhận xét, ghi điểm.
Nhận xét – Ghi điểm.
Đọc + trả lời câu hỏi
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: ....... Ghi bảng
2-Luyện đọc:
Lắng nghe, nhắc lại đề bài.
-GV đọc mẫu
Nghe
-Gọi HS đọc từng câu
Nối tiếp
-Kết hợp hướng dẫn đọc từ khó: quanh, quét, bận rộn, trời, ngày xuân
-Gọi HS đọc từng đoạn (2 đoạn)
à Từ ngữ: Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Nối tiếp
-Gọi HS đọc từng đoạn theo nhóm
2 nhóm
-Cho HS thi đọc giữa các nhóm
Đoạn, bài
Nhận xét.
-Hướng dẫn HS đọc toàn bài
Lắng nghe – đọc
3-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Các con vật xung quanh ta làm những việc gì?
-Các vật xung quanh ta làm những việc gì?
 Trả lời – NXBS
-Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì?
-Bé làm việc gì?
-Hằng ngày em làm những việc gì?
-HS kể.
-Đặt câu với các từ: rực rỡ, tưng bừng.( dành cho HS khá, giỏi )
-HS đặt câu.
-Bài văn giúp em hiểu được điều gì?
Trả lời – NXBS
-Gọi HS đọc lại bài.
III-Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối 
- Nhận xét. Về nhà đọc và trả lời lại các câu hỏi bài này- Chuẩn bị bài sau. 
-Cá nhân.
-Lắng nghe
------------------- —™&˜– --------------------
Tuần 3:
Tập đọc 
Tiết 7 + 8 : Bạn của Nai Nhỏ.
A-Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
B-Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy Hoạt động học
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc lại bài “Làm việc thật là vui” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét – Ghi điểm.
Đọc + Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: ......,ghi bảng
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
Nghe.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu à hết.
Nối tiếp.
-Kết hợp hướng dẫn đọc đúng các từ ngữ.
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn.
Nối tiếp.
-Chú ý cách nghỉ hơi và giọng đọc.
-Hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
-Gọi HS đọc từng đoạn.
Trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Đoạn (bài). Cá nhân (đồng thanh).
-Gọi HS cả lớp đọc lại bài.
Đồng thanh.
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Nai nhỏ xin phép cha đi đâu?
HS trả lời.
-Cha của Nai nhỏ nói gì?
Lớp NXBS
-Nai nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
-Mỗi hành động của bạn Nai nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào?
-Theo em người bạn tốt là người ntn?
*GV chốt ý : .........
HS trả lời.
-Gọi HS đọc lại bài theo kiểu phân vai.
Mỗi nhóm 3 em.
III-Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
-Đọc xong câu chuyệne biết được vì sao cha của Nai nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
- Trả lời
- Nhận xét-Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau . 
------------------- —™&˜– --------------------
Tập đọc 
Tiết 9 : Gọi bạn
A-Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nội dung : Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng ( Trả lời được các câu hỏi ở SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài ).
*Đối với HS khá giỏi : Khuyến khích thuộc hết cả bài thơ và đọc diễn cảm hơn.
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Trả lời các câu hỏi bài : Bạn của Nai Nhỏ.
- Nhận xét - ghi điểm.
Đọc - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: ......Ghi bảng
2-Luyện đọc:
Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-GV đọc mẫu.
Nghe.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu à hết.
Nối tiếp.
-Hướng dẫn đọc đúng các từ ngữ khó phát âm: xa xưa, thuở nào, một năm,
HS đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng khổ à hết.
Nối tiếp.
-GV giải nghĩa từ ngữ ở cuối bài.
-Gọi HS trong nhóm đọc từng khổ.
Nối tiếp.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Từng khổ (bà). Cá nhân (đồng thanh)
-Cho cả lớp đọc toàn bài.
Đồng thanh.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
Trong rừng xanh sâu thẳm.
-Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? 
Trời hạn hán cỏ héo khô.
-Khi Bê Vàng quên đường vể, Dê Trắng làm gì?
Dê Trắng thương bạn chạy tìm kiếm khắp nơi.
-Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu: "Bê! Bê!"?
Dê Trắng không quên được bạn.
4-Học thuộc lòng bài thơ:
-Hướng dẫn cho HS học thuộc lòng bài thơ.
Ghi điểm.
HS học thuộc lòng
III-Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
-Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ.
-Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng?
Thật thắm thiết và cảm động.
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
------------------- —™&˜– --------------------
Tuần 4:
Tập đọc 
Tiết 10 + 11 : Bím tóc đuôi sam
A-Mục đích yêu cầu: 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung : Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái ( Trả lời được các câu hỏi ở SGK ).
*Đối với HS khs giỏi : biết đọc đúng và diễm cảm lời của các nhân vật.
B-Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài TĐ, phiÕu th¶o luËn , b¶ng phô viÕt c¸c c©u v¨n cÇn h­íng dÉn luyÖn ®äc.
C-Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy Hoạt động học
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc lại bài Gọi bạn và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét - Ghi điểm.
Học thuộc lòng - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới 
1-Giới thiệu bài: Các bạn nam đối xử với các bạn nữ ntn mới lịch sự? Hôm nay các em sẽ được học điều đó qua bài "Bím tóc đuôi sam" - Ghi 
Lắng nghe
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Nghe, đọc thầm theo
-Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu đoạn 1, 2, 3, 4.
-Hướng dẫn HS đọc từ khó: vịn, loạng choạng, ngã phịch, bím tóc,
Tìm các từ khó và đọc theo hướng dẫn.
Cá nhân đọc từ khó, sau đó đọc đồng thanh
-Hướng dẫn HS đọctừng đoạn (đoạn 1, 2)
à Giải nghĩa: Tết, bím tóc đuôi sam, loạng choạng.
Nối tiếp.
-Gọi Hs đọc từng đoạn trong nhóm
Nối tiếp.
-Thi đọc giữa các nhóm (Đoạn)
4 nhóm.
-Hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2, 3, 4.
Đồng thanh.
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1, 2:
Cá nhân.
+Các bạn gái khen Hà thế nào?
+Vì sao Hà khóc?
 Trả lời - NXBS
+Em nghĩ ntn về trò đùa nghịch của Tuấn?
-Gọi HS đọc đoạn 3:
 Cá nhân.
+Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
+Vì sao lời khen làm cho Hà nín khóc và cười ngay?
-Gọi HS đọc đoạn 4:
 Cá nhân.
+Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?
-Gọi HS đọc lại bài theo lối phân vai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Những nhóm tự phân vai.
III-Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
-Qua câu chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?
Trả lời
-Khi trêu đùa bạn, nhất là các bạn nữ các em không được đùa dai, nghịch ác. Khi biết mình sai, phải chân thành xin lỗi
Lắng nghe
- Nhận xét. -Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau .
------------------- —™&˜– --------------------
 Tập đọc 
Tiết12 : Trên chiếc bè
A-Mục đích yêu cầu: 
 - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND : Tả chuyến du lịch thú vị trên sông Của Dế Mèn và Dế Trũi ( Trả lời được CH 1,2)
 - HS khá – Giỏi : trả lời được câu hỏi 
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài TĐ.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Bím tóc đuôi sam.
Nhận xét.
Đọc - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: 
1-Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng theo 2 chú dế đi ngao du thiên hạ để xem những cảnh đẹp dọc đường, mở mang thêm nhiều kiến thức qua bài: "Trên chiếc bè" và ghi bảng. 
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Nghe.
-Gọi HS đọc từng câu à hết
Nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc từ khó: Dế Trũi, say ngắm, trong vắt, nghênh, săn sắt,
-Gọi HS đọc từng đoạn. Hướng dẫn cách đọc.
Nối tiếp.
-GV giải nghĩa: ngao du thiên hạ, bái phục, bèo sen, váng
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Nối tiếp.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Đoạn, bài.
-Hướng dẫn HS đọc toàn bài. 
Đồng thanh.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1, 2.
Cá nhân.
+Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?
Trả lời - NXBS
-Gọi HS đọc 2 câu đầu đoạn 3
Cá nhân.
+Trên đường đi 2 bạn nhìn thấy cảnh vật ntn?
Trả lời - NXBS
-Gọi HS đọc phần còn lại của đoạn 3.
Cá nhân.
+Tìm những từ tả thái độ của các con vật đối với 2 chú dế.
Trả lời - NXBS
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
Trả lời 
-Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của 2 chú dế có gì thú vị?
Trả lời - NXBS
-Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
------------------- —™&˜– --------------------
Tuần 5:
Tập đọc 
Tiết 13 + 14 : Chiếc bút mực
I. Mục tiêu
 - Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới.
 - Hiểu nội dung:Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan,biết giúp đỡ bạn
- Đọc đúng các từ có vần khó.
Ngắt nghỉ hơi đúng ,bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ, phiếu giao việc
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
2. Bài cũ :Trên chiếc bè
HS đọc bài, trả lời câu hỏi.1, 2 trong SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. 
Đoạn 1:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
 Đoạn 2:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
Đoạn 3:
Nêu từ cần luyện đọc?
Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Ngạc nhiên
v Hoạt động 2: Luyện đọc
Ngắt câu dài
- Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/
- Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
Luyện đọc bài
4. Củng cố – Dặn dò 
GV tổ chức cho từng nhóm HS thi đua.
 - Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- 2 HS đọc và trả lời 
- Lắng nghe
- Luyện đọc nối tiếp
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- Trả lời - NXBS
- HS đọc đoạn 2
- Trả lời - NXBS
- HS đọc đoạn 3
- Trả lời - NXBS
- Hoạt động cá nhân.
- Lớp đọc đồng thanh
- HS đọc nhóm 4
- HS đại diện lên thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
GV giao việc cho từng nhóm.
Đoạn 1:
** Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?(HS giỏi)
 Đoạn 2:
 - Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
 - Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao?
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Đoạn 3:
- Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
- Tại sao cô giáo khen Mai?
v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 
Lưu ý về giọng điệu.
GV uốn nắn, hướng dẫn
4. Củng cố – Dặn dò 
 - GV cho HS đọc theo phân vai.
 -Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn?
 - Nhận xét tiết học.
Đọc lại bài thật diễn cảm.
Chuẩn bị: Mục lục sách.
- Hoạt động nhóm
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1,2
- Trả lời
- HS đọc đoạn 2
.
- HS đọc đoạn 3
- HS đọc.
- Thực hiện
- Lắng nghe
------------------- —™&˜– --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TAP DOC TUAN 1 5 CKTKN.doc