Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 học kì I năm học 2009

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 học kì I năm học 2009

I. Mục tiêu

- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu.

- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.

- Biết dùng từ đặt câu đơn giản .

II. Đồ dùng dạy học

GV: tranh minh hoạt các sự vật.

HS: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 học kì I năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ năm ngày 27 tháng 08 năm 2009
Môn: Luyện từ và câu
I. MỤC TIÊU 
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.
- Biết dùng từ đặt câu đơn giản .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: tranh minh hoạt các sự vật.
HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS như: vở, thước, sách
- Nhận xét chung.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GV dùng lời giới thiệu ngắn gọn và ghi tựa lên bảng lớp: “Từ và câu”
Hướng dẫn làm bài tập.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (miệng.)
Gọi 1 học sinh đọc bài tập 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- Giáo viên đọc tên bài gọi từng người, vật, việc 
VD: 1 trường
- Giáo viên gọi vài học sinh làm bài tập.
* Bài 2 : ( miệng )
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên chia 3 nhóm ( 5’)
- Giáo viên phát phiếu cho nhóm 
- Giáo viên mời đại diện nhóm lên dán phiếu trên bảng.
- Giáo viên nhận xét – kết luận .
 + Từ chỉ đồ dùng học sinh : bút chì, bút mực, thuớc, bảng
+ Từ chỉ hoạt động của học sinh : đọc viết, đi, đứng...
+ Từ chỉ tính nết: ngoan, chăm chỉ, cần cù
*Bài tập 3 : (Viết)
- Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài quan sát 2 tranh thể hiện nội dung mỗi tranh bằng 1 câu.
- Giáo viên nhận xét sau mỗi câu học sinh đặt.
+ Huệ cùng các bạn dạo chơi trong công viên.
+ Thấy nhóm hồng rất đẹp. Huệ dừng lại ngắm.
3.Củng cố – dặn dò.
Giáo viên gọi tên của vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt câu để trình bày 1 sự việc .
Xem trước bài mới.
Nhận xét tiết học . 
- HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc yêu cầu
Học sinh mở SGK trang 8.
- Chọn tên cho mọi người, mọi vật được vẽ dưới đây ( Học sinh , xe đạp, trường, chạy , hoa hồng, cô giáo)
- M: 1 trường; 5 hoa hồng.
- Học sinh chỉ vào tranh vẽ vật, việc đọc số thứ tự của tranh.
- Học sinh làm bài tập.
1 trường, 2 học sinh , 3 chạy, 4 cô giáo, 5 hoa hồng , 6 nhà, 7 xe đạp, 8 múa.
- Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập – chỉ hoạt động của học sinh .
M: bút M : đọc M: chăm chỉ.
- Nhận phiếu – Thảo luận viết nhanh những từ tìm được .
- 3 học sinh lên bảng dán và đọc kết quả 
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Hãy viết 1 câu nói về ngưòi hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau.
M: huệ cùng các bạn vào vườn hoa .
Học sinh đặt câu.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
Tuần 2 Thứ năm ngày 03 tháng 09 năm 2009
Môn: LTừ&Câu
I. MỤC TIÊU.
 - Mở rộng vốn từ và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập.
 - Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo thành câu mới, làm quen với câu hỏi.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 GV: 1 tờ giấy lớn, bút lông để làm bài tập 3.
 HS: VBT.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 em lên làm bài tập 3 (Tr.9 SGK)
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng” Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi”
2.Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu học sinh đọc mẫu.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm từ.
Gọi học sinh đọc kết quả.
Giáo viên ghi các từ đó lên bảng.
Yếu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải.
Các từ có tiếng học: học hành , học tập , học lóm , học mót , học phí , học sinh , học bạ , học đường 
Các từ có tiếng tập là: tập đọc , tập viết , tập làm văn , tập thể dục , bài tập , học tập
* Bài 2: (miệng)
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1.
Gọi học sinh đọc câu của mình.
Sau mỗi lần đọc, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 3
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Gọi 1 em đọc mẫu.
Hỏi :
Để chuyển câu con yêu mẹ thành một câu mới, bài mẫu đã làm thế nào?
Tương tự như vậy hãy chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành một câu mới.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu tiếp câu: Thu là bạn thân nhất của em.
Yêu cầu học sinh viết các câu tìm được vào vở bài tập.
* Bài 4
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu học sinh đọc các câu trong bài.
Khi viết câu hỏi cuối câu hỏi ta phải làm gì?
Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của bài
3. Củng cố – dặn dò.
Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã cho, em có thể làm như thế nào?
Khi viết câu hỏi, cuối câu có dấu gì?
Về xem lại bài và xem trước bài mới trang 26.
Nhận xét tiết học.
Học sinh lặp lại tựa bài.
Tìm các từ có tiếng học, tiếng tập.
- Đọc học hành, học tập.
Học sinh nối tiếp nhau phát biểu
 mỗi em một từ, em nêu sau không lặp lại từ các bạn khác đã nêu.
Đọc đồng thanh và làm VBT.
Đặt câu với 1 trong những từ tìm được ở bài tập 1.
Học sinh thực hành đặt câu.
Đọc câu tự đặt.
Chúng em chăm chỉ học tập./ Lan đang tập đọc 
1 em đọc yêu cầu bài tập.
Đọc: em yêu mẹ – mẹ yêu em.
Sắp xếp các từ trong câu / Đổi chỗ từ con và từ mẹ cho nhau.
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi –Thiếu nhi rất yêu bác Hồ.
Bạn thân nhất của em là Thu / Em là bạn thân nhất của Thu.
- Học sinh đọc bài.
Phải đặt dấu chấm hỏi.
Viết bài.
Học sinh trả lời.
Thay đổi trật tự các từ trong câu.
Dấu chấm hỏi.
Tuần 3 Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2009
Môn: LTừ&Câu
I. MỤC TIÊU 
- Làm quen với từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
- Nhận biết được từ trên trong câu và lời nói.
- Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu : Ai(cái gì, con gì) là gì ?
- Nhận biết nhanh các từ, đặt câu đúng ngữ pháp.
II. CHUẨN BỊ
 GV : Tranh minh họa.
 HV : Sách, vở BT, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 4.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Giáo viên dùng lời giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng” Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi”
2.Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài1.
- Gọi 1 HS đọc y/c
- GV treo tranh vẽ như SGK và hỏi:
+ Trang vẽ ai?
- Gọi 4 HS lên bảng ghi tên gọi dưới mỗi bức tranh
- Nhận xét.
* Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc y/c
Giảng giải : Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, vật, cây cối, con vật.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét nhóm làm đúng. cho điểm.
* Bài 3 
- GV viết cấu trúc câu lên bảng.
VD: Cá heo, bạn của người đi biển.
- Yêu cầu HS đặt câu. 
- Từng cặp luyện nói: 1 HS nói phần Ai ? và 1HS nói phần là gì ?
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò 
- Yêu cầu HS tập đặt câu theo mẫu : Ai(cái gì, con gì?) là gì?
- Xem trước bài mới
- Nhận xét tiết học.
- 2 em làm bài
-1 em nhắc tựa bài.
- Bộ đội, công nhân,ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
- HS ghi và đọc lại
- 1 em đọc yêu cầu.
- Quan sát .
- HS làm miệng gọi tên từng bức 
tranh: bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
-Cả lớp ghi vào vở.
-1 em đọc lại các từ trên.
Quan sát : Đọc cấu trúc câu và ví dụ trong SGK.
-HS đọc.
-Từng học sinh đọc câu của mình.
-Mỗi em đặt 2 câu.
-HS luyện đặt câu.
-3 em thực hiện.
-Học bài, làm bài.
Tuần 4 Thứ năm ngày 17 tháng 09 năm 2009
Môn: L từ ø&câu
I.MỤC TIÊU 
- Mở rộng vốn từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Biết đặt câu hỏi và trả lời về thời gian( ngày, tháng, năm, tuần và ngày trong tuần)
- Biết dùng dấu (.) để ngắt câu trọn ý và viết lại đúng chính tả.
II.CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Tranh minh họa. viết sẵn bài tập 1 và 3.
Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 em lên bảng. đặt 2 câu theo mẫu : Ai ( cái gì, con gì) là gì ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài 
- Trong giờ luyện từ và câu hôm nay chúng ta tiếp tục học về các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. Tập hỏi về thời gian và thực hành ngắt đoạn văn thành câu.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1
Trò chơi : Thi tìm từ nhanh.
- Giáo viên nêu yêu cầu : Tìm các từ chỉ người, chỉ vật, cây cối, con vật.
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như bài 1
- Giáo viên và HS kiểm tra số từ tìm được.
- Công bố nhóm có nhiều từ là nhóm thắng cuộc.
* Bài 2 
- Gọi 2 cặp thực hành theo mẫu.
- Sinh nhật của bạn vào ngày nào ?
+ Chúng ta khai giảng năm học mới vào ngày mấy tháng mấy ?
+ Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày ? Đó là những ngày nào ?
+ Một tuần có mấy ngày ? 
+ Các ngày trong tuần là những ngày nào ?
* Bài 3
-Giáo viên gọi 1 em đọc liền mạch đoạn văn.
+ Các em có thấy mệt không khi đọc mà không được ngắt hơi?
+ Em có hiểu đoạn văn này không ? Nếu cứ đọc liền như vậy thì có hiểu không ?
Truyền đạt : Để giúp người đọc dễ đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của đoạn, chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu.
-Khi ngắt đoạn văn thành câu, cuối câu phải đặt dấu gì? Chữ cái đầu câu viết như thế nào ?
Nêu ... , giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, chăm bẳm, yêu quý, yêu thương, 
Bài 2 
-Hướng dẫn : Các từ ở ba nhóm trên có thể tạo nên nhiều câu không phải chỉ 4 câu.
- Gợi ý : Khi đặt câu cần lưu ý điều gì ?
- Phát giấy to.
- Phát thẻ từ.
- GV mở rộng : Anh chăm sóc anh. Câu không hay, nên nói Anh tự chăm sóc mình.
- Chị em chăm sóc chị là sai về nghĩa, vì chị em ở đây có nghĩa là chị và em trong gia đình, không có nghĩa là chị em bạn bè.
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?
-Nhận xét. Chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò
- Tìm những từ chỉ tình cảm trong gia đình Đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời miệng: Nhặt rau, rửa bát, nấu cơm, quét nhà, xếp chăn màn,..
+ Bác Bảy sửa lại chiếc xuồng.
+ Chị Tám đun lại nồi canh cho nóng.
-Mở rộng vốn từ. Từ ngữ về tình cảm gia đình.
-1 em đọc : Tìm ba từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
-2- 3 em làm bài trên bảng quay
- Lớp làm nháp.
-1em đọc lại các từ vừa tìm được 
- Sắp xếp các từ ở ba nhóm thành câu.
- Chia nhóm : Hoạt động nhóm.
- Các nhóm lên làm bài, nhóm nào xong lên dán bài lên bảng
Ai
Làm gì?
Anh
Khuyên bảo em
Chị
Chăm sóc em
Em
Chăm sóc chị
Chị em
Trông nom nhau
Anh em
Trông nom nhau
Chị em
Giúp đỡ nhau
Anh em
Giúp đỡ nhau.
- Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống.
- 4-5 em làm trên giấy khổ to, làm xong lên dán bảng.
-Nhận xét. 1 em đọc lại theo dấu câu
Tuần 15 Thứ năm ngày 03 tháng 12 năm 2009
Môn LT& C
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm , tính chất của người , vật , sự vật ( thực hiện 3 trong số 4 mục của BT1 tồn bộ BT2 )
- Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào ?( thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3)
 II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Tranh minh hoạ nội dung BT1. Viết nội dung BT2 vào giấy khổ to.
Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
A. Kiểm tra bài cũ 
- Tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em?
- Sắp xếp từ ở 3 nhóm thành câu (STV/ tr 116)
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc lại yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm.
- Gọi 1 HS làm nháp câu a
a. Em bé xinh/ Em bé rất đẹp./ Em bé rất dễ thương.
- Nhận xét.
Bài 2 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
GV hướng dẫn cách làm
GV chia nhóm : 3 nhóm thảo luận 
+ Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm về tính tình
+ Nhóm 2: Từ chỉ đặc điểm về màu sắc
+ Nhóm 3: Từ chỉ đặc điểm của người và vật
- Đại diện các nhóm trình bày
* Tính tình : tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, cần cù, lười biếng, khiêm tốn, kiêu căng
* Màu sắc : trắng, trắng muốt, xanh, xanh sẫm, đỏ, đỏ tươi, tím, tím than.
* Hình dáng : cao, dong dỏng, ngắn, dài, thấp, to, béo, gầy, vuông, tròn .
Bài 3 
- Hướng dẫn phân tích : Mái tóc của ai ? Mái tóc ông em thế nào ?
- Khi viết câu em chú ý điều gì ?
- Nhận xét. Cho điểm.
3. Củng cố dặn dò 
- Tìm những từ chỉ đặc điểm. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Nhận xét tiết học
- 1 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
- Chị em giúp đỡ nhau.
- HS nhắc tựa bài.
-1 em đọc : Dựa vào tranh, chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi.
- Quan sát, suy nghĩ.
- Chia nhóm : Hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
b. Con voi rất khoẻ/ Con voi rất to/ Con voi chăm chỉ làm việc.
c. Quyển vở này màu vàng/ Quyển vở kia màu xanh/ Quyển sách này có rất nhiều màu.
d. Cây cau rất cao/ Hai cây cau rất thẳng/ Cây cau thật xanh tốt.
-Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.
-Hoạt động nhóm : Các nhóm thi làm bài. Mỗi nhóm thảo luận ghi ra giấy khổ to.
- Đại điện các nhóm lên dán bảng.
- Nhận xét. HS đọc lại các từ vừa tìm về tính tình, về màu sắc, về hình dáng.
- Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả: mái tóc, tính tình, bàn tay, nụ cười.
-1 em đọc câu mẫu : Mái tóc ông em bạc trắng.
-Viết hoa đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu.
- 3-4 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
Tuần 16 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Môn LT& C
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu tìm hiểu từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1) ; biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? ( BT2)
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3)
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ viết nội dung BT1. Mô hình kiểu câu BT2 .
Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
A. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh làm phiếu.
- Tìm 3 từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người ?
- Tìm 3 từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật ?
- Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm : “Bàn tay của em bé ..”.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc lại yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm: Các em cần tìm những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược với từ đã cho.
-GV chia bảng lớp ra làm 3 phần, mời 3 em lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với từ đã cho. 
-GV hướng dẫn sửa bài.
- Chú ý mỗi từ có thể có nhiều từ trái nghĩa. Vậy em hãy nêu nhiều từ trái nghĩa với trắng 
- Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Hướng dẫn : Các em hãy chọn một cặp từ trái nghĩa, rồi đặt với mỗi từ một câu theo mẫu :Ai(cái gì, con gì) thế nào ?
- Gợi ý : Khi đặt câu cần lưu ý điều gì ?
-Phát giấy to.
-Hướng dẫn sửa.
-Cái bút này rất tốt/ Chữ của em còn xấu.
-Bé Nga ngoan lắm./ Con Cún rất hư.
-H ùng bước nhanh thoăn thoắt./ Sên bò rất chậm.
-Chiếc áo rất trắng./ Tóc bạn Hùng đen hơn em.
-Câu cau này quá cao./ Cái bàn ấy thấp quá.
-Tay bố em rất khoẻ./ Răng ông em yếu hơn trước.
Bài 3 
Trực quan : Tranh (SGK/ tr 134)
-Hướng dẫn sửa chữa.
- Nhận xét. Cho điểm.
3. Củng cố dặn dò
 - Tìm những từ chỉ tính chất. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Nhận xét tiết học.
- HS làm phiếu BT.
- Hiền, dữ, nóng nảy.
- Trắng, tím, nâu.
- Mũm mĩm.
-HS nhắc tựa bài.
-1 em đọc , cả lớp đọc thầm.
-HS trao đổi theo cặp.
-3 em lên bảng thi viết nhanh các cặp từ trái nghĩa.
-Nhận xét.
-Trái nghĩa với trắng là đen, đen sì.
- Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ đó.
-Chia nhóm, nhóm trưởng nhận giấy khổ to. 3-4 em làm bài, sau đó lên dán.
-Học sinh làm bài vào nháp.
-Nhận xét, điều chỉnh.
-Đại điện các nhóm lên dán bảng.
-Nhận xét. HS đọc lại các câu vừa đặt.
-Viết tên các con vật trong tranh.
-HS quan sát tranh, viết tên từng con vật theo số thứ tự vào vở BT.
-Học sinh báo cáo kết quả làm bài
-Lười, chậm chạp.
-Bạn Hùng rất chậm chạp về Toán.
Tuần 17 Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Môn LT& C
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của lồi vật trong tranh ( BT1) ; bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nĩi câu cĩ hình ảnh so sánh ( BT2,BT3) 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Thẻ từ viết tên 4 con vật trong BT1, Thẻ từ viết 4 từ chỉ đặc điểm.
Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
A. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh làm phiếu.
- Tìm từ trái nghĩa với : hiền, khờ, chậm?
- Tìm 3 từ chỉ đặc điểm hình dáng của một người ?
- Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm : “Đôi mắt của bé Hà ”
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới : Giới thiệu bài.
1. Giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc lại yêu cầu
- GV gọi 1 em lên bảng chọn thẻ từ gắn bên tranh minh họa mỗi con vật.
- GV chốt lại lời giải đúng : Trâu khoẻ, Rùa chậm, Chó trung thành, Thỏ nhanh.
- Các thành ngữ nào chỉ đặc điểm của mỗi con vật ? 
- Nhận xét.
Bài 2 
-Bảng phụ : Viết sẵn các từ.
- Giáo viên viết bảng một số cụm từ so sánh :
- Đẹp như tranh (như : hoa, tiên, mơ, mộng).
- Cao như sếu ( như cái sào).
- Hiền như đất (như Bụt).
- Trắng như tuyết (như trứng gà bóc, như bột lọc).
- Xanh như tàu lá.
- Đỏ như gấc (như son, như lửa).
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- GV viết bảng : Mắt con mèo nhà em tròn như viên bi ve. Toàn thân nó phủ một lớp lông mượt như nhung. Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non.
3. Củng cố dặn dò
- Hỏi lại tên bài
- Chuẩn bị tuần sau ôn tập
- Nhận xét tiết học.
-HS làm phiếu BT.
- dữ, lanh, nhanh.
- nho nhỏ, cao ráo, tròn trịa.
-tròn xoe.
-HS nhắc tựa bài.
-1 em đọc , cả lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh.
- HS trao đổi theo cặp. Chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ thể hiện đúng đặc điểm của mỗi con vật.
-1 em lên bảng chọn thẻ từ gắn bên tranh minh họa mỗi con vật, đọc kết quả.
-HS nêu : Khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ, trung thành như chó
-HS làm miệng.
- 1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo cặp và ghi ra nháp.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung.
-1 em nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm vào vở 
- Nhiều em đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- Hoàn chỉnh bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docHK1.doc