Giáo án ôn tập giữa học kì II Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 27

Giáo án ôn tập giữa học kì II Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, chỉ màu sắc của sự vật qua bức tranh

- Biết đặt được câu với từ ngữ vừa tìm được. Biết dùng đúng dâu câu vào ô trống.

2. Năng lực : Hình thành năng lực tự chủ trong học tập. Phát triển năng lực quan sát Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

3. Phẩm chất: HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

 

docx 12 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 98Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập giữa học kì II Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 1+2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng thường hay mắc lỗi theo pương ngữ của địa phương.
- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
- Hiểu được nội dung bài học, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động lời nói.
2. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
3. Phẩm chất: Có cảm xúc hãnh diện, tự hòa khi trở thành học sinh lớp 2. Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. 
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát bài hát 
- Giáo viên dẫn dắt vào bài
2. Khám phá kiến thức 
Bài 1: Ghép tranh với tên bài học phù hợp.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Cho học sinh quan sát các bức tranh từ tranh 1 đến tranh 5.
Khai thac từng tranh 
+ Trong tranh em thấy những gì?
 Đây là các bức tranh của các bài tập đọc mà các em đã học, qua các bức tranh này cô sẽ có các thẻ từ sau
- Gọi học sinh đọc các thẻ từ
- Tổ chức cho học sinh thực hành chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án: (Tranh 1: Họa mi hót. Tranh 2: Chuyện bốn mùa. Tranh 3: Lũy tre. Tranh 4: Tết đến rồi. Tranh 5: Mùa vàng. Tranh 6: Hạt thóc )
Bài 2: Đọc bài em thích và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu a: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu a của bài
- Cho học sinh suy nghĩ và tìm một bài tập đọc mình thích để đọc một đoạn, hoặc khổ thơ hay nói về cây cối hoặc một loài vật con vật.
- Giáo viên hướng dẫn câu mẫu:
- Gọi học sinh đọc câu mẫu
Mẫu: Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ màu sắc xanh tươi ( Bài Họa mi hót )
- Giáo viên xác định nội dung đoạn viết: cảnh vật xung quanh họa mi chợt bừng giấc khi nghe họa mi hót 
- Gọi học sinh trình bày.
- Tuyên dương và khuyến khích các em mạnh dạn đọc và trình bày trước lớp.
Câu b: 
- Cho học sinh quan sát tranh khai thác nội dung tranh
+ Tranh vẽ gì? (cô giáo và các bạn học sinh)
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi 
Cùng chia sẻ với bạn về một nhân vật mà em thích nhất trong bài tập đọc
- Gọi học sinh trình bày ý kiến trước lớp
- Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại tên một bài tập đọc đã học
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học.
 Học sinh thực hành hát
- Học sinh xung phong đọc
- HS xung phong quan sát
- HS trả lời
- Học sinh đọc các thẻ từ.
- Học sinh xung phong đọc
- Học sinh thực hiện
- Học sinh xung phong đọc
- Học sinh lắng nghe.
- HS trình bày
- Học sinh xung phong trả lời.
- Học sinh trình bày ý kiến
- Học sinh xung phong nhắc
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 3+4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng thường hay mắc lỗi theo phương ngữ của địa phương.
- Đọc đúng và rõ ràng khổ thơ trong bài. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
- Hiểu được nội dung bài học: tình cảm của bọ dừa, cào cào, xen tóc dành cho cánh cam khi bị lạc mẹ.
2. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực văn học
3. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. 
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát bài hát: lớp chúng ta đoàn kết
- Giáo viên khen ngợi và dẫn dắt vào bài
2. Khám phá kiến thức 
a) Hoạt động 1: Đọc văn bản.
Bài 3: 
*Giáo viên hướng dẫn cả lớp: 
- Giáo viên đọc mẫu khổ thơ 1: Đọc xong khổ thơ 1 giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý
+ Cánh cam bị làm sao?
+Cảnh cánh cam bị lạc mẹ diễn ra như thế nào?
-Giáo viên đọc khổ thơ 2: Đọc xong khổ thơ 2 và hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ khó.
+Trong khổ thơ 2 em thấy có từ ngữ nào khó đọc? ( học sinh trả lời: trắng sương, khản đặc )
+Gọi nhiều học sinh đọc từ khó, giáo viên cùng học sinh nhận xét, chỉnh sửa.
+Từ “trắng sương” có nghĩa là gì? ( Những giọt sương màu trắng ) 
+Từ “khản đặc” có nghĩa là gì? ( nói giống như không ra tiếng )
- Giáo viên đọc khổ thơ 3: Đọc xong khổ thơ 3 và 4 kết hợp hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ.
+Trong khổ thơ các em vừa nghe có những câu thơ các em còn chưa ngắt nghỉ đúng nhịp VD: Bọ dừa/ dừng nấu cơm//
 Cào cào/ ngừng giã gạo//
 Xén tóc thôi /cắt áo//
 Đều bảo nhau/ đi tìm //
+Bài này có mấy khổ thơ?
* Luyện đọc theo nhóm 
- Luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4 . Tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm.
- Đại diện 1 nhóm 1 đoạn ( thi nhau đọc giữa các tổ ) 
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm và tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Gọi 1 em đọc lại toàn bài thơ
b. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
* Cho cả lớp làm việc nhóm đọc thầm bài tập đọc và trả lời câu hỏi
Câu b: Những ai đã quan tâm và giúp đỡ cánh cam?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
-Mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương các nhóm trả lời đúng cùng đưa ra đáp án đúng (Bọ dừa, cào cào, xén tóc)
Câu c: Họ đã làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?
-mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án (Bò dừa thì dừng nấu cơm, cào cào thì ngừng giã gạo, xén tóc thôi cắt áo tất cả đều rủ nhau đi tìm, họ đều mời cánh cam về nhà của mình )
c.Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-Giáo viên gọi học sinh đọc lại toàn bài.
d.Luyện tập theo văn bản đọc:
* Gọi học sinh đọc câu hỏi:
Bài 4: Nói và đáp lời trong các tình huống sau?
a.An ủi, động viên bạn khi bạn bị mệt.
b. Mời bạn đọc một cuốn truyện hay
c. Đề nghị bạn hát một bài hát trước lớp
-Giáo viên chia 3 tổ mỗi tổ 1 tình huống
-Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi theo 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả
-Giáo viên cùng học sinh tuyên dương
 Bài 5: Tìm trong bài cánh cam lạc mẹ từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi con vật ( theo mẫu )
Con vật
Từ ngữ chỉ hoạt động
M: ve sầu
Kêu ran
.
- Giáo viên hướng dẫn câu mẫu
+ Những con vật trong bài cánh cam lạc mẹ là những con vật nào? ( ve sầu, cánh cam, bọ dừa, xén tóc, cào cao)
+ Vậy ve sầu thì làm gì? ( kêu ran )
Lũ ve sầu /kêu ran 
 Con vật/ Hoạt động
-Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm cá nhân điền vào phiếu
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài và thống nhất đáp án đúng
Con vật
Từ ngữ chỉ hoạt động
M: ve sầu
Kêu ran
Cánh cam
, lạc mẹ gọi mẹ
Bọ dừa
Dừng nấu ăn, bảo nhau đi tìm, nói
Cào cào
Ngừng giã gạo, bảo nhau đi tìm, nói
Xén tóc
Thôi cắt áo, bảo nhau đi tìm, nói
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
-Lớp lắng nghe
-Học sinh lắng nghe
- Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh xung phong đọc và giải nghĩa từ
-
- HS xung phong đọc ngắt nghỉ
- Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh luyện đọc theo nhóm
- Học sinh xung phong đọc
-Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày
- HS xung phong luyện đọc lại
- Học sinh xung phong trả lời
- Đại diện nhóm trình bày 
- Học sinh làm phiếu cá nhân
- HS trả lời
----------------------@-@--------------------------
Thứ tư ngày tháng năm 2022
TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 5, 6)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, chỉ màu sắc của sự vật qua bức tranh
- Biết đặt được câu với từ ngữ vừa tìm được. Biết dùng đúng dâu câu vào ô trống.
2. Năng lực : Hình thành năng lực tự chủ trong học tập. Phát triển năng lực quan sát Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
3. Phẩm chất: HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS hát 
2. Khám phá kiến thức 
a) Hoạt động 1: Quan sát tranh
Bài 6: 
- Cho học sinh quan sát tranh
+Tranh vẽ cảnh gì?
+ Qua bức tranh có yêu cầu bài tập sau:
-Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập
-Giáo viên hướng dẫn mẫu
+Gọi học sinh nhắc lại từ chỉ sự vật là những từ chỉ gì? 
Chỉ sự vật
Chỉ màu sắc
M: con thuyền
M: nâu
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm tìm những từ ngữ chỉ sự vật.
- Cho học sinh nhìn vào tranh và tìm những từ ngữ chỉ màu sắc ứng với mỗi từ chỉ sự vật
- Gọi đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án
Từ ngữ chỉ sự vật
Chỉ màu sắc 
M: con thuyền
nâu
Dòng sông
Xanh biếc
Bụi tre
Xanh rì
Bầu trời
Xanh da trời
Mây
Trắng
Dãy núi
Xanh thẫm
Cỏ ven sông
Xanh rờn
Bò, dê
Nâu đỏ/ vàng
Con đường
Nâu đất
Đàn chim
Trắng
Gọi học sinh đọc lại đáp án
Bài 7: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn mẫu
M: Dòng sông uốn khúc quanh làng xóm
+ Dòng sông: là từ sự vật
+Uốn khúc quanh làng xóm: là từ chỉ đặc điểm của dòng sông
-Cho học sinh làm việc nhóm cùng chia sẻ với bạn về câu của mình.
-Gọi đại diện nhóm trình bày
- Khuyến khích, tuyên dương các em.
Bài 8: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh đọc đoạn viết
+Trong đoạn viết có mẫy ô trống?
+Từ trước và sau ô trống thứ nhất là từ chỉ gì? Hai từ chỉ trạng thái đứng gần nhau thì ta dùng dấu gì?
+Từ sau ô trống thứ hai là từ viết hoa hay viết thường?
+Từ trước và sau ô trống thứ ba là từ chỉ gì? Hai từ chỉ sự vật đứng gần nhau thì ta dùng dấu gì?
- Tương tự những ô trống còn lại.
- Giáo viên cho học sinh làm vào vở
-Giao viên cùng học sinh thống nhất chốt đáp án đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Học sinh hát
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ một khung cảnh ven một con sông, hai bên bờ sông có rất nhiều con vật, và cây cối mọc um tùm
- HS xung phong đọc
- Học sinh nhắc: là những từ ngữ chỉ con vật, cây cối, đồ vật và từ chỉ người
- HS thảo luận nhóm và tìm : con bò , dòng sông, con thuyền, bụi tre, bầu trời, mây, dãy núi, cỏ ven sông, bò dê,.
Con đường, đàn chim
-Hoc sinh thực hiện
.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Học sinh đọc đoạn viết
-cô đơn, buồn bã là hai từ chỉ trạng thái 
- Là từ viết hoa
- Là hai từ chỉ sự vật.
-Học sinh thực hành làm vào vở
-Học sinh trả lời.
----------------------@-@--------------------------
Tiếng việt 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 7+8)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe viết đúng 2 khổ thơ cuối trong bài cánh cam lạc mẹ
- Hoàn thành bài tập chính tả âm, vần
- Viết được đoạn văn kể về việc em giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ
2. Năng lực: Hình thành năng lực tự chủ trong học tập. Phát triển năng lực quan sát Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
3. Phẩm chất: HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS hát 
2. Khám phá kiến thức 
a) Hoạt động 1: 
Bài 9: Nghe – viết chính tả.
*Giáo viên hướng dẫn học sinh
- GV đọc 2 khổ thơ cuối bài chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
*Học sinh thực hành nghe viết: 
- GV đọc cho HS nghe viết.
*Giáo viên đọc soát lỗi chính tả
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
b) Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
Bài 10: 
- Gọi HS đọc YC bài tập (Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c, g, ng, k, gh, ngh)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại những từ vừa tìm được 
Bài 11: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi
- Cho học sinh quan sát tranh
+ Trên bảng có mấy bức tranh?
+Nội dung của tranh 1 là gì?
+ Nội dung của tranh 2 là gì?
 -Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi cùng chia sẻ mình đã giúp đỡ ai hoặc có ai đã giúp đỡ mình bằng một số câu hỏi sau:
+Em đã giúp đỡ ai việc gì? ( hoặc ai đã giúp đỡ em việc gì?)
+Em ( hoặc người giúp đỡ em ) đã làm việc đó như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì sau khi giúp đỡ ( hoặc được giúp đỡ )
-Cho học sinh viết vào vở
- Nhận xét, tuyên dương 
3. Củng cố
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS đọc
-Học sinh thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Học sinh quan sát tranh
-Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
-Học sinh thực hành viết vào vở
-Học sinh trả lời.
----------------------@-@--------------------------
Thứ sáu ngày tháng năm 2022
Tiếng việt 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 9+10)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc được bài tập đọc “ mây đen và mây trắng
- Hiểu được nội dung bài học và trả lời được câu hỏi trong bài
- Viết được đoạn văn ngắn 4 đến 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ.
2. Năng lực: Hình thành năng lực tự chủ trong học tập. Phát triển năng lực quan sát Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
3. Phẩm chất: HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho học sinh hát bài hát: lớp chúng ta đoàn kết
- Giáo viên khen ngợi và dẫn dắt vào bài
2. Khám phá kiến thức 
a) Hoạt động 1: Đọc văn bản.
Bài 12: 
*Giáo viên hướng dẫn cả lớp: 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1: Đọc xong giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý
+Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+Mây đen và mây trắng đang làm gì?
+Mây trắng có đặc điểm như thế nào?
-Giáo viên đọc 2: Đọc xong khổ thơ 2 và hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ khó.
+Trong khổ thơ 2 em thấy có từ ngữ nào khó đọc? ( học sinh trả lời: thú vị, khô cạn, hạn hán)
+Gọi nhiều học sinh đọc từ khó, giáo viên cùng học sinh nhận xét, chỉnh sửa.
+Từ “thú vị” có nghĩa là gì? ( tạo nên sự hứng thú, vui thích, bất ngờ) 
+Từ “khô cạn” có nghĩa là gì? (đất đai thiếu nước)
+Hạn hán có nghĩa là gì? (nhiều tháng liền không có mưa làm cho bầu trời và không khí xung quanh rất nóng ) 
- Giáo viên đọc đoạn 3: Đọc xong đoạn 3 và kết hợp ngắt nghỉ
+Trong đoạn vừa đọc có những câu nào dai.
Những đám mây đen/ hóa thành mưa rơi xuống//Cứ như thế/, mây đen/ tồn tại mãi mãi.//
+Bài này có mấy đoạn?
* Luyện đọc theo nhóm 
- Luyện đọc đoạn theo nhóm 3 . Tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm.
- Đại diện 1 nhóm 1 đoạn ( thi nhau đọc giữa các tổ ) 
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm và tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Gọi 1 em đọc lại toàn bài. 
b. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
* Cho cả lớp làm việc nhóm đọc thầm bài tập đọc và trả lời câu hỏi
Câu a: Trong câu chuyện, những nhân vật nào được coi như con người?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
-Mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương các nhóm trả lời đúng cùng đưa ra đáp án đúng ( mây đen và mây trắng)
Câu b: Mây trắng rủ mây đen đi đâu?
-mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án (rong đuổi theo gió)
Câu c: Vì sao mây đen không nghe theo mây trắng?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
-Mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án. ( Vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người )
Câu d: Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
-Mời đại diện nhóm trình bày
- GV cùng học sinh thống nhất đáp án. (con người và vạn vật reo hò đón mưa )
Câu e: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
-Mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án. (xóp, nhẹ, xinh xắn )
Câu g: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau:
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
-Mời đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án. (Trên bầu trời cao rộng, mây đen, mây trắng đang rong đuổi theo gió)
Bài 13: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- Cho học sinh quan sát tranh
+Tranh vẽ gì?
- Giáo viên hướng dẫn mẫu. 
M:
+Trong những ngày nghỉ em thích nhất làm việc gì? (đọc sách, xem phim, vẽ tranh, đến chơi nhà người thân)
+Em làm việc đó cùng với ai? Em làm việc đó như thế nào?
+Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- Cho học sinh làm việc theo nhóm cùng chia sẻ với bạn
-Gọi đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chỉnh sửa câu.
-Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở
-Thu một số vở, chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
-Lớp lắng nghe
-Học sinh lắng nghe
- Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh xung phong đọc và giải nghĩa từ
-
- HS xung phong đọc ngắt nghỉ
- Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh luyện đọc theo nhóm
- Học sinh xung phong đọc
-Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh xung phong trả lời
- Đại diện nhóm trình bày 
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc
-Học sinh quan sát tranh
-Học sinh xung phong trả lời
- Học sinh xung phong trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_giua_hoc_ki_ii_tieng_viet_lop_2_tuan_27.docx