Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 23

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 23

Tập đọc

Bác sĩ Sói (2 tiết)

I Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài

 - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Ngựa, Sói )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu các từ ngữ khó : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, .

 - Hiểu nội dung chuyện : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

+ Giáo dục thông minh, nhanh nhẹn, bình tĩnh trong mọi tình huống.

II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai, ngày 12 tháng 02 năm 2007
Tập đọc
Bác sĩ Sói (2 tiết)
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài
	- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Ngựa, Sói )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ khó : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, ....
	- Hiểu nội dung chuyện : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
+ Giáo dục thông minh, nhanh nhẹn, bình tĩnh trong mọi tình huống.
II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	 HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Cò và Cuốc
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm và bài học
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu cả bài
- HD giọng đọc : giọng người kể vui, vẻ tinh nghịch, ....
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ dễ viết sai : rỏ dãi, cuống lên, hiền lành, lễ phép, làm ơn, lựa miếng
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ Chú ý đọc đúng các câu :
- Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, / một ống nghe cặp vào cổ, / một áo choàng khoác lên người, / một chiếc mũ theu chữ thập đỏ chụp lên đầu. //
- Sói mừng rơn, / mon men lại phía sau, / dịnh lựa miếng / đớp sâu vào đùi ngựa cho ngựa hết đường chạy./
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
- 2 HS đọc bài
- Khi lao động, không ngại vất vả, khó khăn
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luyện đọc từ
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- Luyện đọc câu
- Đọc từ ngữ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
+ HS đọc
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?
- Sói làm gì để lừa Ngựa ?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá ?
- Chọn tên khác cho chuyện theo gợi ý ?
d. Luyện đọc lại
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Đọc theo vai thì cần mấy người ?
Yêu cầu học sinh chia nhóm luyện đọc theo vai
- GV nhắc HS đọc thể hiện rõ lời của từng nhân vật
- Thèm nhỏ rãi
- Nó giả làm bác sĩ để khám bệnh cho Ngựa
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
HS thảo luận, chọn tên cho chuyện
Anh Ngựa thông minh .
Dùng mưu lại mắc mẹo.
Bài học cho chó sói .
3 em luyện đọc diễn cảm trước lớp.
Cần 3 người (dẫn chuyện, Sói, Ngựa)
+ 3, 4 nhóm HS tự phân các vai thi đọc chuyện
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất.
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm làm việc tốt.
	- Yêu cầu HS về nhà xem trước nhiệm vụ bài kể chuện Bác sĩ Sói
Tiếng việt ( tăng )
Luyện đọc: Bác sĩ Sói
I Mục tiêu
+ Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Ngựa, Sói )
+ Tiếp tục rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, ....
- Hiểu nội dung chuyện : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
+ Giáo dục thông minh, nhanh nhẹn, bình tĩnh trong mọi tình huống.
II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	 HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm và bài học
b. Luyện đọc thành tiếng:
+ GV đọc mẫu cả bài
- HD giọng đọc : giọng người kể vui, vẻ tinh nghịch, ....
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ Chú ý đọc đúng các câu :
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
c. Luyện đọc hiểu:
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?
- Sói làm gì để lừa Ngựa ?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá ?
- 2 HS đọc bài
- Khi lao động, không ngại vất vả, khó khăn
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luyện đọc từ
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- Luyện đọc câu
- Nó bèn kiếm........... chụp lên đầu. //
- Sói mừng rơn,  hết đường chạy./
- Đọc từ ngữ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Thèm nhỏ rãi
- Nó giả làm bác sĩ để khám bệnh cho Ngựa
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Só cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng hươ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét iết học
	- Về nhà đọc lại bài
An toàn giao thông
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh phân biệt xe thô sơ, xe cơ giới, biết tác dụng của phương tiện giao thông.
2. Kỹ năng:
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm
3. Thái độ:
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Nội dung an toàn giao thông:
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm:
+ Phương tiện giao thông thô sơ: Không có động cơ như xe đạp, xích lô, xe bò
+ Phương tiện giao thông cơ giới: Ô tô, máy kéo, mô tô 2, 3 bánh, xe gắn máy.
* Điều luật có liên quan: Đ3, khoản 12,13 (luật GTĐB)
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to
2. Học sinh: Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hàng ngày, các em thấy có các loại xe gì trên đường
- Học sinh tự nêu: Xe máy, ô tô, xe đạp
Giáo viên: Đó là các phương tiện giao thông đường bộ
- Vài em nhắc lại
Đi bằng gì nhanh hơn?
- Xe máy, ô tô nhanh hơn.
Phương tiện giao thông giúp người ta đi lại nhanh hơn, không tốn nhiều sức lực, đỡ mệt mỏi. Giáo viên ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên treo hình 1+hình 2 lên bảng 
- Phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ ở 2 tranh.
- Giáo viên gợi ý so sánh tốc độ, tiếng động, tải trọng
- Học sinh quan sát hình 1,2
- Hình 1: Xe cơ giới
- Hình 2: Xe thô sơ
- Xe cơ giới: Đi nhanh hơn, gây điếng động lớn, chở nặng, nhiều, dễ gây tai nạn
- Xe thô sơ: Ngược lại
c. Kết luận: 	Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, bò, ngựa
	Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy
	Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm
	Xe cơ giới đi nhanh, dễ gây nguy hiểm
	Khi đi trên đường cần chú ý tiếng động cơ, tiếng còi xe để phòng tránh nguy hiểm.
Giáo viên: Có một số loại xe ưu tiên gồm xe cứu hoả, cứu thương, công an cần nhường đường cho loại xe đó.
Hoạt động 3: Trò chơi
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức ở hoạt động 2
b. Cách tiến hành
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Nếu em đi về quê em đi bằng phương tiện giao thông nào? 
- Vì sao? 
- Có được chơi đùa ở lòng đường không? vì sao?
- Các nhóm thảo luận trong 3 phút ghi tên phương tiện giao thông đường bộ đã học vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày 
- Học sinh chọn phương tiện
- Nêu lý do
- Không – vì rất nguy 
c. Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại. Các em không chạy nhảy, đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 4: Quan sát tranh
a. Mục tiêu:
Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều phương tiện giao thông đang đi lại.
b. Cách tiến hành
- Treo tranh 3,4
- Trong tranh có loại xe nào đang đi trên đường?
- Khi đi qua đường cần chú ý loại phương tiện giao thông nào?
- Cần lưu ý gì khi tránh ô tô, xe máy?
- Học sinh quan sát tranh
- Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, xe bò kéo
- Xe cơ giới (ô tô, xe máy) vì nó đi nhanh
- Quan sát và tránh từ xa
c. Kết luận: Khi đi qua đường phải chú ý quan sát ô tô, xe máy và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
- Vài em nhắc lại kết luận. 2 em đọc ghi nhớ.
V. Củng cố:
Kể tên các loại phương tiện giao thông
Xe thô sơ
Xe cơ giới
Chơi trò chơi: Ghi tên vào đúng cột
Cử 2 đội chơi: Mỗi đội 2 người sử dụng 1 bảng phụ kẻ sẵn 2 cột: 
Giáo viên đọc tên phương tiện. Các đội nghe và tự xếp vào các cột cho đúng.
Kể chuyện
Bác sĩ Sói
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
	- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
	- Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm
+ Rèn kĩ năng nghe :
	- Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
+ Giáo dục thông minh, nhanh nhẹn, bình tĩnh trong mọi tình huống.
II Đồ dùng GV : 4 ttranh minh hoạ trong SGK
	 HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện : Một trí khôn hơn trăm trí khôn
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD kể chuyện
* Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện
+ GV treo tranh HD HS quan sát
- Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
- ở tranh 2 Sói thay đổi hình dáng thế nào ?
- Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
- GV và HS nhận xét
* Phân vai, dựng lại câu chuyện
- GV chia HS làm nhiều nhóm
- GV nhận xét
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện
+ HS quan sát tranh minh hoạ
- Ngựa đang gặm cỏ, Só đang rỏ dãi vì thèm thịt Ngựa
- Sói mặc áo khoác trắng, đội mũ thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe, đeo kính, giả làm bác sĩ
- Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón nhón chân chuẩn bị đá
- Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, sói bật ngửa, bốn cẳng hươ giữa trời, mũ văng ra ...
- HS nhìn tranh tập kể 4 đoạn trong nhóm
- Thi kể chuyện giữa các nhóm
+ HS tập kể theo nhó ... ế nào ?
	- Giáo dục yêu quý những con vật có ích. Nói viết thành câu.
II Đồ dùng
	GV : Tranh ảnh phóng to các loài chim, tranh ảnh phóng to 16 loài thú ở BT1, bảng phụ viết nội dung BT3
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV treo tranh các loài chim
2. Hướng dẫn luỵện
a. Luyện từ ngữ về muông thú
* Bài tập 1 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV treo tranh 16 loài thú có tên trong bài
+ GV nhận xét bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng :
- Thú dữ, nguy hiểm : hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác
- Thú không nguy hiểm : thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.
b. Luyện đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
- Nói tên từng loại chim trong tranh
+ Xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp
- HS làm bài vào VBT
- 2 em lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Trả lời các câu hỏi
- HS làm nhẩm bài tập trong đầu
- Từng cặp HS 1 em hỏi, 1 em trả lời
- Nhận xét bạn
Thỏ chạy rất nhanh. Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt. Gấu đi lặc lè. Voi kéo gỗ rất khoẻ .
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Từng cặp HS trao đổi
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Nhận xét bạn
Ngựa phi như thế nào ? 
Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào ?
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà hỏi thêm bố mẹ về các con vật trong rừng
Chính tả ( nghe - viết )
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
	- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n, ươt / ươc.
	- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vỡ sạch đẹp.
II Đồ dùng GV : Bản đồ Việt nam, bảng phụ viết nội dung BT2
	 HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : củi lửa, lung linh, nung nấu, nêu gương, bắt chước, ...
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết. 
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào ?
- Tìm câu tả đàn voi vào hội
+ GV chỉ cho HS vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Việt nam
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
* GV đọc, HS viết bài vào vở
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
- Mùa xuân
- hàng trăm con voi nục nịch kéo đến
- HS quan sát
- Tây Nguyên, nườm nượp, ...
+ HS viết bài
+ Điền vào chỗ trống l hay n
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm 
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà viết lại cho đúng những câu viết sai
Tập làm văn
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy
I Mục tiêu
	- Rèn kĩ năng nghe, nói. Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
	- Rèn kĩ năng viết : Biết viết lại một vài điều trong nội quy của trường.
	- Giáo dục ý thức thực hiện các nội quy, quy định.
II Đồ dùng
	GV : Nội quy nhà trường, bảng phụ ghi BT2, tranh ảnh hươu sao, con báo.
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
+ GV tạo ra hai tình huống
- 2 HS đáp lại
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai vứi ai ?
- Trao đổi về việc gì ?
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV giới thiệu tranh, ảnh hươu sao và báo
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kiểm tra chấm vở một số bài
- 1 cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp
+ Đọc lời các nhân vật trong tranh
- HS quan sát bức tranh
- Giữa các bạn HS đi xem xiếc với cô bán vé
- Các bạn hỏi cô :
Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ ?
Cô đáp : Có chứ !
Các bạn bảo nhau: Hay quá !
- Từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi đáp
+ Nói lời đáp của em
b) Con báo giỏi quá mẹ nhỉ !
c) Cháu cảm ơn bác !
- 1 cặp HS thực hành hỏi đáp
- Nhận xét bạn
+ Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em
- 1, 2 HS đọc thành tiếng bản nội quy
- HS tự chọn và chép vào vở 2, 3 điều trong bản nội quy
- 5, 6 HS đọc bài làm của mình
IV Hoạt động nối tiếp
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu về nhà thực hành nói những điều đã học
Tiếng việt (tăng)
Luyện viết: Bác sĩ Sói
I Mục tiêu
	- Chép chính xác, trình bày đúng đoạn 3 truyện Bác sĩ Sói
	- Làm đúng các bài tập phân biệt l / n, hoặc ươc / ươt
	- Giáo dục ý thức luyện viết chữ đúng, đẹp.
II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả
	 HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc 6 tiếng bắt đầu bằng r / d / gi 
- GV nhận xét
2. Hướng dẫn luyện viết 
a) HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ, đọc bài chép 1 lần
- Tìm tên riêng trong đoạn chép ?
- Lời của Sói được đặt trong dấu gì ?
+ Từ dễ viết sai : chữa, giúp, trời giáng, ...
* HS chép bài vào VBT
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
b) HD HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa, ước mong, khăn ướt, lần lượt, cái lược.
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, sửa sai
- 3 em lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi
- 2, 3 HS đọc lại
- Ngựa, Sói
- Dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm
- HS viết bảng con
+ HS chép bài
+ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên lớp làm
+ Thi tìm nhanh các từ :
- Bắt đầu bằng l / n
- Chứa tiếng có vần ươc / ươt.
+ HS lên bảng làm theo cách thi tiếp sức
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu về nhà viết lại cho đúng những chữ còn sai trong bài chính tả
Tiếng việt (tăng)
Luyện: Đáp lời khẳng định. Viết nội quy
I Mục tiêu
	- Tiếp tục rèn kĩ năng nghe, nói. Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
	- Tiếp tục rèn kĩ năng viết : Biết viết lại một vài điều trong nội quy của trường.
	- Giáo dục ý thức thực hiện các nội quy, quy định.
II Đồ dùng
	GV : Nội quy nhà trường, bảng phụ ghi BT2, tranh ảnh hươu sao, con báo.
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
+ GV tạo ra hai tình huống
- 2 HS đáp lại
2. Hướng dẫn luyện
a. Luyện đáp lời khẳng định
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai vứi ai ?
- Trao đổi về việc gì ?
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV giới thiệu tranh, ảnh hươu sao và báo
- GV nhận xét
b) Luyện viết nội quy
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kiểm tra chấm vở một số bài
- 1 cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp
+ Đọc lời các nhân vật trong tranh
- HS quan sát bức tranh
- Giữa các bạn HS đi xem xiếc với cô bán vé
- Các bạn hỏi cô ..... cô đáp ......
- Từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi đáp
+ Nói lời đáp của em
- 1 cặp HS thực hành hỏi đáp
- Nhận xét bạn
+ Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em
- 1, 2 HS đọc thành tiếng bản nội quy
- HS tự chọn và chép vào vở 2, 3 điều trong bản nội quy
- 5, 6 HS đọc bài làm của mình
IV Hoạt động nối tiếp
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu về nhà thực hành nói những điều đã học
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Sao: Học bài hát Em là mầm non của Đảng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh thuộc bài hát “Em là mầm non của Đảng”.
- Hiểu được ý nghĩa bài hát.
- Giáo dục học sinh yêu tổ quốc, yêu quý và biết ơn Đảng và Bác Hồ.
II. Cách tiến hành:
1. Tổ chức: Nêu nội dung sinh hoạt
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập. Vở ghi: Tập làm văn.
3. Hướng dẫn sinh hoạt sao.
- Em có hiểu biết gì về Đảng cộng sản Việt Nam?
Học sinh thảo luận và nêu ý kiến.
- Giáo viên chốt lại: Bác Hồ là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi có Đảng lãnh đạo: cách mạng nước ta thành công đem lại cuộc sống no ấm cho nhân dân.
- Giáo viên giới thiệu bài hát: “Em là mầm non của Đảng”.
Giáo viên hát mẫu và hỏi: Nội dung bài hát nói lên điều gì? 
(Lòng biết ơn Đảng cộng sản Việt Nam,
- Giáo viên chép lời bài hát lên bảng?
- Học sinh đọc lời bài hát.
- Học hát từng câu, đoạn.
- Luyện theo từng bàn, dãy, cả lớp.
- Hát thuộc từng đoạn theo nhóm.
4. Củng cố, dặn dò:
Dặn học sinh tự luyện hát cho thuộc.
Hoạt động tập thể
Giáo dục quyền trẻ em
I Mục tiêu
	 - HS nắm được một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em
	 - Giáo dục HS thực hiện tốt bổn phận của mình
II Chuẩn bị
	GV : Nội dung các điều 13, 15, 23, 28, 32, điều 13 về bổn phận trẻ em
III Nội dung
a GV nêu các quyền trẻ em
* Điều 13 :
	 Trẻ em có quyền bày tỏ quan điểm của mình, thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến các ý kiến, thông tin ......
* Điều 15 :
	 Quyền được tự do kết giao và hội họp hoà bình (gia nhập các hiệp hội, lựa chọn bạn bè)
* Điều 28 :
	 Trẻ em có quyền được học hành và nhà nước đảm bảo giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người.
- GV đọc tiếp các điều 23, 32 cho HS nghe
b Bổn phận của trẻ em
* Điều 13 :
	- Yêu quý, kính trọng hiếu thảo dối với ông bà, cha mẹ. Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức của mình
	- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trờng
	- Tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt nếp sống văn minh, trật tự nơi công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác
IV Hoạt động nối tiếp
	- Em đã thực hiện tốt bổn phận của mình chưa ?
	- Em thực hiện như thế nào ?
	+ Về nhà thực hiện tốt bổn phận của mình

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_23.doc