Giáo án ôn tập cuối học kì II Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 35

Giáo án ôn tập cuối học kì II Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 35

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 – 70 tiếng trong 1 phút.

- Viết đúng bài chính tả khoảng 50 – 55 chữ theo hình thức nghe – viết, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút, viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/ vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Viết được đoạn văn khoảng 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc khi sắp kết thúc năm học, kể lại một hoạt động ở trường hoặc ở lớp.

2. Năng lực:

- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân, tranh minh họa.

 

docx 10 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập cuối học kì II Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Tiếng Việt
Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
BÀI : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 – 70 tiếng trong 1 phút.
- Hiểu được nội dung bài đọc; nhận biết các sự việc trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua các hành động. 
- Biết nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc một bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân.
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Bài hát Quê hương tươi đẹp, dân ca Nùng, lời: Anh Hoàng, tranh minh họa.
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Quê hương tươi đẹp, dân ca Nùng, lời: Anh Hoàng cho HS vận động.
- GV hỏi: 
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Nội dung bài hát giống với những chủ điểm nào mà hình đã học.
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ luyện đọc các bài tập đọc đã học và hoàn thành một số bài tập. Ghi tựa bài.
2. Luyện đọc các bài đã học.
- GV gọi HS kể tên các bài tập đọc đã học thuộc 2 chủ điểm: Con người Việt Nam, Việt Nam quê hương em.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm:
+ Từng em bắt thăm và đọc bài. Đọc xong, nghe bạn trong nhóm đọc câu hỏi ở cuối bài đọc để trả lời.
+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.
- GV nhận xét trực tiếp từng HS.
- HS nghe, vận động theo nhạc.
- HS trả lời:
+ Quê hương rất tươi đẹp và tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ.
+ Con người Việt Nam, Việt Nam quê hương em.
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS phát biểu: Mai An Tiêm, Thư gửi bố ngoài đảo, Bóp nát quả cam, Chiếc rễ đa tròn, Đất nước chúng mình, Trên các miền đất nước, Chuyện quả bầu, Khám phá dãy biển ở Trường Sa, Hồ Gươm, Cánh đồng quê em.
- HS luyện đọc theo nhóm:
+ Lần lượt từng HS bốc thăm bài. Đọc và trả lời câu hỏi.
+ HS nhận xét, góp ý.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trao đổi về các bài đọc.
- GV hướng dẫn chung cả lớp sau khi tất cả đã đọc bài mình gắp thăm được.
- Các nhóm hỏi – đáp theo câu hỏi GV đã chuẩn bị.
+ Bạn thích bài đọc nào nhất? Vì sao?
+ Bạn nhớ nhất hoặc thích nhất chi tiết hoặc nhân vật nào trong bài đọc?
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Gọi 1, 2 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi cuối bài mình vừa đọc.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi.
- Dặn HS về luyện đọc lại những bài còn lại.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm: Trao đổi về bài đọc.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe. 
- 2 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
BÀI : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (T3+4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 – 70 tiếng trong 1 phút.
- Hiểu được nội dung bài đọc; nhận biết các sự việc trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua các hành động. 
- Biết nói và đáp lời an ủi, động viên phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động quen thuộc, biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động.
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của tác giả Mộng Lân, tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của tác giả Mộng Lân cho HS vận động.
- GV hỏi: Bài hát nói về điều gì?
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu bài thơ nói về sự quan tâm, đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau qua bài thơ Thăm bạn ốm.
2. Đọc và tìm hiểu bài thơ.
- GV giới thiệu tranh và gọi học sinh nêu tên các sự vật có trong tranh.
- GV gọi HS đọc bài thơ Thăm bạn ốm.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi a, b:
a) Vì sao thỏ nâu nghỉ học?
b) Các bạn bàn nhau chuyện gì?
- GV nêu yêu cầu của mục c và hướng dẫn HS thực hành nói theo nhóm.
- GV gọi các nhóm lên đóng vai đi thăm thỏ nâu bị ốm, nói 2 – 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn trong lớp đối với thỏ nâu.
- GV gọi HS nhận xét nhóm bạn.
- GV nhận xét, khen những HS có cách nói hay, tình cảm.
- GV nêu yêu cầu d: Tưởng tượng em là bạn cùng lớp với thỏ nâu. Vì có việc bận, em không đến thăm thỏ nâu được. Hãy viết lời an ủi, động viên thỏ nâu và nhờ các bạn chuyển giúp.
- GV cho HS làm việc theo nhóm đóng vai nói lời đề nghị các bạn (gấu, mèo, hươu, nai) chuyển tấm thiệp đến thỏ nâu.
- GV nhận xét các đoạn viết của một số HS.
- HS nghe, vận động theo nhạc.
- HS trả lời: Nói về sự đoàn kết của lớp học.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu: Gấu, Thỏ, Hươu, Nai, Mèo.
- HS đọc bài.
- HS trả lời:
+ Vì thỏ nâu bị ốm.
+ Các bạn bàn nhau mua quà đi thăm thỏ nâu.
- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn thực hiện.
- Các nhóm đóng vai. Mỗi bạn có một cách nói khác nhau, tránh trùng lặp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân: Viết lời an ủi, động viên thỏ nâu ( có thể viết vào giấy nháp, vào vở hoặc vào tấm thiệp tự làm).
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Tìm từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động.
- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu của bài tập.
- GV chiếu tranh, yêu cầu học sinh tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ đặc điểm, từ ngữ chỉ hoạt động và điền vào bảng.
Từ ngữ chỉ sự vật
trẻ em,
Từ ngữ chỉ đặc điểm
tươi vui,
Từ ngữ chỉ hoạt động
chạy nhảy,
- GV gọi các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
Từ ngữ chỉ sự vật
trẻ em, ông cụ, người mẹ, ong, bướm, chim, cây, vườn hoa, thùng rác,
Từ ngữ chỉ đặc điểm
tươi vui, vui vẻ, rực rỡ, đỏ thắm, xanh rờn, đông vui, chăm chỉ,
Từ ngữ chỉ hoạt động
chạy nhảy, chạy nhảy, chạy bộ, tập thể dục, đá bóng, đọc báo, trò chuyện, bay,
4. Đặt câu:
- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đặt câu theo yêu cầu.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
6. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đặt câu, viết câu tốt.
- Dặn HS về luyện đọc lại những bài còn lại.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh và tìm từ.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- Đặt câu:
a) Câu giới thiệu sự vật.
b) Câu nêu đặc điểm.
c) Câu nêu hoạt động.
- HS đặt câu và trình bày trong nhóm.
- HS nêu các câu vừa đặt:
a) Công viên là nơi vui chơi của mọi người.
b) Vườn hoa rực rỡ.
c) Ông cụ đọc báo.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
BÀI : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (T5+6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 – 70 tiếng trong 1 phút.
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm và hỏi đáp về đặc điểm của một số loài vật.
- Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy (tách các bộ phận cùng loại) trong các câu có nội dung đơn giản.
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Bài hát Chim chích bông, nhạc và lời: Hoàng Lân, tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Chim chích bông, nhạc và lời: Hoàng Lân cho HS vận động.
- GV hỏi: Bài hát nói về điều gì?
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu thêm về các loài chim, loài vật xung quanh chúng ta. Ghi tựa bài.
2. Giải câu đố về loài chim.
- GV giới thiệu 3 bức ảnh trong SHS kèm theo tranh minh họa chim cuốc, chim gõ kiến, chim bói cá. 
- GV nói thêm đặc điểm của 3 loại chim này cho HS có thêm hiểu biết.
- GV gọi HS đọc các câu đố.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và phát biểu.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
2. Từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật.
- GV hướng dẫn cả lớp quan sát ảnh chim chích bông, tìm từ ngữ chỉ đặc điểm bên ngoài của chích bông: màu lông, hình dạng,
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Đọc tên các loài vật trong ảnh, chọn loài vật mình yêu thích và tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật đó.
- GV gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nghe, vận động theo nhạc.
- HS trả lời: Bài hát nói về chim chích bông.
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc câu đố.
- HS trả lời câu đố: chim gõ kiến, chim cuốc, chim bói cá.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát ảnh và trình bày ý kiến: xinh xắn, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn,
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Hỏi - đáp về đặc điểm của một số loài vật.
- GV gọi HS đọc lời hỏi – đáp về loài gấu trong SHS.
- GV hỏi: Vì sao gấu hay đi kiếm mật ong?
- GV hướng dẫn HS hỏi – đáp theo cặp về một loài vậy sau đó đỏi vai hỏi – đáp về loài vật khác.
- GV mời một số nhóm lên bảng hỏi – đáp cùng nhau.
- GV nhận xét, góp ý.
4. Dấu chấm hoặc dấu phẩy?
- GV gọi HS đọc đoạn văn.
- HS làm việc các nhân, lựa chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy ở mỗi ô vuông.
- GV gọi HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét.
5. Củng cố:
- Gọi 1, 2 HS nói về đặc điểm của loài vật mà mình thích.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi.
- Dặn HS về luyện đọc lại những bài còn lại.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- HS đọc.
- HS trả lời: Vì gấu rất thích ăn mật ong.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS lên bảng trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lên bảng sửa bài. 
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
BÀI : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (T7+8)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 – 70 tiếng trong 1 phút.
- Viết đúng bài chính tả khoảng 50 – 55 chữ theo hình thức nghe – viết, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút, viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/ vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Viết được đoạn văn khoảng 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc khi sắp kết thúc năm học, kể lại một hoạt động ở trường hoặc ở lớp.
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân, tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân cho HS vận động.
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ viết chính tả bài Tiếng gà mở cửa và viết về tình cảm, cảm xúc của mình khi sắp kết thúc năm học. Ghi tựa bài.
2. Nghe – viết: Tiếng gà mở cửa.
- GV đọc đoạn thơ cho HS nghe và cho HS quan sát đoạn thơ trên bảng.
- Những chữ nào cần được viết hoa.
- GV gọi HS xác định những từ ngữ cần nghe đúng, viết đúng.
- GV gọi HS đọc lại đoạn thơ.
- GV đọc bài cho HS viết, nhắc HS ngồi đúng tư thế.
- GV đọc lại cho HS tự soát lỗi.
- GV kiểm tra vở của một vài học sinh.
- GV nhận xét, góp ý.
3. Bài tập chính tả. (Chọn a hoặc b)
- GV gọi HS đọc đề bài a.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó soát bài với bạn nhóm đôi.
- GV gọi HS sửa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS nghe, vận động theo nhạc.
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS lắng nghe và dò theo.
- Tiếng đầu của tên bài thơ và tiếng đầu mỗi dòng thơ.
- Thổi bừng bếp lửa, lảnh lói,... Các dấu chấm than trong câu.
- HS đọc đoạn thơ, cả lớp dò theo.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS nộp vở.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề: Chọn l hoặc n thay vào ô
vuông.
- HS làm bài.
- HS phát biểu:
Hoa cúc lại nở vàng
Nắng tươi trải trên đường
Đẹp thay lúc thu sang.
- HS lắng nghe, sửa bài.
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
4. Nói, viết về tình cảm, cảm xúc khi năm học sắp kết thúc.
* Nói:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: Từng em nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về trường lớp, thầy cô khi năm học sắp kết thúc.
- GV gọi đại diện một số nhóm nói trước lớp.
* Viết:
- GV gọi HS đọc gợi ý trong SHS.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: viết 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc theo gợi ý.
- GV yêu cầu HS đọc bài của mình trong nhóm để cả nhóm góp ý.
- GV gọi đại diện một vài HS đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét.
5. Củng cố:
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi.
- Dặn HS về luyện đọc lại những bài còn lại.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- HS hoạt động nhóm: Cả nhóm tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau trong cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- HS đọc:
+ Em có suy nghĩ gì khi năm học sắp kết thúc?
+ Em cảm thấy thế nào nếu mấy tháng nghỉ hè không đến trường?
+ Em sẽ nhớ nhất điều gì về trường lớp, về thầy cô khi nghỉ hè?
- HS làm bài cá nhân.
- Cả nhóm lắng nghe và góp ý cho bài của bạn.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
BÀI : ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2 (T9+10)
Cấu trúc đề kiểm tra: gồm Bài kiểm tra đọc (có phần đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi miệng) và Bài kiểm tra viết ( có phần đọc hiểu, nghe – viết, bài tập chính tả và phần viết đoạn văn ngắn).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_tieng_viet_lop_2_tuan_35.docx