Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 7

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 7

Tuần 7 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010

Luyện Tiếng Việt

TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH

I. Mục tiêu:

Học sinh được thực hành:

 - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định, câu phủ định theo mẫu.

 - Tìm một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập và nêu tác dụng của các đồ dùng ấy.

II. Đồ dùng:

G: Bảng phụ ghi bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Từ ngữ về đồ dùng học tập
câu kiểu ai là gì? khẳng định, phủ định
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
	- Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định, câu phủ định theo mẫu.
	- Tìm một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập và nêu tác dụng của các đồ dùng ấy.
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
Bạn Linh là lớp trưởng.
=> Ai là lớp trưởng?
Cô Lương là cô giáo mới.
=> Cô Lương là ai?
Môn thể thao được nhiều người ưa thích là bóng đá.
=> Môn thể thao được nhiều người ưa thích là gì?
Bài 2 Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau:
a. Hoan không biết quét lớp.
..
b. Nhà Mai không xa trường.
=> Nhà Mai không xa trường đâu.
 Nhà Mai có xa trường đâu.
 Nhà Mai đâu có xa trường.
c. Cu Tí không biết xúc cơm.
Bài 3: Kể tên 5 đồ dùng học tập mà em có; nêu tác dụng của từng đồ dùng đó.
- cặp sách: Cặp sách dùng để đựng sách, vở, bút.
- bút mực: Bút mực dùng để viết bài.
- thước kẻ: Thước kẻ dùng để kẻ đường thẳng.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu yêu cầu bài tập.
H: Nêu lại các từ in đậm
- Tự đặt câu hỏi vào vở – G chấm bài
H: Nối tiếp nêu miệng câu hỏi – Nhận xét => G nhận xét, đánh giá
H : Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu.
H: nêu miệng kết quả ( Nhiều em)
 => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập
G: Đưa mẫu phân tích HD học sinh nắm yêu cầu bài tập
H : Trả lời – Nx => Làm vào vở 
H: Nối tiếp nêu miệng kết quả 
G: Nhận xét, sửa chữa - đánh giá
Chốt nội dung
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học ; giao việc 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa Đ
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa Đ, (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa Đ; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết chữ Đ: 3’
- Độ cao: 1,5 li
- Giống viết chữ D hoa, sau đó thêm nét ngang. 
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài : Chữ hoa E, Ê
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa Đ (2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Tô lại chữ mẫu, nhẩm theo ( 2 lượt)
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung; H: Viết bảng con từ ứng dụng.
G: Chốt nội dung
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần; các con chữ Đ,  viết 2,5 li; các con chữ còn lại viết 1 li. 
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
H: Viết bài
G: Thu bài, chấm 4,5 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Luyện Toán
Luyện: bảng 7 cộng với một số
Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Đọc lại được bảng 7 cộng với một số.
Thực hiện được các phép cộng dạng 7 cộng với một số.
Giải thành thạo các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: .a. Ôn lại bảng 7cộng với một số: (7’)
7 + 4 = 11 7 + 7 = 14
7 + 5 = 12 7 + 8 = 15
7 + 6 = 13 7 + 9 = 16
b. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (5’)
7 +6 7 + 9 7 + 4
7 + 3 7 + 7 7 + 8
Bài 2: Số? (12’)
+ 5
+ 7
7
+ 25
+ 14
17
..
Bài 3: Tuấn có 17 viên bi. Hùng có nhiều hơn Tuấn 5 viên bi. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi? (10’) 
Tóm tắt: 
Tuấn có : 17 viên bi
Hùng nhiều hơn Tuấn: 5 viên bi
Hùng có :  viên bi?
Bài 4: Hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
5 -7 đọc lại bảng 7 cộng với một số => G ghi lại bảng cộng.
G: Chỉ nhiều em đọc xuôi, đọc ngược.
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc yêu cầu
- Tự đếm hình; nêu miệng kết quả và giải thích cách đếm => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Toán
Luyện: Đặt tính, tính dạng 47 + 5
Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Thực hiện được các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
Giải thành thạo các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (5’)
17 + 6 27 + 9 37 + 4
47 + 3 57 + 7 67 + 8
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (5’)
a/. Anh có 17 quyển vở. Anh có ít hơn Hà 6 quyển vở. Hỏi Hà có bao nhiêu quyển vở?
 11 quyển 23 quyển 
b/. Anh có 17 quyển vở. Hà có nhiều hơn Anh 6 quyển vở. Hỏi Hà có bao nhiêu quyển vở?
11 quyển 23 quyển
Bài 3: Gói kẹo chanh có 27 chiếc kẹo. Gói kẹo dừa có 24 chiếc kẹo. Hỏi cả hai gói có bao nhiêu chiếc kẹo?
Tóm tắt: 
Kẹo chanh: 27 chiếc kẹo
Kẹo dừa : 24 chiếc kẹo
Tất cả :  chiếc kẹo?
Bài 4: Hình bên có bao nhiêu hình tam giác?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc yêu cầu
- Nêu dạng toán; đáp án + giải thích
=> Nhận xét, đánh giá
* G lưu ý H 2 bài toán thuộc hai dạng toán nhiều hơn ( BT2) và toán ít hơn (BT1) nhưng đều giải bằng một phép tính cộng.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu - Đếm hình; giải thích cách đếm => Nhận xét, đánh giá
G: Chốt, Nhấn mạnh cách đếm hình.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
Khẳng định, phủ định
Luyện tập về mục lục sách.
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
Trả lời và đặt câu khẳng định, phủ định.
Đọc và ghi lại thông tin từ mục lục sách.
Đồ dùng:
H: Một quyển truyện thiếu nhi
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1: Viết các câu trả lời theo mẫu:
M: Em có thích đi tham quan không?
- Có, em rất thích đi tham quan.
- Không, em không thích đi tham quan.
- Em có thích đi siêu thị không?
- Em có thích nghỉ học không?
- Em có thích xem phim hoạt hình không?
Bài 2: Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau:
a. Quyển truyện này không hay.
 - Quyển truyện này không hay đâu.
 - Quyển truyện này có hay đâu.
 - Quyển truyện này đâu có hay.
b. Em không đi chơi.
c. Cu Thành chưa ăn cơm.
Bài 3: Tìm mục lục sách cuốn truyện của mình. Ghi lại tên 3 truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
3. Củng cố – dặn dò: 4’
 -Nội dung bài: 
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Đọc mẫu.
G: đặt câu hỏi; yêu cầu H trả lời câu hỏi thể hiện sự đồng ý.
G: đặt câu hỏi; H trả lời thể hiện sự không đồng ý.
H: Hỏi nhau; trả lời theo 2 cách (đồng ý – không đồng ý).
G: Nêu yêu cầu bài tập 
G: Hướng dẫn mẫu
- Tự viết câu vào vở sao cho có nghĩa giống với câu đã cho 
=> G: Chấm điểm một số bài
H: đọc bài viết – Lớp nhận xét, sửa chữa, đánh giá.
G: Nêu yêu cầu – H đặt quyển truyện mình mang ở trước mặt.
G: Kẻ bảng tên truyện; tên tác giả; trang; hướng dẫn H ghi.
H: Đọc mục lục – ghi tên truyện, tác giả, số trang vào vở ô li.
G: Chấm điểm; nhận xét, đánh giá.
H: Nêu nội dung bài học.
G: Củng cố nội dung bài; nhận xét giờ học ; giao việc.
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Luyện Toán
đặt tính, tính dạng 47 + 25
Giải toán ít hơn
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
Đặt tính các phép tính cộng.
Thực hiện được các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25.
Giải các bài toán dạng toán ít hơn.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: .Bài 1: Đặt tính rồi tính: (7’)
 27 + 16 37 + 29 
 37 + 34 67 + 13
 57 + 27 17 + 58
Bài 2: (7’)
?
>
<
=
 17 + 27  27 + 17
 27 + 8  48 – 18
 37 + 25  35 + 27
 17 + 46  68 - 17
Bài 3: (8’) 
Mảnh vải xanh dài 87 cm. Mảnh vải đỏ ngắn hơn mảnh vải xanh 16 cm. Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu xăng-ti-mét? 
Tóm tắt: 
Vải xanh : 87 cm
Vải đỏ ngắn hơn vải xanh : 16cm
Vải đỏ :  cm?
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:
17
+
=
24
+ 
5
=
32
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu – Nêu cách so sánh
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu 1 phép toán.
H: Tự làm bài vào vở; 1 em lên bảng điền số + giải thích => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Chuyên môn kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 7.doc