Giáo án môn An toàn giao thông khối 2 - Bài 1 đến bài 6

Giáo án môn An toàn giao thông khối 2 - Bài 1 đến bài 6

 A.Ổn định lớp ,giới thiệu bài

-Đi chơi ,đi học ,đi làm các em phảI đi đúng phía đivà những quy định với người đi bộ để khỏi nguy hiểm đến tính mạng của mình và người khác .

 B. Nội dung :

1- Phía đi trên đường :

-Các loại xe cộ ,người đi bộ phải đi phía bên phải chiều đi của mình .

2-Những quy định đối với người đi bộ .

-Người đi bộ phải tuân theo những quy định sau :

+Phải đi trên vỉa hè ,lề đuờng . Nơi không có vỉa hè thì phải đi sát mép đường về tay phải của mình .

+ Không chạy nhảy ,bám theo tàu xe chạy .

+ Không chơi đùa ,đá bóng không ngồi nằm và để đồ vật trên mặt đường .

3_ Củng cố ,dặn dò :

 

doc 4 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1432Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn An toàn giao thông khối 2 - Bài 1 đến bài 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An toàn giao thông
 BÀI 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trờn đường
I- Mục tiêu :
Hs hiểu và nắm được quy định về phía đI của người và các loại xe trên đường .Những quy định đối với người đI bộ . Qua đó giáo dục các em thực hiện đúng quy cách đI trên đường nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và cho người khác .
II- Hoạt động dạy học :
 A.ổn định lớp ,giới thiệu bài 
-Đi chơi ,đi học ,đi làm các em phảI đi đúng phía đivà những quy định với người đi bộ để khỏi nguy hiểm đến tính mạng của mình và người khác .
 B. Nội dung :
1- Phía đi trên đường :
-Các loại xe cộ ,người đi bộ phải đi phía bên phải chiều đi của mình .
2-Những quy định đối với người đi bộ .
-Người đi bộ phải tuân theo những quy định sau :
+Phải đi trên vỉa hè ,lề đuờng . Nơi không có vỉa hè thì phải đi sát mép đường về tay phải của mình .
+ Không chạy nhảy ,bám theo tàu xe chạy .
+ Không chơi đùa ,đá bóng không ngồi nằm và để đồ vật trên mặt đường .
3_ Củng cố ,dặn dò :
 Thực hiện theo bài học 
Bài 2
 Tỡm hiểu đường phố
I.Mục tiêu :
 -Hs hiểu và nắm vững những quy định của luật về cách vượt qua đường giao nhau (ngã 3, ngã 4). Qua đó giáo dục cho các em tính cẩn thận .
II . Hoạt động dạy học 
A. Giới thiêu bài .
Nội dung:
 1-Phải chú ý quan sát khi qua đường .
-Khi qua ngã 3 ,ngã 4 hoặc cần qua đường phải nhìn trước nhìn sauđề phòng xe cộ đi tới gây ra tai nạn .
-Không đi bừa ,đi ẩu .
-Người đi bộ phải nhường các loại xe .
-Không được đi chéo qua ngã tư.
 2-Phải đi theo hàng quy định ,vạch kể khi có lệnh hoặc tín hiệu cho đi .
 3-Tại các đường xe lửa cắt ngang đường đi bộ ,nếu thấy xe lửa tới thì phải dừng lại 
 4- Củng cố ,dặn dò :
 Dặn Hs thực hiện theo bài học .
Bài 3
Tín hiêu đèn chỉ huy giao thông
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của tín hiệu đèn chỉ huy giao thông qua đó các em biết cách đI qua đường giao nhau khi có đèn chỉ huy giao thông.
II.Hoạt động dạy và học: 
1.Đèn tín hiệu chỉ huy giao thông:
 Đèn tín hiệu chỉ huy giao thông gồm có ba màu: Xanh, vàng , đỏ được lắp vào một cái hộp theo chiều thẳng đứng hoặc ngang.
 GV vẽ lên bảng lớp để học sinh nhận biết.
2.ý nghĩa của đèn tín hiệu:
 Màu xanh: Cho phép đi qua đường giao nhau.
 Màu vàng: Chuẩn bị đi.
 Màu đỏ: Dừng lại.
 GV cho học sinh đọc bài: Đèn xanh, đèn đỏ.
3.Cũng cố dặn dò:
 ? Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu?
 ? Nêu ý nghĩa tín hiệu của mỗi loại đèn?
Bài 4
Đi bộ và qua đường an toàn
I.Mục tiêu: 
 HS nắm được các động tác của người chỉ huy gaio thông tại đường giao nhauđể biết cách đi hay dừng lại. Từ đó giúp các em nhận thức được việc chấp hành hiệu lệnh đảm bảo an toàn khi qua ngã 3, ngã 4 có người điều khiển chỉ huy giao thông.
II.Hoạt động dạy và học:
1.Giới thiệu bài:
 Khi đi đến khu vực ngã 3, ngã 4 nếu các em thấy có cảnh sát giao thông đứng trên bục điều khiển thì cần phải hiểu được các động tác của người cảnh sát giao thông.
 a, Người điều khiển giơ tay lên theo chiều thẳng đứng thì tất cả phương tiện và người đi bộ cấm đi. Nếu người và phương tiện đã ở khu vực đường giao nhau thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nơi đó.
 b, Người điều khiển giang ngang hai tay hoặc một tay: Đó là hiệu lệnh cho các phương tiện bên phải và bên trái người điều khiển được đi. Từ phía trước ngực và sau lưng cấm các phương tiện đi lại.
 c, Người điều khiển giơ tay về phía trước.
- Từ phía sau lưng và phía bên phải người điều khiển cấm các loại phương tiện đi. Từ phía trước ngực có phương tiện được rẽ phải.
- Từ phía bên trái các phương tiện được phép đi tất cả các hướng.
3.Cũng cố – dặn dò.
Bài 5
I.Mục tiêu :
 HS hiểu và nắm được một số biẻn báo hiệu thường gặp trên đường, ý nghĩa và sử dụng các loại biển này để chấp hành theo hiệu lực của biển đã quy định nhằm xử lý thích hợp với nhưỡng tình huống có thể xãy ra, để phòng ngừa tai nạn.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
Hằng ngày đI trên đường giao thông, các em thường gặp nhiều loại biển báo hiệu
2.Nội dung:
 Biển “cấm người đi bộ” ( Biển số 212) 
Có viền tròn màu đỏ, nền trắng, hình người đi bộ màu đen. Khi gặp loại biển này người đi bộ không được đi vào .
 Biển” Đường cấm” ( 201) 
Có viền hình tròn màu đỏ, nền trắng, báo cấm tất cả các phương tiện đi lại cả hai hướng( trừ xe ưu tiên)
 Biển “ Cấm đi ngược chiều” (202)
Có hình tròn màu đỏ, ở giữa có gạch ngang màu trắng, khi gặp biển này người lái xe cơ giới và thô sơ không được lái xe vào. ( Trừ xe ưu tiên)
 Biển dành cho người đi bộ ( 305)
Người đi bộ được phép đi, các loại xe không được đi vào. Biển loại này có hình tròn nền màu xanh, hình người đi bộ màu trắng.
 Biển “ Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” 
Có hình tam giác đều, viền màu đỏ , nền màu vàng, hình đầu tàu màu đen.
Khi gặp biển này phải chú ý quan sát hai bên đường sắt, nếu có tàu hoả đi tới thì xe phải dừng lại...
3.Thực hành:
 Cho học sinh tập nhận biết các loại biển báo trên.
Bài 6: Ngồi an toàn trờn xe đạp xe mỏy
I.Mục tiêu:
 Học sinh hiểu được lối đi dành riêng cho người đi bộ và vạch kẻ trong đường được quy định trong luật. Qua đó để các em chấp hành tốt các quy định này.
II.Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Nội dung:
a, Lối đi riêng: Khi một đường hay một phần đường dành riêng cho người đi bộ hay một loại xe nào thì chỉ người đi bộ hoặc chỉ loại xe đó được đi mà thôi.
b, Vạch dọc tim đường:
 Vạch dọc liền: Là loại vạch liền nét màu trắng, để phân chia làn xe chạy, phân luồng cho các loại xe cơ giới, thô sơ và người đi bộ. 
 Vạch dọc đứt quãng: Dùng để phân chia làn xe chạy hay phân chia làn cơ giới với thô sơ hoặc báo hiệu sắp đến đoạn đường có vạch dọc liền. Người đi bộ, xe thô sơ và cơ giới có thể đè lên vạch để vượt qua đường hoặc quay đầu xe ( nếu không có nguy hiểm)
c, Thực hành :
 Tổ chức cho Hs đứng vạch dọc tim đường để phân luồng và quan sát nơi vạch dọc đứt quãng .

Tài liệu đính kèm:

  • docATGT.doc