TUẦN 1
Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2011
Bài 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học HS có thể biết được xương và các cơ quan vận động của cơ thể.
- Hiểu được: Nhờ có cơ và xương mà cơ thể vận động được.
Năng vận động sẽ giúp cho cơ thể phát triển tốt.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Giới thiệu bài:
GV bắt nhịp cả lớp hát bài : Lớp chúng mình kết đoàn
Tuần 1 Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2011 Bài 1: Cơ quan vận động I.Mục tiêu: - Sau bài học HS có thể biết được xương và các cơ quan vận động của cơ thể. - Hiểu được: Nhờ có cơ và xương mà cơ thể vận động được. Năng vận động sẽ giúp cho cơ thể phát triển tốt. II. Các hoạt động dạy- học : 1.Giới thiệu bài: GV bắt nhịp cả lớp hát bài : Lớp chúng mình kết đoàn 2.Hoạt động 1: - HS trao đổi với bạn bên cạnh một số động tác trong tranh trang 4 GV cho HS lên thể hiện lại một số động tác - Cả lớp làm động tác theo lời hô của lớp trưởng. + Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể có thể cử động được? KL: Để thực hiện các động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động. 3.Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động - GV hướng dẫn cho HS thực hành : tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình +Dưới lớp da của cơ thể có gì ? - Cho HS cử động ( ngón tay, bàn tay, cánh tay...)và trả lời câu hỏi + Nhờ đâu mà bộ phận đó cử động được ? - HS quan sát hình 5, 6 trong SGK trang 5 +Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể. 4.Hoạt động 3: Trò chơi “Vật tay” - GV hướng dẫn cách chơi - Tổ chức 2 HS lên chơi mẫu - Tổ chức cho cả lớp chơi theo nhóm 3 người. Trong đó có 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài - Trò chơi tiếp tục từ 3 đến 4 keo vật tay - Kết thúc cuộc chơi trọng tài nói tên các bạn thắng cuộc. 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS vận dụng bài học vào c/s hằng ngày. Tuần 2 Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010 Bài 2: Bộ xương I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể biết: - Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. - Hiểu được cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Tiết trước em được học bài gì? + Cơ thể cử động được nhờ đâu? 2. Bài mới: a)Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương trao đổi với bạn bên cạnh chỉ và nói rõ tên một số bộ xương, khớp xương. - Đại diện nhóm phát biểu. - GV treo tranh vẽ bộ xương phóng to trên bảng, gọi HS lên bảng trình bày. - GV cho HS thảo luận các câu hỏi: + Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không? + Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống, của khớp xương như: các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối. - GV kết luận . b)Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương - HS quan sát hình 2, 3 trong SGK trang 7 đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn - Đại diện nhóm trình bày - HS cả lớp thảo luận : + Tại sao chúng ta phải ngồi, đi đứng đúng tư thế? + Tại sao các em không nên mang vác, xách các đồ nặng? + Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt? - HS phát biểu ý kiến - GVcùng cả lớp nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét đánh giá giờ học. - Dặn HS vận dụng bài học vào c/s hằng ngày. Ngày . / .. / 2011 Tuần 3 Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011 Bài 3: Hệ cơ I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Chỉ và nói rõ tên một số cơ của cơ thể - Biết được rằng cơ có thể co hoặc duỗi nhờ đó mà cơ thể có thể hoạt động được. - Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được rắn chắc. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Tiết trước em được học bài gì? + Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt? 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Quan sát hệ cơ. - HS trao đổi với bạn về tên một số cơ của cơ thể - Đại diện một số nhóm trả lời - GV treo hình vẽ hệ cơ lên bảng và gọi 1 em xung phong lên bảng vừa chỉ và hình vẽ vừa nói tên của các cơ - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2 : Thực hành co và duỗi tay - GV yêu cầu từng HS quan sát H2 trong SGK/9 làm động tác giống hình vẽ, đồng thời quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cách tay khi co, sau đó duỗi tay ra và tiếp tục quan sát, sờ nắn các cơ khi duỗi xem nó có thay đổi ntn so với bắp cơ khi co. - Một số nhóm xung phong lên trình diễn trước lớp vừa làm động tác đồng thời vừa nói về sự thay đổi của các bắp cơ khi co và duỗi. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận + Chúng ta cần làm gì để cơ được rắn chắc? - Một số HS phát biểu - GV chốt lại : Các em lên ăn uống đầy đủ tập thể dục rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ được rắn chắc 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ND cơ bản của bài học GV nhận xét đánh giá giờ học. Ngày . / .. / 2011 Tuần 4 Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011 Bài 4: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Nêu được những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt. Giải thích được tại sao không nên mang vác cật quá nặng. Biết nhấc ( nâng) một vật đúng cách. * Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản: -Kĩ năng ra quyết định: Nờn và khụng nờn làm gỡ để xương và cơ phỏt triển tốt. -Kĩ năng làm chủ bản thõn: Đảm nhận trỏch nhiệm thực hiện cỏc hoạt động để xương và cơ phỏt triển tố II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Tiết trước em được học bài gì? + Chúng ta cần làm gì để cơ được rắn chắc? 2. Bài mới: a)Khởi động: Trò chơi xem ai khéo - GV phổ biến luật chơi cho HS b) Hoạt động 1 : Làm gì để cơ và xương phát triển tốt ? Mục tiêu : Nêu được những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt. Cách tiến hành. - HS thảo luận câu hỏi SGK - HS liên hệ với các công việc mà các em có thể làm ở nhà giúp đỡ gia đình c)Hoạt động 2: Trò chơi nhấc một vật Mục tiêu: Biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lí để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống. Cách tiến hành - GV làm mẫu - Tổ chức HS chơi - Gọi một vài HS lên nhấc một số vật cho cả lớp quan sát và góp ý - GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét em nào đúng, em nào sai, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ND cơ bản của bài học GV nhận xét đánh giá giờ học. Ngày ./ ../ 2011 Tuần 5 Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011 Bài 5 : Cơ quan tiêu hoá I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Chỉ đường đi của thức ăn và cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ. - Chỉ và nói rõ tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Để cơ và xương phát triển tốt em cần làm gì? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá - GV yêu cầu HS theo nhóm đôi quan sát hình 1 trong SGK trang 12 đọc chú giải và chỉ vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ. Sau đó thảo luận câu hỏi: + Thức ăn sau khi vào miệng nhai rồi nuốt đi đâu? - GV treo tranh lên bảng Gọi 2 HS lên bảng phát cho mỗi em 3 tờ phiếu, rồi viết tên các cơ quan của ống tiêu hoá yêu cầu các em gắn vào hình. - Lớp nhận xét, GV KL. Hoạt động 2: Quan sát nhận xét các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ - GV nêu:Thức ăn vào miệng rồi đưa xuống thực quản, dạ dày ruột non và được biến thành chất bổ đi nuôi cơ thể. - GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình 3 trong SGK/13 và chỉ đâu là tuỵ, tuyến nước bọt, gan, tuí mật + Kể tên các cơ quan tiêu hoá ? - GV kết luận Hoạt động3 : Trò chơi ghép chữ vào hình - GV chia lớp làm 6 nhóm - GVphát cho mỗi nhóm HS một bộ tranh gồm: hình vẽ cơ quan tiêu hoá, các phiếu rời ghi tên cơ quan tiêu hoá. - Các nhóm làm BT - Đại diện 2 nhóm lên trình bày bài làm - Lớp nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm làm đúng 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ND cơ bản của bài học GV nhận xét đánh giá giờ học. Ngày ./ ../ 2011 Tuần 6 Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011 Bài 6: Tiêu hoá thức ăn I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng. Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá. * Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản: -Kĩ năng ra quyết định: Nờn và khụng nờn làm gỡ để giỳp thức ăn tiờu húa được dễ dàng. -Kĩ năng tư duy phờ phỏn: Phờ phỏn những hành vi sai như: Nụ đựa, chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện. -Kĩ năng làm chủ bản thõn: Cú trỏch nhiệm với bản thõn trong việc thực hiện ăn uống. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên các cơ quan tiêu hoá ? Một số HS chỉ vị trí của cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ câm. 2. Bài mới: a) Hoạt động 1: Thực hành thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn trong khoang miệng và dạ dày B1: Thực hành theo cặp GV nêu câu hỏi: + Nêu vai trò của răng lưỡi và nước bọt khi ăn ? + Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì? B2: Làm việc cả lớp Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn ở ruột non, ruột già GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý: + Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được đưa đi đâu? Để làm gì? + Ruột non có vai trò gì trong tiêu hoá ? B3 : Làm việc cả lớp GV gọi một số HS đứng lên trả lời câu hỏi trước lớp, HS khác bổ sung GVKL : c) Hoạt động 3 : Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống Cách tiến hành GV đặt vấn đề Thảo luận các câu hỏi + Tại sao chúng ta lên ăn chậm, nhai kĩ? +Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no? GV gợi ý câu hỏi và trả lời 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ND cơ bản của bài học GV nhận xét đánh giá giờ học. Ngày ./ ../ 2011 ______________________________________________________________ Tuần 7 Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011 Bài 7: ăn uống đầy đủ I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Hiểu ăn uống đầu đủ sẽ giúp cho cơ thể chóng lớn, khoẻ mạnh Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả. * Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản: -Kĩ năng ra quyết định: Nờn và khụng nờn làm gỡ trong việc ăn uống hằng ngày. -Quản lớ thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lớ. -Kĩ năng làm chủ bản thõn: Cú trỏch nhiệm với bản thõn để đảm bảo ăn đũ 3 bữa và uống đủ nước. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày B1: Làm việc theo nhóm Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGk trang 16 theo nhóm và trả lời các câu hỏi SGK B2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV chốt lại ý chính b) Hoạt động2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ B1: Làm việc cả lớp GV gợi ý cho HS những gì mà các em đã học ở bài tiêu hoá thức ăn bằng các câu hỏi B2: Thảo ... kiếm và xử lí thông tin về các loài cây sống dưới nước. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. - Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ động vật. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ tr 60, 61 SGK - Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống dưới nước. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên một số con vật sống trên cạn mà em biết? 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Làm việc với SGK * Mục tiêu : - HS biết nói tên một số loài vật sống ở dưới nước. - Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn. * Cách tiến hành : B1 :Làm việc theo cặp HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK GV theo dõi giúp đỡ HS B2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung * Kết luận :Có nhiều loài vật sống dưới nước..... Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước * Mục tiêu: - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả * Cách tiến hành: B1 :Làm việc theo nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đem tranh ảnh sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại . B2 : Hoạt động cả lớp - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, đánh giá lẫn nhau. - Kết thúc tiết học GV cho HS chơi trò chơi “ Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, nước mặn” 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài Ngày..// 2011 ______________________________________________________________ Tuần 30 Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011 Bài 30: Nhận biết cây cối và con vật I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Nhớ lại các kiến thức đã học về các cây cối và con vật. Biết được những con vật, cây cối vừa sống được dưới nước vừa sống được ở trên không. Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. * Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin về cây cối và các con vật. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật. Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. ii. Đồ dùng dạy học : Hình vẽ tr 62, 63 SGK Tranh ảnh về cây và các con vật. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên một số loài vật sống dưới nước? 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Làm việc với SGK * Mục tiêu : - Ôn lại các kiến thức đã học về cây cối và các con vật - Nhận biết một số cây cối và các con vật mới * Cách tiến hành : B1 :Làm việc theo nhóm nhỏ HS quan sát tranh trang 62, 63 chỉ và nói: +Cây nào sống trên cạn, dưới nước? +Cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ? +Cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí? + Chỉ và nói tên các con vật nào sống trên cạn, dưới nước ? + Con vật nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ? + Con vật nào bay trên không? B2 : HS ghi vào phiếu học tập Hoạt động 2 :Triển lãm * Mục tiêu : - Củng cố những kiến thức về cây cối và các con vật * Cách tiến hành : B1 : - Chia lớp thành 4 nhóm phát giấy giao nhiệm vụ. - Các nhóm làm việc nếu thiếu tranh ảnh có thể vẽ và viết tên cây cối hoặc con vật theo nhóm được phân công. B2 : Các nhóm trao đổi sản phẩm trước lớp. Đại diện trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời. Gv nhận xét đánh giá 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài Tuần 31 Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2011 Bài 31: Mặt trời I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. HS có ý thức : đi nắng luôn luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào mặt trời. ii. Đồ dùng dạy học : Hình vẽ tr 64, 65 SGK Hình vẽ SGK, giấy vẽ, bút màu. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên một số con vật sống trên cạn, dưới nước? + Kể tên một số loài cây sống trên cạn, dưới nước? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HS hát hay đọc một đoạn thơ về mặt trời. GV dẫn dắt vào bài Hoạt động 1 : Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về mặt trời. * Mục tiêu : - HS biết khái quát về hình dạng và đặc điểm của mặt trời. * Cách tiến hành : B1 : Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS vẽ và tô màu mặt trời. Hs vẽ theo trí tưởng tượng của các em về mặt trời. B2 : Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS giới thiệu một số tranh vẽ của mình cho cả lớp . + Theo các em mặt trời có hình gì. ? + Tại sao em lại dùng màu đỏ hay màu vàng để tô ông mặt trời? HS trả lời, GV cùng lớp bổ sung về đặc điểm của mặt trời. * Liên hệ: + Tại sao khi đi nắng các em phải đội mũ nón hay đi ô? + Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát trực tiếp mặt trời bằng mắt? * Kết luận: Mặt trời tròn không nhìn trực tiếp vào mặt trời Hoạt động 2 : Thảo luận “Tại sao chúng ta cần mặt trời” * Mục tiêu : HS biết một cách khái quát về vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. * Cách tiến hành : B1 : GV nêu câu hỏi +Hãy nêu vai trò của của mặt trời đối với sự sống trên trái đất? B2 : - HS tự do phát biểu ý kiến. - GV chốt lại ý đúng. + Nếu không có MT chiếu sáng và toả nhiệt, Trái đất của chúng ta sẽ ra sao? 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài Ngày..// 2011 Tuần 32 Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011 Bài 32: Mặt trời và phương hướng I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương mặt trời mọc là phương đông. Cách xác định phương hướng bằng mặt trời. Ii, đồ dùng dạy học : Hình vẽ tr 66, 67 SGK III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Mặt trời có hình dạng như thế nào? + Tại sao không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Làm việc với SGK * Mục tiêu : - HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương mặt trời mọc là phương đông. * Cách tiến hành : +Hằng ngày mặt trời mọc lúc nào, lặn lúc nào? + Có mấy phương chính là những phương nào? + Mặt trời mọc ở phương nào, lặn ở phương nào? Hoạt động 2 : Tìm phương hướng bằng mặt trời. * Mục tiêu : - HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng mặt trời - HS được thực hành xác định phương hướng bằng mặt trời * Cách tiến hành : B1 : Hoạt động theo nhóm. - GV nêu yêu cầu HS quan sát H3 SGK và vẽ hình để nói cách xác định phương hướng bằng mặt trời theo nhóm. B2 : Hoạt động cả lớp. - Đại diện cả lớp trình bày kết quả. - GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng mặt trời. B3 : Chơi trò chơi xác định phương hướng bằng mặt trời. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài Ngày..// 2011 ______________________________________________________________ Tuần 33 Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011 Bài 33: Mặt trăng và các vì sao I.Mục tiêu: - Sau bài học HS có những hiểu biết cơ bản về mặt trăng và các vì sao. - Rèn luyện kĩ năng quan sát xung quanh, phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của mặt trăng. Ii, đồ dùng dạy học : Hình vẽ tr 68, 69 SGK III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Có mấy phương chính là những phương nào? + Mặt trời mọc ở phương nào, lặn ở phương nào? 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Treo tranh 2 lên bảng. + Mặt trời hình gì? + Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì? +ánh sáng của mặt trời ntn, có giống mặt trăng không? Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm. + Quan sát mặt trời có hình dạng gì? + Mặt trăng tròn nhất vào những ngày nào? + Có phải đêm nào cũng có trăng không? Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - HS thảo luận đôi + Trên bầu trời vào ban đêm ngoài mặt trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? + Hình dạng của chúng ntn? + ánh sáng của chúng ntn? Hoạt động 4: Ai vẽ đẹp ? - Phát giấy để HS tưởng tượng vẽ bầu trời vào ban đêm. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài ______________________________________________________________ Tuần 34 Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 Tiết 34: Ôn tập tự nhiên I.Mục tiêu: - HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, các con cật về mặt trời, mặt trăng và các vì sao. - Ôn lại khái niệm xác định phương hướng bằng mặt trời. - Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Trên bầu trời vào ban đêm chúng ta nhìn thấy những gì? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ai nhanh tay, ai nhanh mắt hơn. - Chia lớp thành hai đội chơi. GV ghi bảng thành 2 cột nơi sống- con vật- cây cối. - Gọi đại diện 2 nhóm lên ghi bảng ( bằng cách tiếp sức) Hoạt động2: Trò chơi Ai về nhà đúng. - Chia lớp thành 2 đội. - GV hướng dẫn cách chơi: Gọi mỗi đội 5 HS lên chơi. Hoạt động3 : Hùng biện về bầu trời. - Chia nhóm để HS cùng thảo luận câu hỏi. + Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày + Mặt trăng và mặt trời có gì giống nhau về hình dạng? Có gì khác nhau ?(ánh sáng, sự chiếu sáng) + Mặt trời và các vì sao có gì giống nhau không? 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài Ngày..// 2011 ________________________________________________ Tuần 35 Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2011 Tiết 35: Ôn tập tự nhiên I.Mục tiêu: - HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, các con cật về mặt trời, mặt trăng và các vì sao. - Ôn lại khái niệm xác định phương hướng bằng mặt trời. - Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: + Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm? + Mặt trăng và mặt trời có gì giống và khác nhau 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ai nhanh tay, ai nhanh mắt hơn. - Chia lớp thành hai đội chơi. GV ghi bảng thành 2 cột nơi sống- con vật- cây cối. - Gọi đại diện 2 nhóm lên ghi bảng ( bằng cách tiếp sức) Hoạt động2: Trò chơi ai về nhà đúng. - Chia lớp thành 2 đội. - GV hướng dẫn cách chơi: Gọi mỗi đội 5 HS lên chơi. Hoạt động3 : Miêu tả về bầu trời. - Chia nhóm để HS cùng thảo luận câu hỏi. + Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày + Mặt trăng và mặt trời có gì giống nhau về hình dạng? Có gì khác nhau ?(ánh sáng, sự chiếu sáng) + Mặt trời và các vì sao có gì giống nhau không? 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà xem lại bài Ngày..// 2011
Tài liệu đính kèm: