Giáo án ôn tập giữa kì I Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 9

Giáo án ôn tập giữa kì I Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học, HS:

- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.

- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe – viết, kĩ năng viết đoạn văn (giới thiệu về một đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình).

- Rèn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ (phân biệt ch/tr, an/ang).

2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.

 

docx 16 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập giữa kì I Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Tiếng Việt
Tiết 81+82: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 1, 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
 - Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; slide tranh minh họa, ... Các cánh hoa ghi ND như SHS để chơi trò chơi, phiếu bài tập.
2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
TIẾT 1
1. HĐ khởi động: (2-3’)
- Hát, vận động tập thể.
- GV giới thiệu bài.
2. HĐ Ôn đọc văn bản: (32-35’)
2.1. Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài: (7-10’)
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm. 
- GV tổ chức báo cáo kết quả bằng trò chơi: “Hiểu ý đồng đội”:
+ Mỗi nhóm cử 5 bạn chơi.
+ Bạn số 1 lên chọn và gắn một cánh hoa vàng thì ngay lập tức bạn số 2 phải đọc nhanh tên bài đọc có trên cánh hoa và chọn ND tương ứng trên cánh hoa màu hồng gắn vào bên cạnh.
+ Hết thời gian, nhóm nào có đáp án đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
- GV cùng HS cả lớp làm trọng tài.
- Các trọng tài phân định thắng thua.
2.2. Chọn một bài trong cánh hoa và luyện đọc: (15-18’)
- GV cho HS lựa chọn một bài đọc trong cánh hoa mà em thích, luyện đọc trong nhóm và nêu hiểu biết của mình về bài đọc đó.
- GV quan sát các nhóm luyện đọc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về những điều thú vị trong các bài đọc mà em đã lựa chọn.
2.3. Hệ thống lại tên chủ đề và các bài đọc qua 8 tuần: (5-7’)
- GV cho Hs thảo luận nhóm, thống kê tên các chủ điểm đã học và các bài đọc có trong từng chủ điểm đó.
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV chiếu tên chủ đề và các bài đọc đã học cho HS đối chiếu kết quả.
3. HĐ củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát, vận động tập thể.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS làm việc nhóm:
+ HS quan sát tranh: phần cánh hoa bên trong (màu vàng) và cánh hoa bên ngoài (màu hồng), xác định: Phần cánh hoa bên trong: tên 5 bài đọc (được chọn lọc trong các tuần từ tuần 1 đến 8). Phần cánh hoa bên ngoài: nội dung của các bài đọc.
+ HS đọc tất cả các nội dung được ghi trên bông hoa. 
+ HS ghép nội dung bài với tên bài đọc. (HS có thể xem lại bài đọc nếu cần.) 
+ HS thống nhất nội dung trong nhóm.
- Nhóm cử đại diện lên chơi trò chơi.
Đáp án: (1)-(c); (2)-(a);
(3)-(e); (4)-(d); (5)-(b) 
- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn. 
- HS thảo luận và chọn ra một bài đọc có trong cánh hoa.
+ Từng HS luyện đọc trong nhóm cho các bạn nghe.
+ Các bạn trong nhóm góp ý.
+ Các bạn cùng nhau chia sẻ về nội dung bài đọc mà em vừa đọc. Nói cho bạn nghe mình đã học được gì qua bài đọc đó.
- Đại diện 2-3 nhóm lên chia sẻ và giao lưu cùng các bạn. 
- Các bạn đưới lớp đặt câu hỏi cho các bạn trên bảng về nội dung bài đọc và những điều mà bạn đã học được qua các bài đọc.
- HS thảo luận nhóm:
+ Một bạn nói tên chủ đề, các bạn còn lại lần lượt nêu tên các bài đọc đã học trong chủ đề. Một HS ghi lại trong phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm đọc phiếu học tập của mình.
- Các nhóm đối chiếu kết quả và tự đánh giá hoạt động của nhóm mình.
- HS nêu ý kiến phản hồi.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
1. HĐ khởi động: (2-3’)
- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.
2. HĐ ôn tập: (22-25’)
* Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi:
- GV nếu BT2 trong SHS.
- GV chuẩn bị 6 lá thăm, tương ứng với 6 bài đọc; 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đọc lại 6 văn bản, sau đó trả lời các câu hỏi. 
- GV bao quát lớp hoạt động nhóm.
- GV cho HS lên trình bày trước lớp.
Đáp án: 
+ Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức, cảm thấy muốn được gặp lại thấy cô, gặp lại bạn bè,... 
+ Niềm vui của Bi và Bống: Dạng câu hỏi mở. Có thể trả lời: Bị và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui. 
+ Em có xinh không?: Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình. 
+ Cầu thủ dự bị: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội. 
+ Cô giáo lớp em: Dạng câu hỏi mở. Có thể trả lời, VD: Em thích khổ thơ thứ hai (Cô dạy em tập viết/ Gió đưa thoảng hương nhài/ Nắng ghé vào cửa lớp/Xem chúng em học bài) vì khổ thơ này tả một khung cảnh rất đẹp. 
+ Cái trống trường em: Trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh. - HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
3. HĐ chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”: (7-10’)
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”.
- GV đưa ra hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và có thể dựa vào gợi ý của GV để đoán chữ.
- GV cùng HS phân định thắng thua.
4. HĐ củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS vận động theo nền nhạc bài: Vui đến trường.
- HS quan sát hình và đọc nhẩm tên các bài đọc có trong hình.
- HS làm việc nhóm, đọc lại 6 VB, sau đó trả lời các câu hỏi.
+ Từng bạn trong nhóm đọc bài. 
+ Các bạn trong nhóm nêu câu hỏi về nội dung bài đọc để bạn vừa đọc bài trả lời. (Lần lượt đổi vai để tất cả các thành viên trong nhóm đều được đọc.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm, làm theo yêu cầu trong thăm, trình bày trước lớp. 
- HS tham gia chơi.
- HS làm việc theo nhóm cặp.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe. 
 Tiếng Việt
Tiết 83: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.
- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe – viết, kĩ năng viết đoạn văn (giới thiệu về một đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình). 
- Rèn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ (phân biệt ch/tr, an/ang). 
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa 
2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ Khởi động: (2-3’)
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV giới thiệu bài.
2. HĐ Nghe-viết: Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu): (18-20’)
* GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.
* GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:
- Khi đến lớp bạn nhỏ thấy ai?
* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả: 
- Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? 
- Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? 
- GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra. 
- Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào? 
- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- GV chấm một số bài của HS.
- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp. 
2. HĐ chơi trò chơi: “Đoán từ”: (10-12’)
- GV cho HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng con. Nhóm nào hoàn thành trước và làm đúng nhiều câu nhất sẽ thắng.
- GV hướng dẫn HS: Đọc một lượt các dòng, có thể vừa đọc vừa đoán. Sau đó ghi đáp án ra bảng con. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
3. HĐ củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát: Em tập viết.
- Lắng nghe, nhắc tên bài.
- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ đầu bài thơ). 
- 1,2 HS đọc lại đoạn viết
- Bạn thấy cô giáo đã ở đấy rồi.
- Những chữ đầu câu viết hoa.
- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.
- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.
VD: trang sách, sao, lửa, giấy
- Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên. 
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi.
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.
- Nhóm nào xong trước lên trình bày trước lớp.
Đáp án: a. trống; b. chổi; c. bảng; d. bàn. 
- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt 
Tiết 84: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.
- Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. 
- Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, cầu nêu đặc điểm; viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng t ... , em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.
- HS lắng nghe, nhắc tên bài.
- HS thảo luận đưa ra tên các câu chuyện đã học.
+ HS trao đổi trong nhóm về nội dung tranh.
+ HS nói tên tranh dựa vào gợi ý của tranh. 
- HS tham gia chơi.
- HS cùng GV nhận xét phần chơi của các bạn.
- Mỗi nhóm chọn một câu chuyện để kể trong nhóm.
- HS xem lại câu chuyện trong bài đã học trước đó rồi kể lại trong nhóm.
- Một vài nhóm kể chuyện trước lớp.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
Tiết 88: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 8)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện. 
- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện. 
- Rèn kĩ năng kể chuyện.
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.
2. Học sinh: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3-5’)
- GV tổ chức cho HS vận động theo trò chơi: Thuyền ai?
- GV giới thiệu bài.
2. HĐ ôn tập: (32-35’)
2.1. Làm bài tập 12: Cùng bạn hỏi - đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể. (15-17’)
 - GV nêu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.
- GV cho HS làm việc cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Một HS hỏi, một HS trả lời về câu chuyện vừa kể, sau đó đổi vai. 
VD: - Truyện “Niềm vui của Bi và Bống” có mấy nhân vật? 
- Có hai nhân vật, đó là Bi và Bống. - Bạn có thích câu chuyện này không? Vì sao? 
- Tớ thích câu chuyện này vì nó rất có ý nghĩa.
2.2. Làm bài tập trong VBTTV2/T1 tr 37+38:
(15-18’)
- GV có thể chiếu bài tập lên bảng hoặc cho HS theo dõi trong SHS; tổ chức cho HS làm việc nhóm.
 - GV bao quát HS làm bài, trờ giúp khi cần thiết. 
3. HĐ củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- HS chơi trò chơi: Thuyền ai?
- Lớp trưởng điều khiển trò chơi
- HS nhắc tên bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
- HS làm việc theo nhóm 2.
+ Nhìn tranh xem tranh vẽ nói về câu chuyện nào. 
+ Hỏi đáp trong nhóm.
+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án.
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS làm bài cá nhân trong VBTTV2/T1.
- HS chia sẻ bài làm của mình trước lớp.
- Các bạn nhận xét, góp ý.
- HS nêu nội dung bài học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
Tiết 89: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 9)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể (rèn các nghi thức lời nói: nhờ, khen, chúc mừng, an ủi); kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện. 
- Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, cầu nêu đặc điểm; viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).
2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3-5’)
- GV cho HS chơi trò chơi: “Đồng hồ”:
- GV giới thiệu bài.
2. HĐ ôn tập: (32-35’)
2.1. Đọc câu chuyện: Bó đũa, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu: (15-17’)
- GV cho HS hoạt động cá nhân: HS tự đọc thầm Câu chuyện bó đũa. Sau đó làm bài ra phiếu bài tập GV in sẵn.
Đáp án: 
a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em thế nào? 
b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con? 
c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa? 
d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? 
e. Người cha muốn khuyên các con điều gì? 
- GV tổ chức báo cáo kết quả. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV giải nghĩa một số từ ngữ trong bài tập:
+ hoà thuận: êm ấm, không có xích mích.
+ yêu thương: có tình cảm gắn bó tha thiết, 
+ quan tâm: chăm sóc hết lòng 
+ buồn phiền: buồn và lo nghĩ không yên lòng 
h. Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp. 
+ Từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi. 
+ Từ chỉ hoạt động: gọi, đặt, bẻ, nói.
- GV và HS nhận xét, bổ sung. 
2.2. Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em: (16-18’)
- GV nêu BTbài 14.
- Đọc, trả lời gợi ý trong nhóm đôi.
+ Đổ vật em muốn giới thiệu là cái quạt máy.
+ Đồ vật này do bố em mua vào đầu mùa hè.
+ Từ ngày có cái quạt máy, em thấy mùa hè đỡ nóng bức hẳn.
- HS làm bài.
- GV điều hành HS chia sẻ bài.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
3. HĐ củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.
- Lớp trưởng điều khiển trò chơi.
- HS lắng nghe, nhắc tên bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS tự đọc thầm Câu chuyện bó đũa. Sau đó làm bài ra phiếu bài tập GV in sẵn.
+ Không hoà thuận (phương án 3).
+ Người cha thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa.
+ Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì họ đều cầm cả bó đũa để bẻ.
+ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách tách rời từng chiếc đũa và bẻ từng chiếc một. 
+ Người cha muốn khuyên các con đoàn kết. (Hoặc: ... khuyên các con phải yêu thương, gắn bó với nhau; có như vậy mới tạo ra sức mạnh).
- HS hỏi đáp trong nhóm 2.
- HS làm bài vào VBT.
- Đại diện lên trình bày trước lớp.
HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- Nhóm đôi đọc, trả lời câu hỏi gợi ý.
- HS làm bài vào vở.
- HS chia sẻ bài.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá bạn.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
Tiết 90: ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 10)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS:
- Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.
- Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về câu - Củng cố và phát triển kĩ năng nghe – viết, kĩ năng viết đoạn văn (giới thiệu về một đồ
chơi hoặc đồ dùng gia đình). 
- Củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình; phân biệt từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, cầu nêu đặc điểm; viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với bạn bè, gia đình, thầy cô và tình yêu đối với sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (2-3’)
- GV tổ chức lớp vận động tập thể.
- GV giới thiệu bài.
2. HĐ ôn tập: (32-35’)
2.1. Làm BT10 VBT/39 Dựa vào câu chuyện Bó đũa đánh dấu vào ô trống: (10-12’)
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV quan sát HS làm bài. 
- GV cho HS báo cáo kết quả.
2.2. Ghi chép các thông tin về câu chuyện mà em đã biết vào phiếu: (20-23’)
- GV phát sắn phiếu BT, cho HS nhớ lại câu chuyện mà HS đã được đọc, được nghe rồi kể cho các bạn mình nghe.
- GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc.
+ Tên cuốn sách em đã đọc là gì? 
+ Tác giả của cuốn sách là ai? 
+ Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì? 
- GV tổ chức báo cáo.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
3. HĐ củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp hát và vận động theo bài hát.
- Lắng nghe, nhắc tên bài.
- HS mở VBTTV/T1 trang 39, đọc yêu cầu của bài tập. 
- Làm bài cá nhân..
- Đổi vở để KT chéo..
- HS làm việc nhóm 4. 
+ Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý. 
- HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách.
- HS quan sát và lắng nghe giới thiệu.
- HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.
- HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.
- HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, ghi chép trong phiếu đọc sách.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- HS nêu ND.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_giua_ki_i_tieng_viet_lop_2_tuan_9.docx