Giáo án môn Toán - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án môn Toán - Tiết 1 đến tiết 35

Tiết 1. TÌM SỐ BỊ TRỪ

I. Mục đích yêu cầu Giúp HS:

- Biết tìm x trong bài tập dạng x – a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)

- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên của hai điểm đó.

+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, d, e), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 4.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 68 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS:
- Biết tìm x trong bài tập dạng x – a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên của hai điểm đó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, d, e), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu: GV viết lên bảng phép trừ 10 – 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ.
GV nêu. Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: Tìm số bị trừ chưa biết
2. Bài mới
a. Hoạt động 1. Tìm số bị trừ.
Bước 1. Thao tác với đồ dùng trực quan
GV gắn 10 ô vuông lên bảng như SGK và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông?
Nêu bài toán 1. Có 10 ô vuông bớt đi 4 ô vuông (tách ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông?
GV ghi bảng: 10 – 4 = 6.
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 – 4 = 6 (HS nêu GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi)
Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ 2 có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết có 10 ô vuông?
GV ghi bảng: 10 = 6 + 4
Bước 2; Giới thiệu cách tính
- Nêu: Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại
+Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì?
- Khi HS trả lời, GV ghi bảng x = 6 + 4
+Số ô vuông bạn đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng
+x là gì trong phép tính x – 4 = 6?
+6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6?
+ 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
GV ghi bảng: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Gọi nhiều HS nhắc lại qui tắc
b. Hoạt động 2. Luyện tập – thực hành
Bài 1. (bỏ câu c, g)
- Nêu yêu cầu của bài.
2 HS lên bảng làm lớp làm vào bảng con
- Gọi HS nêu lại cách tính của mình.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2. GV vẽ sẵn bài ở bảng phụ và hỏi.
+Bài toán yêu cầu gì?
+Ô trống cần điền là số gì?
1 HS nhận xét bài trên bảng của bạn
GV nhận xét ghi điểm
Bài 4. Muốn vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước ta làm thế nào.
- Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm
HS làm bài vào vở bài tập
GV quan sát HS vẽ
c. Hoạt động 3. Củng cố –Dặn dò.
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nêu cách tính của: x – 9 = 18
- Về nhà học thuộc quy tắc
- Có 10 ô vuông
- Còn lại 6 ô vuông
- Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6.
10 - 4 = 6
(SBT) (ST) (H)
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông
- Thực hiện phép tính
6 + 4 = 10
x – 4 = 6
+Thực hiện phép tính 6 + 4
- Là 10
x – 4 = 6	x = 6 + 4	x = 10
+là số bị trừ chưa biết
+là hiệu
+là số trừ
+Lấy hiệu cộng với số trừ
- HS đọc qui tắc trên bảng
- Tìm x.
x – 4 = 8 x – 9 = 18
x = 8 + 4 x = 18 + 9
x = 12 x = 27
+Điền số thích hợp vào ô trống
+Hiệu và số bị trừ
+HS làm bài vào vở 1 HS làm vào bảng phụ.
HS nhận xét – tự sửa bài
- Đặt thước và dùng bút nối 2 điểm lại với nhau
- Dùng chữ cái in hoa
13 TRỪ ĐI MỘT SỐ. 13 – 5
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS:
- Biết các thực hiện phép trừ dạng 13 trừ đi một số, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a), Bài 2, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
HS 1. Đặt tính và thực hiện phép tính 32 – 8, 42 – 18.
HS 2. Tìm x: x – 14 = 62 x – 13 = 30.
Hỏi: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Gọi 2 HS nhận xét bài trên bảng của bạn
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới.
*Giới thiệu. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng 13 trừ đi một số. 13 – 5
a. Hoạt đôïng 1. Giới thiệu phép trừ 13 – 5
Bước 1. Nêu vấn đề.
GV gắn lên bảng thẻ 1 chục que tính và 3 que tính rời và hỏi: Kiểm tra lại cho cô xem có bao nhiêu que tính?
GV nêu: Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng: 13 – 5 = ?
Bước 2: Tìm kết quả
+GV chọn cách hợp lý nhất hướng dẫn lại cho cả lớp làm theo
+Có bao nhiêu que tính tất cả?
- Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trướùc. Để bớt được 2 que tính nữa cô tháo một bó thành 10 que tính rời. Bớt 2 que tính còn lại 8 que tính.
+Vậy 13 trừ 5 còn mấy que tính?
- Viết lên bảng: 13 – 5 = 8.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
b. Hoạt động 2. Lập bảng công thức 13 trừ đi một số.
- GV treo bảng phụ các công thức 13 trừ đi một số.
GV chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 3 phép tính. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV ghi kết quả vào bảng.
c. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
Bài 1. (bỏ câu b) Nêu yêu cầu của bài.
1a. HS tự nhẩm tìm kết quả. Gọi HS báo cáo kết quả, GV ghi kết quả vào phép tính.
Hỏi. Ở mỗi cột tính ở phần a thì các phép cộng và phép trừ có mối quan hệ gì với nhau.
Bài 2. Nêu đề bài.
- HS làm bài vào vở và nêu cách tính.
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Gọi 3 HS lên bảng làm mỗi em một phép tính. Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4. 1 HS đọc đề bài và tóm tắt
Hỏi: Bán đi nghĩa là thế nào?
- HS tự giải bài tập vào vở. 1 HS giải bài tập trên bảng phụ
c. Hoạt động 3: Củng cố –Dặn dò.
Gọi vài HS đọc thuộc bảng trừ: 13 trừ đi một số.
- Về nhà học thuộc bảng công thức trên
Nhận xét tiết học
- Có 13 que tính
- Thực hiện phép trừ 13 – 5
- Thao tác trên que tính.
- Còn 8 que tính
- HS nêu cách khác nhau
+Có 13 que tính (có 1 bó que tính và 3 que tính rời)
+Bớt 2 que tính nữa
+Còn 8 que tính
+13 – 5 = 8.
+Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
- HS thao tác trên que tính
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức.
13 – 4 = 9		13 – 9 = 4
- Tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) nêu kết quả
- Lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia
.
- Tính.
- HS làm bài và trả lời câu hỏi
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- HS nhận xét đúng sai và tự sửa bài của mình.
- Cả lớp đọc thầm
- Bán đi nghĩa là bớt đi
- HS làm bài vào vở. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra
33 – 5
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 – 8)
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a, Bài 3 (a, b).
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính, bảng gài.
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số.
GV nhận xét và ghi điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học phép trừ có nhớ dạng 35 – 5
a. Hoạt động 1. Giới thiệu phép trừ 35 – 5
Bước 1: Nêu vấn đề.
- GV gài lên bảng 3 bó que tính (1 chục) và 3 que tính rời.
GV nêu: Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
Viết bảng: 33 – 5 = ?
Bước 2. Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính rời. Tìm cách để bớt đi 5 que tính rồi báo lại kết quả.
Hỏi: 33 que tính, bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que tính?
- Có 33 que tính. Muốn bớt đi 5 que tính chúng ta bớt luôn 3 que tính rời.
Hỏi: Còn phải bớt đi bao nhiêu que tính nữa?
- Để bớt được 2 que tính nữa ta tháo rời một bó thành 10 que tính rồi bớt đi 2 que tính, còn lại 8 que tính rời.
- 2 que tính và 8 que tính rời là bao nhiêu que tính
Bước 3. Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính
- Gọi HS nhắùc lại cách tính
b. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1. Nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở
- Gọi vài HS nêu lại cách tính của một số phép tính
Bài 2: Đọc yêu cầu của bài
-. GV gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phép và nêu rõ cách đặt tính của từng phép tính.
Nhận xét và ghi điểm
Bài 3. 1 HS đọc đề bài
- Hỏi: Trong ý a, b, số phải tìm (x) là gì trong phép cộng?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở. Gọi 3 HS lên bảng làm mỗi em một phần.
c. Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
- Tiết toán hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính: 33 – 5
Nhận xét tiết học
- Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán
+Thực hiện phép trừ 33 – 5
- Thao tác trên que tính (HS có thể làm theo nhiều cách  ... Hoạt động 1: Ôn tập
Bài1.
- GV nên chuẩn bị một số vật thật sử dụng cân đồng hồ hoặc quả cân thực hiện thao tác can một số vật và yêu cầu HS đọc số đó.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu số đo của từng vật (có giải thích).
Bài 2 và 3 (giảm câu c mỗi bài)
Trò chơi hỏi - đáp.
- Treo tờ lịch như phần bài học trên bảng (hoặc tờ lịch khác)
- Chia lớp làm hai đội thi đua với nhau.
Lần lượt từng đội đưa ra câu hỏi (ngoài các câu hỏi trong SGK, GV có thể soạn thêm các câu hỏi khác) cho đội kia trả lời. Nếu đội bạn trả lời đúng thì giành được quyền hỏi. Nếu sai thì đội hỏi giải đáp câu hỏi, nếu đúng thì được điểm đồng thời được hỏi tiếp. Nếu sai thì hai đội oẳn tù tì để được quyền hỏi tiếp. Mỗi câu trả lời đúng thì được 1 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào
được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
Bài 4.
- GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời.
- Có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi đồng hồ chỉ mấy giờ?
b. Hoạt động 2. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS mỗi buổi sáng các em nên xem lịch 1 lần để biết hôm đó là thứ mấy, ngày bao nhiêu, tháng nào. 
- Đọc số đo các vật GV cân đông thời tự cân và thông báo cân nặng của một số vật khác.
a. Con vịt nặng 3 kg vì kim đồng hồ chỉ đến số 3.
b. Gói đường nặng 4 kg vì gói đường cộng 1kg = 5 kg.
c. Bạn gái nặng 30 kg vì kim đồng hồ chỉ số 30 kg.
- Các bạn chào cờ lúc 7 giờ sáng. 
Tuần 18
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục đích yêu cầu
- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài. Hôm nay cô cùng các em ôn tập về giải toán.
a. Hoạt động 1. Ôn tập
Bài 1.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
- Tại sao?
- Yêu cầu HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc danïg gì? Vì sao?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải. Tóm tắt
Bài 3.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt bằng số đo và giải bàitoán.
Tóm tắt.
b. Hoạt động 2. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS xem bài tiết sau.
- Đọc đề bài
- Bài toán cho biết buổi sáng bán được 48 l dầu, buổi chiều bán được 37 l dầu.
- Bài toán hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
- Ta thực hiện phép cộng 48 + 37.
- Vì số dầu cả ngày bằng cả số lít dầu buổi sáng bán và số lít dầu buổi chiều bán gộp lại.
- Làm bài.
Tóm tắt
Buổi sáng: 48 l.
Buổi chiều: 37 l.
Tất cả:  l
Giải
Số lít dầu cả ngày bán được là:
48 + 37 = 85 (l)
Đáp số: 85 l.
- Đọc đề.
- Bài toán cho biết Bình cân nặng 32 kg. An nhẹ hơn Bình 6kg.
- Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg?
- Bài toán thuộc dạng về ít hơn. Vì nhẹ hơn có nghĩa là ít hơn.
- Làm bài.
Giải.
Bạn An cân nặng là:
32 – 6 = 26 (kg)
Đáp số: 26 kg.
- Đọc đề bài
- Lan hái được 24 bông hoa. Liên hái được nhiều hơn Lan 16 bông hoa.
- Liên hái được mấy bông hoa?
- Bài toán về nhiều hơn.
- Làm bài.
Giải.
Liên hái được số hoa là:
24 + 16 = 40 (bông)
Đáp số: 40 bông hoa. 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS:
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3 (a, b), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay cô cùng các em học bài: Luyện tập chung
a. Hoạt động 1. Ôn tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở nháp
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vô bảng con. Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nói rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Nhâïn xét cho điểm HS.
Bài 4.
- Cho HS đọc đề bài, xác định dạng rồi giải bài toán vào vở.
Bài 5.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho HS thảo luận theo cặp để tìm cách nối. Sau đó gọi 1 cặp lên bảng. Thực hành vẽ.
Hỏi thêm: Cách vẽ đoạn thẳng qua hai điểm cho trước
b. Hoạt động 2 Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi các em học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
- Về chuẩn bị bài mới. 
- Thực hành tính nhẩm
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả. Mỗi HS chỉ báo cáo kết quả của một phép tính.
+
28
- 
73
+
53
- 
90
19
35
47
42
47
38
100
48
- 4 HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét bạn cả bài làm và phần trả lời.
- Bài toán thuộc về dạng ít hơn.
Tóm tắt
Giải
Con lợn bé cân nặng là:
92 – 16 = 76 (kg)
Đáp số: 76 kg.
- Nối các điểm trong hình để được hình chữ nhật (a); hình tứ giác (bảng gài).
- Thảo luận và vẽ hình
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3 (a), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay cô cùng các em học bài: Ôn tập chung tiếp theo
a. Hoạt động 1. Ôn tập
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2. (cột 3)
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng: 14 – 8 + 9 và yêu cầu HS nêu cách tính.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3.
- Cho HS nêu cách tìm số tổng, tìm số hạng trong phép cộng và làm phần a. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Tiếp tục cho HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ. Sau đó yêu cầu làm tiếp phần b.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp
Bài 4.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng giải
b. Hoạt động 2. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những em học chăm, nhắc nhở những em chưa chú ý.
- Về nhà chuẩn bị bài mới
- Tự làm bài và chữa miệng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau
- Tính.
- Tính từ trái sang phải 14 trừ 8 bằng 6, 6 cộng 9 bằng 15.
- Làm bài. Sau đó 1 HS đọc chữa bài. Các HS khác tự kiểm tra bài mình
 Số hạng
32
12
25
50
 Số hạng
8
50
25
35
 Tổng
40
62
50
85
Số bị trừ
44
63
64
90
Số trừ
18
36
30
38
Hiệu
26
27
34
52
- Đọc đề bài.
Tóm tắt:
Can bé: 14l dầu
Can to nhiều hơn: 8l dầu
Can to:  l dầu?
Giải
14 + 8 = 22 (l dầu)
Đáp số: 22 l dầu 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học tiếp bài: Luyện tập chung
a. Hoạt động 1. Oân tập
Bài 1.
- Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện tính. 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 38 + 27; 70 – 32; 83 – 8
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến2 dấu phép tính rồi giải.
12 + 8 + 6 = 20 + 6 = 26
36 + 19 – 19 = 55 – 19 = 36
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3.
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
- Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
Bài 5.
- Cho HS tự trả lời. Nếu còn thời gian GV cho HS trả lời thêm các câu hỏi:
+ Hôm qua là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
+ Ngày mai là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
+ Ngày kia là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
b. Hoạt động 2. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Tuyên dương nhắc nhở các em. 
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS trả lời
- Thực hành tính từ trái sang phải
- Làm bài
25 + 15 – 30 = 40 – 30 = 10
51 - 19 – 18 = 32 – 18 = 14
- Đọc đề bài
- Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn
- Giải bài toán
Tóm tắt
Giải.
Số tuổi của bố là:
70 – 32 = 38 (tuổi)
Đáp số: 38 tuổi
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 1
I. Mục đích yêu cầu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng hoặc phép trừ có liên quan đến các đơn vị đo đã học.
- Nhận dạng hình đã học.
II. Đề bài: (Đề bài do Ban chuyên môn nh

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN12 moi.doc