Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm 2011

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm 2011

Tập đọc

SƠN TINH THUỶ TINH (60)

I. Mục đích yêu cầu

Học sinh:

- Đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung : Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức với Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4)

II. Đồ dùng dạy – học

G: Tranh minh hoạ SGK

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
sơn tinh thuỷ tinh (60)
I. Mục đích yêu cầu
Học sinh:
- Đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung : Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức với Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4)
II. Đồ dùng dạy – học
G: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC (3’)
- Voi nhà
B.Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (30’)
- Đọc câu:
+ tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức,... 
- Đọc đoạn:
 Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh,/ vua vùng nước thẳm.//
 Từ đó,/ năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng chịu thua.//
- Đọc cả bài:
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (15’)
 - Vua Hùng kén rể, 2 chàng trai cùng đến cầu hôn: 1 là Sơn Tinh chúa miền non cao, 1 là Thuỷ Tinh vua vùng nước thẳm.
 - Hùng Vương phân xử việc 2 vị thần cùng đến cầu hôn Mị Nương: Ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì người đó được rước Mị Nương về.
 - Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh: Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn; Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
 * Giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức với Sơn Tinh gây ra, qua đó ca ngợi tinh thần chống lũ lụt rất kiên cường của nhân dân ta.
4. Luyện đọc lại (16’)
5. Củng cố – dặn dò: (3’) 
H: Đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu bằng lời kết hợp tranh minh hoạ SGK
G: Đọc mẫu toàn bài – nêu cách đọc
H: Tiếp nối đọc từng câu
- Luyện đọc đúng một số từ ngữ HS phát âm chưa chuẩn
=> Nhận xét, uốn nắn cho H đọc đúng; chú ý rèn cho H yếu
H: Tiếp nối đọc đoạn 
- Giải nghĩa một số từ khó
1H: Đọc chú giải
G: HD học sinh đọc đoạn khó
H: Tập đọc đoạn trong nhóm 
H: Thi đọc giữa các nhóm
Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cách đọc
H: Đọc đồng thanh đoạn 3
1H đọc cả bài
=> Nhận xét, đánh giá chung
H đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm
G:Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
+ Họ là những vị thần đến từ đâu?
H đọc đoạn 2 - lớp đọc thầm
G: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng đến cầu hôn như thế nào?
+ Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?
H đọc đoạn 3 - lớp đọc thầm
G: Vì sao Thuỷ Tinh lại đùng đùng nổi giận đánh Sơn Tinh?
+ Thuỷ Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
+ Sơn Tinh chống trả lại như thế nào?
+ Ai là người luôn chiến thắng trong cuộc chiến đấu này? Câu văn nào thể hiện điều đó?
+ Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần ( G gọi H khá giỏi kể)
+ Câu hỏi 4 SGK ( H thảo luận nhóm 2)
H: Trả lời => H+G: Nhận xét, bổ sung, rút ra ý từng đoạn
G: Ghi bảng
H: Nêu nội dung chính của bài
G: Liên hệ từ việc nhân dân tưởng tượng ra câu chuyện đến việc thể hiện ý chí kiên cường chống lại lũ lụt của nhân dân ta.
G: HD học sinh đọc lại toàn bài theo cách phân vai. ( người dẫn chuyện – vua Hùng)
H: Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Kể chuyện
 Sơn tinh thuỷ tinh (62)
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Sắp xếp lại các tranh theo đúng nội dung câu chuyện. (BT1)
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT2). 
* Học sinh khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh minh hoạ SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (4’)
 - Quả tim khỉ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể 
Bài 1: Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện:
Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
Tranh 2: Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về.
Tranh 3: Vua Hùng tiếp 2 vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
- Thứ tự đúng: 3, 2, 1
Bài 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh đã được sắp xếp lại:
Bài 3: Kể toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
2H: Nối tiếp nhau kể
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 
H: Đọc yêu cầu của BT
- Quan sát tranh SGK, nhớ lại nội dung câu chuyện, 
- Trao đổi nhóm đôi, sắp xếp lại thứ tự tranh theo đúng trình tự câu chuyện:
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng.
G: Kể mẫu 1 tranh; 1H khá kể 1 tranh
=> Nhận xét, rút kinh nghiệm
H: Tập kể trong nhóm
- Kể trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
(Dành cho H khá giỏi)
G: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện 
H: Kể theo nhóm
H: Đại diện nhóm kể trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, bình chọn
H: Nêu ý nghĩa câu chuyện
G: Nhận xét tiết học; 
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Chính tả
 (Tập chép): sơn tinh thuỷ tinh (62)
I. Mục đích yêu cầu
Học sinh:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Sơn Tinh Thuỷ Tinh
- Làm được BT(2)a; BT(3)a.
II. Đồ dùng dạy – học
G: Bảng phụ viết ND bài tập 2a, 3a 
H: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ 5’
- Viết: sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ, xung phong 
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn viết chính tả: (20’)
a. Chuẩn bị 
- Đọc bài, tìm hiểu ND
- Nhận xét các hiện tượng chính tả
- Từ khó: tuyệt trần, kén người chồng, Vua Hùng, Mị Nương
b -Viết bài:
c - Chấm chữ bài:
3. Hướng dẫn làm bài (10’)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống ch/tr
Trú mưa, truyền tin, chở hàng
Chú ý, chuyền cành, trở về
Bài 3a: Tìm từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch
- chổi tre, che nón, đi chợ, chăm chỉ,
- trời mưa, truyền tin, ....
4. Củng cố – dặn dò 4’
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, chữa lỗi.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
G: Đọc đoạn viết một lần 
G: Đoạn viết giới thiệu cho chúng ta điều gì?
G: Nêu cách trình bày đoạn văn xuôi
+ Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Có những chữ nào khó viết
H: Tập viết những chữ dễ sai ( bảng con)
=> Nhận xét, uốn nắn.
H: Đọc bài viết 1 lượt 
- Nhìn bảng chép bài vào vở theo hướng dẫn của giáo viên.
G: Theo dõi, uốn sửa
G: Đọc bài cho HS soát lỗi.
H: Soát lỗi, sửa bài
G: Thu 7 bài chấm, nhận xét
G: Nêu yêu cầu bài
H: Trao đổi nhóm 2
- Lên bảng làm bài (bảng phụ)
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu yêu cầu bài, HD học sinh chơi trò chơi tiếp sức
H: Chơi theo 2 đội 
H+G: Động viên, khuyến khích, đánh giá trò chơi
H: Nêu lại nội dung bài học
G: Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
bé nhìn biển (65)
I. Mục đích, yêu cầu
Học sinh:
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung bài: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 3 khổ thơ đầu)
II. Đồ dùng dạy – học
G:Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Sơn Tinh Thuỷ Tinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (17’)
* Đọc câu:
- Từ khó: sáng lừng, lon ton, khiêng, khoẻ, vẫn,...
* Đọc khổ thơ
 Nghỉ hè với bố/
 Bé ra biển chơi/
 Tưởng rằng biển nhỏ/
 Mà to bằng trời.//
* Đọc toàn bài:
3. HD tìm hiểu nội dung bài 10’ 
- Sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thích thú của em bé lần đầu tiên nhìn thấy biển thật rộng.
- Biển rất đẹp và giống trẻ con
* Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con.
4. Luyện đọc lại 7’
5. Củng cố – dặn dò: 3’
G: Gọi học sinh đọc bài 
H: Trả lời câu hỏi về nội dung bài
H+G: Nhận xét
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Đọc mẫu toàn bài 
G: Hướng dẫn học sinh cách đọc 
H: Đọc nối tiếp từng câu theo hàng ngang 
G: Phát hiện ghi bảng từ khó
- Luyện phát âm từ khó cho học sinh
H: Đọc nối tiếp theo khổ thơ (2H)
G: Đưa bảng phụ ghi đoạn thơ 1
H: Phát hiện cách đọc
H: Đọc cá nhân . Đọc nhóm đôi
H: Các nhóm thi đọc trước lớp (4N)
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc toàn bài (1H)
H: Lần lượt đọc từng đoạn
G: Nêu câu hỏi SGK, HD học sinh lần lượt trả lời
H: Phát biểu 
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Chốt ý chính
H: Nêu nội dung chính của bài
H: Đọc lại toàn bài
G: HD cách đọc diễn cảm
H: Luyện đọc trong nhóm theo HD của GV
- Thi đọc trước lớp 
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nhắc tên và ND bài (1H)
G: Nhận xét giờ học
- Dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu
Từ ngữ về sông biển
 đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1; BT2).
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
II. Đồ dùng dạy – học:
G: bảng phụ viết BT2,4 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Bài tập 2 tuần 24 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn làm bài (30’)
Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển
- biển cả, biển khơi, biển lớn, biển xanh, sống biển, nước biển, cá biển,....
Bài 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
( sông )
b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi ( suối )
c) Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền
( hồ )
Bài 3: Đặt câu hỏi cho phần in đậm
 Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
=> Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?
Bài 4: Trả lời các câu hỏi:
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
....
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
H: Lên bảng chữa bài
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
H: Trao đổi nhóm đôi tìm từ thích hợp 
- Nối tiếp nêu miệng kết quả.
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
G: HD học sinh cách làm bài ( BP)
H: Tiếp nối nhau trả lời miệng
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
1H khá giỏi đặt câu mẫu => Lớp rút kinh nghiệm
H: Làm bài vào vở : - Nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: nêu yêu cầu, HD học sinh cách làm phần a
H: Trao đổi nhóm đôi hoàn thành các phần còn lại.
- Nêu miệng câu trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: Nhận xét tiết học
H: Chuẩn bị bài sau.
Tập viết
chữ hoa v
I. Mục đích, yêu cầu
 	Học sinh viết đúng chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- G: Mẫu chữ viêt hoa V, . Bảng phụ viết tiếng Vượt; Vượt suối băng rừng
 	- H: Vở tập viết 2- T2, bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Chữ hoa: U, Ư
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 
Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
Vượ t Vượ t Vượ t Vượ t
Vượ t suố i băng rừng.
c. Thực hành viết vào vở: 
 d. Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò (3')
- Qui trình viết chữ hoa V.
- Về viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
H: Viết bảng con 
G: Quan sát chung -Nhận xét- Đánh giá
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nhận xét về độ cao, chiều rộng, số lượng nét, cỡ chữ
G: HD qui trình viết( vừa nói vừa thao tác)
H: Tập viết trên bảng con
G: Quan sát, nhận xét , uốn sửa 
G: Giới thiệu từ ứng dụng
H : Đọc từ ứng dụng ( bảng phụ)
G: HD HS hiểu nội dung câu ứng dụng
H: Viết bảng con (Vượt)
G: Quan sát, uốn nắn
G: Nêu yêu cầu 
H: Viết vào vở (Mỗi cỡ chữ 1 dòng)
* HS khá giỏi viết được cả bài
G: Theo dõi giúp đỡ H
- Chấm bài, nhận xét lỗi trớc lớp.
H: Nhắc lại cách viết 
G: Nhận xét chung giờ học, giao việc.
Chính tả
 (Nghe – viết): bé nhìn biển
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: Bé nhìn biển.
- Làm được BT(2); BT(3)a.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3a
H: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 4’
- Viết: bé ngã, ru ngủ, dỗ bé nín khóc,..
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn nghe – viết: 32’
a-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
- Đọc bài và tìm hiểu nội dung:
-Nhận xét hiện tượng chính tả:
-Luyện viết tiếng khó: tưởng, biển, khiêng, bãi giằng,...
b-Viết chính tả: 
c-Soát lỗi, chữa lỗi, chấm điểm 
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: Tìm tên các loài cá
a) Bắt đầu bằng ch: cá chim, chép, chày, chạch,...
b) bắt đầu bằng tr: cá trê, trôi, trắm, trích, ....
Bài 3a: Tìm các tiếng bắt đầu bằng ch/tr có nghĩa như sau:
- Em trai của bố: chú
- Nơi em đến học hàng ngày: trường
- Bộ phận cơ thể dùng để đi: chân
4. Củng cố – dặn dò: (3’)
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
G: Đọc bài (1 lần)
G: Lần đầu tiên ra biển, Bé thấy biển như thế nào?
+ Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Để viết được đẹp ta phải cách lề mấy ô?
H: Phát biểu (1-2H)
H+G: Nhận xét, chốt cách trình bày 
H: Viết bảng con từ khó (bảng con)
G: Quan sát nhận xét uốn nắn...
G: Đọc toàn bộ bài sẽ viết cho HS nghe
- Đọc lần lượt từng dòng thơ cho HS viết
H: Viết bài vào vở (cả lớp)
G: Quan sát uốn nắn...
H: Đọc bài cho học sinh soát lỗi (2 lần)
H: Tự soát lỗi
G: Chấm điểm nhận xét một số bài (5 bài)
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
H: Làm ra nháp
- Nối tiếp nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
H: Làm ra nháp
- Nối tiếp nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Nhận xét giờ học, nhắc HS ôn lại bài ở nhà.
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn
đáp lời đồng ý 
quan sát tranh trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu
Học sinh:
- Biết đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống giao tiếp thông thường (BT1; BT2).
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học
G: Tranh SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Thực hành nói lời đồng ý
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn làm bài tập: 31’
Bài 1: Đọc đoạn đối thoại, nhắc lại lời của bạn Hà....
- Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.
Bài 2: Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại 
a) Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé?
- ừ, bạn lấy đi.
- ...
b) Em cho anh chạy thử cái tàu hoả của em nhé?
 - Vâng.
 - ....
Bài 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
-Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm.
- Sóng biển trắng xoá, nhấp nhô trên mặt nước xanh biếc.
- Trên mặt biển những cánh buồm nhiều màu sắc đang lướt trên mặt biển.
- Bầu trời trong xanh, những chú hải âu đang sải rộng cánh bay.
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
H: Thực hành trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nêu mục đích yêu cầu bài tập 
H: Nêu yêu cầu BT
H: Quan sát kênh chữ ( đoạn đối thoại) trong SGK
- Tập nhắc lại lời các nhân vật trong nhóm đôi
- Đại diện nhóm nói trước lớp.
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
G: Hướng dẫn HS nói lời đáp
H: Tập nói trong nhóm
- Trình bày trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Lưu ý H nói lời đáp sao cho nhã nhặn, lịch sự.
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
- Quan sát tranh SGK
- Trao đổi nhóm đôi tập trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Sóng biển như thế nào?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
G: HD học sinh trả lời câu hỏi SGK
H: Trả lời câu hỏi trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
H: Nhắc lại tên bài (1H)
G: Nhận xét giờ học
- Dặn H chuẩn bị bài sau.
	Ngày 4/3/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_25_nam_2011.doc