Giáo án Tập đọc 2 - Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim

Giáo án Tập đọc 2 - Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim

I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GV

1. Kiến thức : Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu . , giữa các cụm từ.

2. Kỹ năng : Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.(lời cậu bé, lời bà cụ).

Rèn kỹ năng đọc hiểu các từ ngữ mới.

3. Thái độ : Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu

 tục ngữ trên, rút được lời khuyên từ câu chuyện :

 làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới

 thành công. - Tranh

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

 III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

- Sách Tiếng Việt.

 

doc 4 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 - Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1 Thứ ., ngày . tháng . năm 200...
Môn : Tập đọc Tựa bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ CỦA GV
Kiến thức : Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu . , giữa các cụm từ.
Kỹ năng : Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.(lời cậu bé, lời bà cụ).
Rèn kỹ năng đọc hiểu các từ ngữ mới.
Thái độ : Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu 
 tục ngữ trên, rút được lời khuyên từ câu chuyện : 
 làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới 
 thành công.
Tranh
Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
Sách Tiếng Việt.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP&SD ĐDDH
Ổn định lớp :
GV giới thiệu 8 chủ điểm của Sách Ttiếng Việt 2, tập 1.
Bài mới :
GV giới thiệu : Truyện đọc mở đầu chủ điểm “ Em là HS“ có tên gọi “Có công mài sắt, có ngày nên kim” .
GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa
Tranh vẽ những ai?
Họ đang làm gì?
Muốn biết bà cụ làm việc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những việc gì, muốn nhận được một lời khuyên hay, hôm nay chúng ta sẽ tập đọc truyện : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Luyện đọc đoạn 1, 2 
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ.
 a/. Đọc từng câu :
 GV uốn nắn tư thế đọc cho các em, hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó : quyển, nguệch ngoạc, nắn nót. 
 b/. Đọc từng đoạn trước lớp : 
 GV hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tinh cảm qua giọng đọc.
 GV kết hợp giảng giải các từ ngữ mới trong từng đoạn (được chú giải ở cuối bài).
 c/. Đọc từng đoạn trong nhóm :
 GV theo dõi, hdẫn các nhóm đọc đúng. 
 d/.Thi đọc giữa các nhóm
 e/. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2 
Hdẫn HS đọc tìm hiểu đoạn 1, 2
- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
Những câu nào đã cho thấy cậu bé không tin?
HS hát.
Cả lớp mở mục lục sách.
1, 2 HS đọc tên 8 chủ điểm
HS khác đọc thầm.
HS quan sát tranh và trả lời
Tranh vẽ 1 bà cụ & 1 em bé
Bà cụ đang mài 1 vật gì đó, bà vừa mài vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé nhìn bà làm việc & lắng nghe lời bà.
HS nhắc lại tựa bài.
HS lắng nghe.
- HS đọc từng câu nối tiếp nhau trong mỗi đoạn. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót,nguệch ngoạc, mải miết.
Lần lượt HS chia nhóm đôi bạn đọc, HS khác góp ý.
Các nhóm cử bạn thi đọc theo vai : cậu bé và bà, người dẫn chuyện.
HS đọc thầm từng đoạn.
1 HS đặt câu hỏi.
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời (Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện).
1 HS đọc câu hỏi 2
Cả lớp đọc thầm đoạn 2 trả lời (Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá)
Để làm thành 1 cái kim khâu.
Không.
Thái độ của cậu bé khi ngạc 
nhiên hỏi : Thỏi sắt to thế, làm sao bà mài thành kim được?
Tranh
 Tiết : 2
Luyện đọc đoạn 3, 4 :
 a/. Đọc từng câu :
GV theo dõi uốn nắn tư thế đọc cho các 
 em, hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ 
 khó : hiểu, quay, giảng giải. 
 b/. Đọc từng đoạn trước lớp : 
GV hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng 
 chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới : ôn tồn, thành tài.
 c/. Đọc từng đoạn trong nhóm :
GV theo dõi, hdẫn các nhóm đọc đúng.
 d/. Thi đọc giữa các nhóm : ( từng đoạn, 
 toàn bài). GV nhận xét, đánh giá.
e/. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3,4
Hdẫn HS tìm hiểu các đoạn 3,4 :
 - Bà cụ giảng giải như thế nào ?
Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? 
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
Luyện đọc lại : 
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại bài.
Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất : đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
4. Củng cố : 
Em thích nhân vật nào trong câu chuyện 
 nhất ? Vì sao ? 
GV liên hệ thực tế lớp.
5. Dặn dò : 
 Đọc kỹ lại truyện, xem tranh và tập kể cho 
 ba má nghe (không nhìn sách).
HS nối tiếp nhau đọc từng 
 câu trong mỗi đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Lần lượt HS chia nhóm thành đôi bạn đọc, HS khác nghe và góp ý.
- Các nhóm thi đọc “ truyền điện” theo câu.
Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc c/hỏi 3.
Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời : (Mỗi ngày mài  thành tài.)
HS đọc đoạn 4 trả lời (cậu bé tin, vì cậu bé hiểu ra và quay về nhà học bài).
1 HS đọc c/h 4.
Cả lớp đọc thầm và trả lời (HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm cho 1 lời khuyên) :
+ Câu chuyện khuyên em 
 nhẫn nại, kiên trì.
+ Nhẫn nại, kiên trì thì sẽ 
 thành công.
+ Việc khó đến đâu, nếu 
 nhẫn nại, kiên trì thì cũng 
 làm được.
- Chia 3 tổ, mỗi tổ chọn 3 bạn kể theo vai : người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ.
Em thích bà cụ nhất vì bà cụ đã dạy cậu bé biết nhẫn nại, kiên trì.
Em thích cậu bé, vì cậu bé đã nhận ra được cái sai của mình và đã sửa sai.
 Kết quả : 
 .
 .
 .
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTTDcocongm.doc