A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ. Bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: tranh minh hoạ, SGK, bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở ghi.
C. Hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức: - Hát.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc đoạn 1, 2 bài Tôm Càng và Cá Con. - 2 HS đọc nối tiếp (HS1 đọc đoạn 1, HS2 đọc đoạn 2)
- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
-Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào , lời tự giới thiệu: “Chào bạn. Tôi là Cá Con”
Người soạn: Lê Thảo Hà GV hướng dẫn: Cao Hằng Nga Tập đọc: SÔNG HƯƠNG A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ. Bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: tranh minh hoạ, SGK, bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở ghi. C. Hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: - Hát. II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn 1, 2 bài Tôm Càng và Cá Con. - 2 HS đọc nối tiếp (HS1 đọc đoạn 1, HS2 đọc đoạn 2) - Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ? -Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào , lời tự giới thiệu: “Chào bạn. Tôi là Cá Con” - GV nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: +Bạn nào cho cô biết tranh vẽ cảnh gì ? -GV chốt ND tranh: Đúng rồi tranh vẽ cảnh dòng sông, cây cầu, hoa phượng đỏ bên bờ sông và trên sông có cả thuyền bè đi lại. Đây là tranh vẽ sông Hương bên cây cầu Tràng Tiền đấy các em ạ. Sông Hương là một trong những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ. Đối với ai chưa một lần tới Huế hẳn rất tò mò về dòng sông này. Vậy để biết được sông Hương có gì đặc biệt, tại sao nó được coi là biểu tượng của xứ Huế thì hôm nay cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu bài tập đọc “Sông Hương”. -Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + HS nêu nội dung tranh:trong tranh có cảnh dòng sông, cây cầu, hoa phượng đỏ và có cả thuyền bè. -Lắng nghe. 2. Nội dung bài : *Hướng dẫn luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn HS giọng đọc chung.: +Bài nói về vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên dành cho Huế. +Bài này các em đọc với giọng nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của sông Hương. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và các cụm từ dài. - HS nghe. - Hướng dẫn HS luyện đọc. a) Đọc từng câu: -Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu +Bây giờ cô mời dãy của bạn... đọc nối tiếp câu . Bắt đàu từ bạn.... nào - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - GV theo dõi uốn nắn cách đọc. Sửa sai cho học sinh. Viết lại các từ HS đọc sai lên bảng và yêu cầu HS đọc lại cho đúng, b) Đọc từng đoạn trước lớp: + Bài chia làm mấy đoạn ? + Bài chia làm 3 đoạn. +Cô mời em chia đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến in trên mặt nước. Đoạn 2: Tiếp đến lung linh dát vàng. Đoạn 3: Còn lại. - Yêu cầu 1 dãy đọc nối tiếp đoạn lần 1 - HS đọc nối tiếp đoạn . - GV nhận xét. -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. kết hợp giải nghĩa từ. +Em hiểu Hương Giang là gì ? +Em biết Lụa đào là gì không ? +Em hiểu thế nào là Êm đềm ? - 1 em đọc + Hương Giang: tên gọi khác của sông Hương. +Lụa đào: lụa màu hồng + Êm đềm: yên tĩnh. - GV hướng dẫn HS cách đọc một số câu văn trên máy chiếu. +Vừa rồi các em đã đọc rất to và rõ ràng rồi nhưng vẫn chưa ngắt nghỉ đúng dấu câu và các cụm từ dài. Sau đay cô sẽ hướng dẫn các em đọc câu văn sau, các em chú ý. -HS nghe, phát hiện cách đọc + Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.// +Bạn nào phát hiện ra cô ngắt nghỉ hơi ở đâu -Gọi 2 HS đọc lại. +Ngắt sau dấu phẩy, nghỉ sau dấu chấm, ngắt sau dấu hai chấm và nghỉ sau từ bức tranh. -2 HS đọc lại câu văn. c) Đọc từng đoạn trong nhóm. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đôi. - HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đôi: HS1 đọc đoạn 1 HS2 đọc đoạn 2 HS1 đọc đoạn 3 -Gọi đại diện 3 nhóm đọc bài -Đại diện 3 nhóm đọc bài. - Cho HS nhận xét. -GV nhận xét - HS nhận xét. - Đọc toàn bài. +Vừa rồi cô thấy các em đọc rất tốt bài tập đọc rồi nhưng đẻ biết được ND của bài tập đọc thì cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần tìm hiểu bài. - 1 HS đọc. * Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi: + Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương ? +Em hiểu thế nào là Sắc độ? -Đọc thầm đoạn 1: + Đó là màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. +Sắc độ: mức đậm nhạt của màu sắc. + Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên ? + Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá tạo nên, màu xanh non do những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước tạo nên. - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời : + Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào ? -Đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Sông Hương “thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường”. + Do đâu có sự thay đổi ấy ? + Do hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ in bóng xuống nước. + Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào ? + Vào những đêm trăng sáng, “dòng sông là một đường trăng lung inh dát vàng”. + Do đâu có sự thay đổi ấy ? + Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu rọi, sáng lung linh. - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời : + Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? +Em hiểu thế nào là đặc ân? +Em biết thiên nhiên nghĩa là gì không? -Đọc thầm đoạn 3 và trả lời: + Vì sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm. +Đặc ân: ơn đặc biệt +Thiên nhiên: trời đất +Sau khi tìm hiểu các câu hỏi bạn nào cho cô biết nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ND: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương, một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế. Qua đó ta thấy được tình yêu thương tác giả dành cho xứ Huế. +Nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương, một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế. Qua đó ta thấy được tình yêu thương tác giả dành cho xứ Huế. * Luyện đọc lại: - GV cho HS ®äc l¹i bµi v¨n. - 1,2 HS thi ®äc l¹i bµi v¨n. - GV nhËn xÐt. 3. Củng cố - Dặn dò: -HS nhắc lại ND bài. +Sau khi học xong bài này em nghĩ như thế nào về sông Hương? +Em cảm thấy yêu sông Hương. Sông Hương là một do0fng sông rất đẹp và thơ mộng. -Nhận xét giờ học. -Dặn dò chuẩn bị bài sau: Cá sấu sợ mập
Tài liệu đính kèm: