Giáo án Tập đọc 2 tuần 1 đến 4 - Trường Tiểu học Tường Đa

Giáo án Tập đọc 2 tuần 1 đến 4 - Trường Tiểu học Tường Đa

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I.MỤC TIÊU :

-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 -Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên nhẫn, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 -HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

 -HS biết kiên trì nhẫn nại trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Tranh minh hoạ SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 28 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 1 đến 4 - Trường Tiểu học Tường Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :	Tuần : 1
	 Ngày dạy :	Tiết : 1 + 2
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU :
-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
	-Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên nhẫn, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	-HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
	-HS biết kiên trì nhẫn nại trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh minh hoạ SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1’
35’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới :
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
-GV cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
-Tranh vẽ những ai ?
-Muốn biết bà cụ làm việc gì và trò chuyện với cậu bé ra sao, hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bài : “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc :
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu + Nêu cách đọc.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
-Rèn đọc các từ khó : quyển, nguệch ngoạc, giảng giải, ôn tồn,
-Nhận xét sửa sai cho HS
-Nhận xét
*Chia đoạn :
wĐoạn 1:
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng
 +Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở. // 
-GV chốt ý đúng.
-GV nhận xét.
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng
+Bà ơi , / bà làm gì thế ? // ( Lời gọi giọng lễ phép , phần sau thể hiện sự tò mò)
+Thỏi sắt to như thế, / làm sao bà mài thành kim được ? (Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép).
-GV nhận xét
wĐoạn 3 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng :
-GV nhận xét
-Nhận xét
-Chia nhóm 3 HS
-GV nhận xét
vHoạt động 3 : Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Tiết 2.
- Một bà cụ, một cậu bé. Bà cụ đang mài vật gì đó. Cậu bé nhìn bà làm việc, lắng nghe lời bà.
-Dò theo
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lần 2
-Bài chia làm 4 đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-1 HS đọc đoạn 1.
-HS nêu cách đọc, nhận xét.
-1HS đọc đoạn 1, nhận xét.
-Giải nghĩa từ : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc.
-1 HS đọc đoạn 2
-HS nêu cách đọc , nhận xét
-1HS đọc đoạn 2, nhận xét.
-Giải nghĩa từ : mải miết.
-1 HS đọc đoạn 3. 
-HS nêu cách đọc+ nhận xét.
-1 HS đọc đoạn 3 + nhận xét.
-Giải nghĩa từ : ôn tồn, thành tài
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Đọc trong nhóm. 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 2 
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
25’
14’
1’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc đoạn 1.
+Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
-GV nhận xét chốt ý đúng
-Gọi HS đọc đoạn 2
+ Cậu bé thấy bà cụ làm gì ? 
+Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?
+Cho HS xem 1 thỏi sắt và một cái kim khâu và hỏi : Chiếc kim so với thỏi sắt thì như thế nào? Để mài thỏi sắt thành chiếc kim có mất nhiều thời gian không ?
+Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không?
+Vì sao em cho rằng cậu bé không tin ?
Chuyển ý : Lúc đầu cậu bé đã không tin là bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim được, nhưng về sau cậu lại tin. Bà cụ đã nói gì để cậu bé tin bà chúng ta cùng đọc tiếp đọan 3, 4 để biết được đều đó. 
+ Bà cụ giảng giải thế nào?
+Theo em, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
+Câu chuyện này khuyên em điều gì?
-GV nhận xét, chốt ý.
+Em hãy nói lại ý nghĩa của câu : “Có công mài sắt có ngày nên kim” bằng lời của em.
-GV nhận xét chốt ý ghi bảng nội dung
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Câu chuyện này có mấy nhân vật ?
-Chia lớp làm 2 nhóm 
-Nhận xét ,tuyên dương
vHoạt động 3 : Củng cố –dặn dò :
+Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ?Vì sao?
-Nhận xét chốt ý đúng
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài “Tự thuật”.
-1 HS đọc đoạn 1
-Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc được vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở. Khi tập viết cậu chỉ nắn nót được vài chữ rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2
+Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường.
+Để làm một cái kim khâu
+Thỏi sắt rất to, kim khâu rất bé .Để mài thỏi sắt thành kim khâu phải mất rất nhiều thời gian.
+Cậu bé không tin
+Vì cậu bé và nói với bà cụ rằng : Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được?
-1 HS đọc đoạn 3,4
+Mỗi ngày mài ..thành tài
+Cậu bé tin. Cậu hiểu ra và quay về nhà học bài.
+ Phải nhẫn nại kiên trì
+Nhẫn nại kiên trì sẽ thành công / Việc khó đến đâu nếu nhẫn nại, kiên trì cũng làm được. / Ai chăm chỉ chiụ khó thì việc gì cũng thành công.
-1 HS đọc lại nội dung
-3 nhân vật : người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé.
-Mỗi nhóm 3 HS thi đọc phân vai
+Em thích bà cụ, vì bà cụ đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì / Vì bà cụ đã kiên trì nhẫn nại làm một việc đến cùng.
+Em thích cậu bé, vì cậu bé hiểu được điều hay / Vì cậu bé nhận ra sai lầm của mình, thay đổi tính nết
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 1
	Ngày dạy :	Tiết : 3
TỰ THUẬT
I.MỤC TIÊU :
-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
	-Nắm được các thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch). Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	-Giáo dục cho học sinh hiểu tự thuật là một lí lịch.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
4’
1’
15’
10’
9’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Có công mài sắt , có ngày nên kim
-GV nhận xét ghi điểm
 3.Bài mới :
vHoạt động 1: Giới thiệu bài : Cho học sinh xem ảnh và nói : Đây là một bạn học sinh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe bạn ấy tự kể về mình. Những lời tự kể về mình như thế được gọi là Tự thuật. Qua lời Tự thuật, chúng ta sẽ được biết tên, tuổi và nhiều thông tin khác về bạn.
vHoạt động 2 : Luyện đọc :
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó, hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu + Nêu giọng đọc.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
-Rèn đọc các từ khó :Hàn Thuyên , Hoàn Kiếm, huyện, tự thuật
-Nhận xét
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 2 :
-GV chia đoạn :
-Treo bảng phụ, hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi.
+Họ và tên : // Bùi Thanh Hà. 
+Nam , nữ :// nữ
+Ngày sinh : // 23-4-1996 ( hai mươi ba / tháng tư / năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu )
-GV nhận xét chốt ý đúng
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
vHoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc bài.
+ Em biết những gì về bạn Thanh Hà :
+Nhờ đâu em biết về bạn Thanh Hà như vậy?
-Chúng ta đã hiểu thế nào là tự thuật .Bây giờ hãy tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết
-Chia nhóm 2 HS 
-GV nhận xét
vHoạt động 4 : Luyện đọc lại
MT : Giúp HS đọc lưu loát, thể hiện đúng giọng đọc. 
-GV đọc mẫu lần 2.
-Nhận xét ,tuyên dương
v Hoạt động 5 : Củng cố –dặn dò :
-Yêu cầu HS ghi nhớ :
+Ai cũng cần viết bảng tự thuật : HS viết cho nhà trường, người đi làm viết cho cơ quan, xí nghiệp, công ty
+Viết tự thuật phải chính xác.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau : “Phần thưởng”.
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-HS nêu cách đọc.
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Giải nghĩa từ: tự thuật, quê quán. 
-Đọc trong nhóm. 
-Đọc thể hiện trước lớp.
+Họ tên, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, HS lớp, trường. 
+ Nhờ bản thân tự thuật của bạn Hà mà chúng ta biết được các thông tin về bạn ấy.
-Trả lời trong nhóm câu 3, 4.
-Trình bày trước lớp.
-Các nhóm thi đọc, nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 2
	Ngày dạy :	Tiết : 1
PHẦN THƯỞNG
I.MỤC TIÊU :
-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
	-Hiểu nội dung : Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
-Giáo dục cho học sinh biết làm việc tốt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV :Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
33’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Tự thuật.
-GV nhận xét , ghi điểm.
 3.Bài mới :
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 
-GV treo tranh minh hoạ và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
-GV chỉ vào tranh nêu : Đây là cô giáo, cô đang trao phần thưởng cho bạn Na, Na không phải là HS giỏi nhưng cuối năm bạn vẫn được cô giáo khen thưởng, các bạn quý mến. Bài học hôm nay sẽ giúp các emhiểu vì sao bạn Na được thưởng.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc :
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu + Nêu cách đọc.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
-Rèn đọc ca ... ử tốt với bạn gái.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
	-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
33’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi bạn.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
 3.Bài mới :
vHoạt động 1: Giới thiệu bài :
-Trong tiết tập đọc hôm nay, chúng ta tập đọc bài “Bím tóc đuôi sam”. Qua bài tập đọc này, các con sẽ biết cách cư xử với bạn bè như thế nào cho đúng để luôn được các bạn yêu quý, tình bạn thêm đẹp.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc:
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu + nêu các đọc.
+Lời người kể chuyện : chậm rãi, thong thả.
+Lời các bạn gái : ngạc nhiên, thích thú.
+Lời Hà : hồn nhiên, ngây thơ.
+Lời Tuấn cuối bài : lúng túng, ngượng nghịu nhưng chân thành.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
-Rèn đọc các từ khó : loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.
-Nhận xét.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 2.
*Chia đoạn :
wĐoạn 1 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy.
-GV nhận xét.
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng :
+Khi Hà đến trường , / mấy bạn gái cùng lớp reo lên :// “ Aùi chà chà ! // Bím tóc đẹp quá ! //”( Đọc nhanh, cao giọng hơn ở lời khen )
+Vì vậy, / mỗi lần kéo bím tóc/ cô bé loạng choạng/ và cuối cùng ngã phịch xuống đất. // (Giọng thong thả, chậm rãi )
-GV nhận xét.
wĐoạn 3 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng :
+Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm! //
-GV nhận xét.
wĐoạn 4 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
+Trong đoạn này câu nào là lời nói của Tuấn ?
-Giọng của Tuấn đọc như thế nào ?
-GV nhận xét.
-Nhận xét
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Cho HS luyện đọc nhóm đôi.
*Kiểm tra đọc nhóm.
-GV nhận xét.
v Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Tiết 2.
-2 HS đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi
-Lắng nghe. 
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-Nhận xét. 
-4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Nhận xét. 
-Giải nghĩa từ : tết.
-1 HS đọc đoạn 2.
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-1 HS đọc đoạn 2.
-Nhận xét. 
-Giải nghĩa từ : bím tóc đuôi sam, loạng choạng.
-1 HS đọc đoạn 3.
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-2 HS đọc đoạn 3.
-Giải nghĩa từ : đầm đìa nước mắt.
-1 HS đọc đoạn 4
-HS nêu cách đọc
-Nhận xét. 
+Tớ xin lỗicác bạn gái 
+Lúng túng nhưng chân thành, đáng yêu.
-1HS đọc đoạn 4, nhận xét
-Giải nghĩa từ : ngượng nghịu, phê bình, đối xử tốt.
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Đọc trong nhóm. 
-2 nhóm.
-Nhận xét. 
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT : 2
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
25’
14’
1’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
MT : HS không làm việc xấu, đối xử tốt với bạn.
-Gọi HS đọc đoạn 1 ,2
+Hà đã nhờ mẹ làm gì ?
+Khi đến trường các bạn gái đã khen Hà như thế nào?
+Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc ?
+Tuấn đã trêu Hà như thế nào?
+Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn?
-Chuyển ý : Khi bị Tuấn trêu, làm đau, Hà đã khóc và chạy đi mách thầy giáo . Sau đó chuyện gì xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
-Gọi HS đọc đoạn 3.
+ Thầy giáo làm Hà vui lên bằng cách nào ? 
+Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay?
-Gọi 1 HS đọc đoạn 4 
+Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ?
-Câu chuyện này khuyên ta đều gì ?
-GV nhận xét chốt ý ghi bảng nội dung
v Hoạt động 2 : Luyện đọc lại.
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Chia lớp làm 2 nhóm :
-Nhận xét ,tuyên dương.
v Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò :
+Qua câu chuyện này, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng khen và điểm nào đáng chê?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : “Trên chiếc bè”.
-1 HS đọc đoạn 1 , 2
+Tết cho 2 bím tóc nhỏ, mỗi bím buột một cái nơ.
+Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá / Các bạn gái khen Hà có bím tóc rất đẹp.
+Vì Tuấn sấn tới trêu Hà. 
+Tuấn kéo bím tóc của Hà làm Hà đau. Khi Hà đã ngã xuống đất Tuấn vẫn còn đùa dai
+Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn ăn hiếp bạn gái / Tuấn thiếu tôn trọng bạn. Biết bạn rất tự hào về hai bím tóc, Tuấn lại kéo tóc bạn để chế giễu / Tuấn không biết cách chơi với bạn.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
+Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
+Vì nghe thầy khen, Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn nữa.
-1 HS đọc đoạn 4.
+Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn
-Không nghịch ác với bạn, phải đối xử tốt với bạn gái.
-1 HS đọc lại.
-Mỗi nhóm 4 HS, cả lớp làm mấy bạn gái, thi đọc phân vai.
+Đáng chê vì đùa nghịch quá trớn, làm bạn gái phát khóc. Đáng khen vì khi bị thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành xin lỗi bạn.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 4
	Ngày dạy :	Tiết : 3
TRÊN CHIẾC BÈ
I.MỤC TIÊU :
	-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
	-Hiểu nội dung : Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi. (trả lời được câu hỏi 1, 2)
	-Giáo dục hs yêu quí tình bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
	-Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
15’
10’
9’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Phần thưởng 
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
 3.Bài mới :
vHoạt động 1 : Giới thiệu bài :
-GV treo tranh minh hoạ : Tranh vẽ gì ?
+Bức tranh này vẽ cảnh đi chơi của 2 chú dế là Dế Mèn và Dế Trũi. Muốn biết cuộc đi chơi của 2 chú dế có gì thú vị, chúng ta cùng học bài “Trên chiếc bè” để biết được điều đó. Đây là một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Tô Hoài là nhà văn có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc :
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu + Nêu cách đọc.
-Rèn đọc các từ khó : rủ nhau, say ngắm, trong vắt, nghênh cặp chân, săn sắt, lăng xăng
-Nhận xét.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 2.
*Chia đoạn :
+Đoạn 1:Từ đầu dọc đường 
+Đoạn 2: Ngày kia trôi băng băng
+Đoạn 3 : Phần còn lại
wĐoạn 1:
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy 
-GV nhận xét.
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
-GV nhận xét
wĐoạn 3 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng :
+Mùa thu mới chớm / nhưng nước đã trong vắt, / trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy .//
+Những anh gọng vóng đen sạm, / gầy và cao, / nghênh cặp chân gọng vóng / đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi .//
+Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng / cố bơi theo chiếc bè, / hoan nghênh váng cả mặt nước .//
-GV nhận xét
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : HS thấy được chuyến du lịch trên sông của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi thật thú vị.
-Gọi HS đọc đoạn 1, 2
+ Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?
-GV nêu :Dòng sông với hai chú dế có thể chỉ là một dòng nước nhỏ 
-Gọi HS đọc đoạn 3
+ Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?
-Tìm những từ tả thái độ của Gọng Vó, Cua Kềnh, Thầu Dầu đối với 2 chú dế.
-GV : Các con vật mà hai chú dế gặp trong chuyến du lịch trên sông đều bày tỏ tình yêu mến, ngưỡng mộ , hoan nghênh hai chú dế.
-Bài văn này tả cảnh gì?
-GV nhận xét chốt ý ghi bảng nội dung
v Hoạt động 4 : Luyện đọc lại
MT : Giúp HS đọc lưu loát, thể hiện đúng giọng đọc 
+ Cách tiến hành:
-Nhận xét ,tuyên dương
v Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò :
+ Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của 2 bạn dế có gì thú vị ?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : “Chiếc bút mực”.
-2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Nhận xét. 
-Giải nghĩa từ : ngao du thiên hạ
-1 HS đọc đoạn 2
-Giải nghĩa từ : bèo sen.
-1 HS đọc đoạn 3.
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-1 HS đọc đoạn 3.
-Nhận xét. 
-Giải nghĩa từ : âu yếm, hoan nghênh.
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm.
-2 nhóm đọc.
-1 HS đọc đoạn 1, 2.
+Ghép 3, 4 lá bèo sen làm một chiếc bè để đi trên “sông”
-Cả lớp đọc thầm đoạn 3
-Thấy nước sông trong vắt, những hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy bằng cỏ cây và những làng gần, núi xa, những anh Gọng Vó, những ả Cua Kềnh, đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu.Các con vật hai bên bờ đều tò mò , phấn khởi, hoan nghênh hai bạn
+Gọng Vó bái phục nhìn theo
+ Cua Kềnh âu yếm ngó theo
+ Săn Sắt, Thầu Dầu lăng xăng bơi theo hoan nghênh váng cả mặt nước.
-Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi.
-1 HS đọc lại
-Thi đọc cả bài.
-Nhận xét. 
+Hai chú dế gặp những cảnh đẹp dọc đường, mở mang hiểu biết, được bạn bè hoan nghênh yêu mến, khâm phục.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC TUAN 1 - 3.doc