Giáo án môn Toán lớp 2 - Tuần 5 năm 2011

Giáo án môn Toán lớp 2 - Tuần 5 năm 2011

I.Mục tiêu.

 Sau tiết học này, học sinh:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

-Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5).

- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.

- GD học sinh có ý thức giúp đỡ bạn bè.

 - KNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; hợp tác; thể hiện sự cảm thông; ra quyết định; giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy - học

 - Tranh minh hoạ SGK.

 - BP viết sẵn câu cần luyện.

 

doc 29 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 2 - Tuần 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 9 Bài: CHIẾC BÚT MỰC
I.Mục tiêu.
 Sau tiết học này, học sinh:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5).
- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
- GD học sinh có ý thức giúp đỡ bạn bè.
 - KNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; hợp tác; thể hiện sự cảm thông; ra quyết định; giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Tranh minh hoạ SGK.
 - BP viết sẵn câu cần luyện.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
-Yêu cầu HS hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
-Đọc và trả lời câu hỏi bài: Trên chiếc bè.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, giới thiệu: Chuyển sang tuần 5 và tuần 6, các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm với tên gọi Trường học. Bài đọc Chiếc bút mực mở đầu chủ điểm này. Ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc từ khó.
*. HD đọc câu. 
- HD đọc từ khó: bút mực, lớp, buồn, nức nở, mượn, loay hoay.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
* HD HS đọc đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn, đó là những đoạn nào?
- Gợi ý HS nêu cách đọc câu khó trong đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HD giải nghĩa từ: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.
* Đọc đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc từng đoạn trong các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.
- Yêu cầu đọc toàn bài.
Tiết 2
HĐ 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp trả lời câu hỏi:
- Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? (HSKG)
- Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
- Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
-Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói như thế nào?
- Để biết được vì sao cô giáo khen Mai. Cả lớp hãy thảo luận nhóm đôi câu hỏi 5.
Giảng: Mai là một cô bé tốt bụng, chân thành, Mai cũng tiếc khi đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi cô giáo cũng định cho mình viết bút mực, mà mình lại cho bạn mượn rồi. Nhưng Mai đã hành động đúng vì biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
HĐ 4: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn, bài.
-Yêu cầu đọc cá nhân, nhóm từng đoạn trong bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố - dặn dò: 
+ Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Xem trước bài sau. 
- Hát.
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe, luyeän ñoïc töø khoù.
- HS đọc cá nhân.
- Mỗi học sinh đọc một câu
- Bài chia 4 đoạn, nêu các đoạn.
- HS nêu: 
+ Thế là trong lớp / chỉ còn một mình em / viết bút chì.//
+ Giọng cô giáo nhẹ nhàng, dịu dàng, thân mật.
+ Giọng Lan: buồn.
+ Giọng Mai : dứt khoát, pha chút nuối tiếc.
+ Giọng kể : chậm rãi.
+ Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.//
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Đọc chú thích + nghe GV giải nghĩa từ.
- HS đọc thầm theo cặp.
-Các nhóm cử đại diện thi đọc.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc.
- Học sinh đọc thầm đoạn, bài và trả lời câu hỏi:
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.
- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút, Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
- Vì nửa thì Mai muốn cho bạn mượn bút, nửa lại không muốn cho mượn.
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: Cứ để bạn Lan viết trước.
- 2 học sinh một nhóm trả lời câu hỏi 5 rồi trình bày ý kiến.
+ Vì Mai ngoan, biết giúp bạn.
+ Mai biết giúp bạn, nhường bạn.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Nêu cách đọc đoạn, bài.
- Học sinh đọc từng đoạn trong bài.
- Lớp nhận xét.
- Thích Mai vì Mai đã biết giúp đỡ bạn bè./ Vì Mai là người bạn tốt.
- Thích cô giáo vì cô giáo rất yêu thương học sinh./ Vì cô đã khen ngợi, khuyến khích học sinh.
- Bạn bè cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Môn: TOÁN
Tiết 21 Bài: 38 + 25
I. Mục tiêu:
 Sau tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng các số với số đo có đơn vị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4 (cột 1).
-Rèn kỹ năng làm toán.
-GDHS có ý thức cẩn thận khi làm bài.
- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: Bộ ĐDDHT
-HS: Bộ ĐDDHT
III. Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu:
+ HS 1: Đặt tính rồi tính:
 48+ 5; 29+ 8.
+ HS 2: Giải bài toán: Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi có tất cả bao nhiêu hòn bi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu: 
- Hôm nay các em học bài: Phép cộng có nhớ dạng: 38+ 25
- GV ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 2. Giới thiệu phép cộng 38 + 25
Bước 1. 
- Nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Ghi lên bảng 38+ 25 =?
Bước 2: Tìm kết quả:
- Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Cầm 3 bó que tính và 8 que tính rời giơ lên cho HS và hỏi: “Cô có bao nhiêu que tính?”
- Cầm 3 bó que tính và 8 que tính rời gài vào bảng gài. GV cho HS lấy 3 bó que tính và 8 que tính rời để trên bàn.
- Lấy tiếp 2 bó que tính và 5 que tính rời gài lên bảng gài, 2 bó đặt thẳng dưới 3 bó, 5 que rời đặt dưới 8 que rời và hỏi HS:
-Cô lấy thêm bao nhiêu que tính?
- Chỉ vào các bó que tính và các que rời rồi hỏi: “Các em hãy tính cho cô xem có tất cả bao nhiêu que tính?”
- GV gộp 8 que rời với 2 que tính rời ở dưới là 10 que tính, bó thành một bó một chục que.
- Các em đếm xem có tất cả bao nhiêu bó que tính?
- 6 bó que tính là mấy chục que tính?
- 6 chục que tính với 3 que tính rời là mấy que tính?
-Bước 3: Đặt tính và tính:
-Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính, thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
+
38
*8 cộng 5 bằng 13, viết 3, nhớ 1
*3 cộng 2 bằng 5, thm 1 bằng 6, viết 6.
25
63
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi 1 HS nêu lại cách tính.
HĐ 3. Thực hành:
Bài 1: Bài yêu cầu gì? (cột 4 , 5 dành cho HSG)
- Các em làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 3 phép tính.
- Gọi 3 HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
Bài 2: ( Dành cho HSG)
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
-Vẽ hình lên bảng và hỏi: Đoạn đường từ A đến C gồm có mấy đoạn?
-Độ dài của mỗi đoạn như thế nào?
-Muốn biết con kiến đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào? Các em giải bài tập vào vở. Gọi 1 HS đọc bài giải của mình.
Bài 4 (HSG làm cột 2) Bài toán yêu cầu gì?
-Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên?
-HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng lớp làm.
- GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố-dặn dò
- GV nêu câu hỏi hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
- Gọi HS lên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 38+ 25
- Về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Toán tiếp sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc tựa bài.
- Lắng nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép cộng 38+ 25
- Thao tác trên que tính.
- Có 38 que tính
-Lấy thêm 25 que tính
-Lấy 2 bó que tính để dưới 3 bó, 5 que rời để dưới 8 que rời.
-HS gộp 8 que rời và 2 que rời thành 1 bó.
-Có 6 bó que tính.
-Có 6 chục que tính.
-Có 63 que tính.
- Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳngcột với 3. Viết dấu “+ ” và kẻ vạch ngang.8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1. 3 cộng 2 bặng thêm 1 được 6, viết 6.
- Tính tổng các phép cộng.
- HS làm bài vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra.
-3 HS lần lượt nhận xét bài của 3 bạn về cách đặt tính, kết quả.
Viết số thích hợp vào ô trống: 
Số hạng
 8
28
38
 8
18
80
Số hạng
 7
16
41
53
34
 8
Tổng 
15
44
79
61
52
88
- 1 HS đọc đề bài.
- Có hai đoạn đó là đoạn AB và BC
- Đoạn AB dài 28 dm, BC dài 34 dm
Bài giải:
Con kiến đi hết đoạn đường dài là:
 28+ 34 = 62 (dm)
 Đáp số: 62 dm
- HS nhận xét và tự sửa bài.
- Điền dấu:>, <, = vào chỗ thích hợp
-Tính tổng trước rồi so sánh.
8 + 4 < 8 + 5 18 + 8 < 19 + 9	
9 + 8 = 8 + 9 18 + 9 = 19 + 8
9 + 7 > 9 + 6 19 + 10 > 18 + 10	 19 + 10 > 10 + 18
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
- HS ghi nhớ thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (tập chép)
Tiết 9 Bài: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu: 
Sau tiết học, học sinh:
-Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả (SGK). 
-Làm đúng BT2; BT(3) a/ b. 
-GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: BP: Chép sẵn đoạn viết.
-HS: bảng con, vở ghi
III- Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
- Cho HS hát tập thể.
2,.Kiểm tra: 
- Đọc cho HS viết.
- Nhận xét - sửa sai.
3.Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, ghi đầu bài.
HĐ 2. HDHS tập chép.
* Đọc đoạn viết.
- Trong lớp có bạn nào phải viết bút chì.
- Mai đã làm gì khi bạn quên bút.
-Bài có những chữ nào viết hoa? Vì sao.
* HD viết từ khó: 
- Yêu cầu HS viết bảng con: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn. 
- Nhận xét - sửa sai.
*Hướng dẫn viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Yêu cầu đọc từng cụm từ, câu để chép.
*. Soát lỗi
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, sửa sai.
c, Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2: 
- BP: viết sẵn nội dung bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét.
* Bài 3: 
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- Nhận xét - đánh giá.
4, Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc học sinh viết bài mắc nhiều lỗi về viết lại bài.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
- 2 HS ... ữ nhật.
-Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở (H1a) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được (H1b). Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở (H1b) (chú ý miết mạnh để tạo nếp gấp). Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được một hình vuông và một hình chữ nhật (H2).
* Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay .
-Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác (H3a). Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được (H3b). Gấp theo dấu gấp ở (H3b) sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A (H4). Lật sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A (H5). Lòng 2 ngón tay cái vào tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang hai bên được (H6).
-Gấp hai nửa cạnh đáy (H6) vào đường dấu giữa được (H7). Gấp theo các đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa như (H8a) và (H8b). Dùng ngón trỏ ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông ở cột hai bên ép vào theo nếp gấp (H9a) được mũi máy bay như (H9b). Gấp theo đường dấu gấp ở (H9b) về phía sau được đầu và cánh máy bay như (H10).
* Bước 3: Làm thân và đuôi.
-Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân, đuôi máy bay.
-Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài. Gấp đôi một lần nữa để lấy dấu. Mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấp như (H11a) được hình thân máy bay. Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy hình chữ nhật theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng chiều dài để làm đuôi máy bay.
* Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
-Mở phần đầu và cánh máy bay ra như (H9b), cho thân máy bay vào trong (H13); gấp trở như cũ được máy bay hoàn chỉnh (H14). Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp (H15). Bẻ đuôi máy bay ngang sang hai bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân và cánh máy bay như (H15b) và phóng chếch nên không .
-Gọi 2 học sinh theo tác lại các bước gấp đầu và cánh máy bay đuôi rời. 
-Học sinh tập gấp vào giấy nháp. 
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò
 - Các em về xem tiếp cách gấp các đồ vật tiếp theo.
- Chuẩn bị bài sau: Gấp máy bay đuôi rời ( Tiết 2).
- Nhận xét tiết học.
- Sắp xếp đồ dùng học tập theo môn học
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát và trả lời câu hỏi
- 4 phần: đầu, thân, cánh và đuôi rời.
- Quan sát, nhận xét.
- Quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
-2 học sinh lên bảng làm các bước gấp máy bay đuôi rời cho cả lớp quan sát.
-Học sinh tập gấp máy bay đuôi rời nháp.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
Tiết 10 Bài: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu: 
 Sau tiết học này, học sinh:
-Nghe - viết chính xác , trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em. 
-Làm được BT( 2 ) a / b
+ GV nhắc HS đọc bài thơ Cái trống trường em (SGK) trước khi viết chính tả.
-GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học.
- KNS: Quản lý thời gian; lắng nghe tích cực; hợp tác; tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: Bảng phụ: Viết bài tập 2
-HS: Vở ghi, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
- Cho HS hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
 - Đọc các từ cho HS viết: chia quà, đêm khuya, tia nắng, tiếng kẻng.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học. Ghi đầu bài.
HĐ 2. HDHS nghe-viết:
* Đọc đoạn viết.
- Hai khổ thơ này nói lên điều gì.
- Bài viết có những dấu câu nào.
- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao lại viết hoa.
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS viết từ khó: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng. 
- Nhận xét - sửa sai.
*HD viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Đọc chậm từng câu.
* Soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2: a, b
- Treo bảng phụ nội dung bài tập.
- Tổ chức cho 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức.
- Nhận xét - đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
- 2 HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
 - Lắng nghe và điều chỉnh. 
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe - 2 học sinh đọc lại.
- Thấy Bê vàng không trở về, Dê Trắng chạy khắp nơi tìm bạn. Đến bây giờ vẫn gọi hoài: “Bê ! Bê!”.
- HS nêu.
- Viết hoa chữ đầu bài thơ, các chữ đầu dòng thơ, tên riêng.
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- HS đọc bài thơ Cái trống trường em (SGK) trước khi viết chính tả.
- Nghe -viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
* Điền vào chỗ trống: 2 nhóm thi đua điền.
a. l hay n?
- Long lanh đáy nước in trời.
- Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. 
b.en hay eng? 
- Đêm hội ngoài đường người và xe chen chúc, leng keng, còi ô tô inh ỏi, vì sợ lỡ hẹn với bạn Hùng cố len qua dòng người đang đổ về sân vận động.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 5 Bài: TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. Mục lục
 Học sinh biết:
 - Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1); Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2)
 - Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập trong tuần đó (BT3)
 - GDHS tính sáng tạo.
 - KNS: Giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp; thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy-học
 - GV: tranh minh hoạ.
 - HS: SGK, Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
 - 2 em đóng vai Tuấn trong truyện Bím tóc đuôi sam để nói lời xin lỗi với Hà.
 - 2 em đóng vai Lan trong truyện Chiếc bút mực để nói lời cảm ơn bạn Mai.
 - Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GV treo tranh và nói:
- Nêu yêu cầu tiết học.
- GV ghi tựa bài bảng lớp.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 * Bài 1:
+ Tranh 1: Chỉ vào và hỏi.
- Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
+ Tranh 2.
- Bạn trai nói với gì bạn gái.
+ Tranh 3: 
- Bạn gái nhận xét như thế nào ?
+ Tranh 4.
- Hai bạn đang làm gì ?
- Vì sao không nên vẽ bậy ?
- Bây giờ các em hãy ghép nội dung của các bức tranh thành 1 câu chuyện.
- Gọi và nghe HS trình bày.
- Cho HS nhận xét.
- Cho điểm HS kể tốt.
Chốt lại:
- Một bạn đang vẽ 1 con ngựa lên bức tường của trường. Một bạn gái đi qua, bạn trai liền hỏi “ mình vẽ có đẹp không ? “ Bạn gái ngắm nghía rồi lắc đầu. “ Bạn vẽ đẹp nhưng làm tường của trường dơ, xấu “ Nghe bạn gái nói vậy bạn trai hiểu ra và cả 2 cùng vệ sinh lại bức tường.
* Bài 2
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Từng em nói tên truyện của mình.
* Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc mục lục tuần 5, sách Tiếng Việt 2/1.
- Yêu cầu HS đọc các bài tập đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò.
- Chuyện bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì ?
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu của cô.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Bạn trai vẽ con ngựa trên bức tường của trường.
- Mình vẽ đẹp không ?
- Vẽ lên tường làm xấu tường lớp.
- Quét lại tường cho sạch.
- Vì vẽ bậy làm bẩn tường xấu mội trường xung quanh.
- Suy nghĩ.
- 4 em nối tiếp trình bày theo từng tranh.
- 2 em kể toàn bộ chuyện.
- HS đọc yêu cầu.
- Không nên vẽ bậy/ Bức vẽ làm hỏng tường/ Đẹp mà không đẹp.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Đọc thầm.
- 3 em đọc tên các bài tập đọc. 
- HS lập mục lục các bài tập đã đọc.
- HS đọc bài làm của mình.
- Không nên vẽ bậy trên tường.
- Lắng nghe và nhắc lại.
Môn: TOÁN
Tiết 25 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Sau tiết học này, học sinh:
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
-Rèn kỹ năng làm toán.
-GDHS yêu thích môn học.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác, ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học
-GV: Bộ ĐDDHT
-HS: Bộ ĐDDHT
III. Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: GV nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện lại bài tập 3.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về luyện tập cách giải bài toán về nhiều hơn.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 2. HD luyện tập - thực hành
Bài 1:
- HS đọc đề bài (có thể nêu đề bài bằng cách đưa ra đồ dùng trực quan).
- Gọi 1 HS lên bảng ghi tóm tắt.
- Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta phải làm gì? Tại sao?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt và đọc đề toán (có thể chia nhỏ thành những câu bằng cách: đặt câu hỏi về số bưu ảnh của An, số bưu ảnh của Bình hơn An)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3: ( dành cho HSKG)
Bài 4:
- Gọi một HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
AB dài: 10cm
CD dài hơn AB: 2cm
CD dài  cm?
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và vẽ.
4. Củng cố - dặn dò
- GV nêu câu hỏi hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Toán tiếp sau: 7 cộng với một số 7 + 5
- Nhận xét tiết học.
- HS hát; tự soạn các học cụ cần thiết cho tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS đọc đề bài
- Viết tóm tắt:
Cốc có: 6 bút chì
Hộp nhiều hơn Cốc: 2 bút chì
Hộp có:  bút chì?
- Thực hiện phép cộng. Vì trong Hộp có nhiều hơn Cốc 2 bút chì
Bài giải:
Số bút chì trong hộp có là:
6+ 2 = 8 (Bút chì)
 Đáp số: 8 bút chì.
- An có 11 bưu ảnh, Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh.Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh?
- HS làm bài vào vở, 1 em HS trình bày bảng lớp:
Bài giải:
Số bưu ảnh của Bình có là:
11+ 3 = 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
Bài giải
Đội 2 có số người là:
 15 + 2 = 17 (người)
 Đáp số: 17 người
- Đọc đề bài
- Ghi tóm tắt và trình bày bài giải
Bài giải:
Đoạn thẳng CD dài là:
10+ 2 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
- Trả lời và thực hành vẽ.
 12 cm
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
- HS ghi nhớ thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc