KẾ HOẠCH BÀI DẠY
§ 41 MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB
I/ NHIỆM VỤ :
1. Ôn động tác : Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước - sang ngang - lên cao thẳng hướng.
2. Học đi thường theo vạch kẻ thẳng.
II/ YÊU CẦU :
1. Học sinh thực hiện được động tác tương đối chính xác.
2. Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác RLTTCB.
3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện.
III/THỜI GIAN : 35 Phút
IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường.
V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tuần : 21 ( Từ 09/01 - 13/01/2012) KẾ HOẠCH BÀI DẠY § 41 MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB I/ NHIỆM VỤ : 1. Ôn động tác : Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước - sang ngang - lên cao thẳng hướng. 2. Học đi thường theo vạch kẻ thẳng. II/ YÊU CẦU : 1. Học sinh thực hiện được động tác tương đối chính xác. 2. Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác RLTTCB. 3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện. III/THỜI GIAN : 35 Phút IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường. V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. - Học sinh : Trang phục gọn gàng. VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC I/ Phần mở đầu : 1. GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Cho học sinh chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. 3. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 4. Khởi động chung xoay các khớp. II/ Phần cơ bản : a. Bài tập RLTTCB : 1. Ôn động tác : Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước - sang ngang - lên cao thẳng hướng. - Do cán sự làm mẫu, khi cần GV nên cho dừng lại để uốn nắn động tác sai, kết hợp nhận xét. 2. Học đi thường theo vạch kẻ thẳng. - Cách tập : Khi có lệnh, đi thường theo vạch kẻ thẳng, đầu và thân thẳng, mắt nhìn ra trước cách chân 3 - 4m, bàn chân chạm đất phía trước nhẹ nhàng thẳng hướng với vạch kẻ (có thể giẫm đè lên vạch kẻ hoặc song song sát hai bên vạch kẻ) hai tay phối hợp tự nhiên. III/ Phần kết thúc : 1. Cho học sinh chơi trò chơi hồi tĩnh. 2. GV cùng HS hệ thống bài. 3. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và dặn dò. 4. Xuống lớp. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 18 - 22 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút (1) (1) (1), (2), (3). ¯Rút kinh nghiệm : . KẾ HOẠCH BÀI DẠY § 42 MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI I/ NHIỆM VỤ : 1. Học đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang). 2. Làm quen với trò chơi “Nhảy ô”. II/ YÊU CẦU : 1. Học sinh thực hiện được động tác tương đối chính xác. 2. Học sinh biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. 3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện. III/THỜI GIAN : 35 Phút IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường. V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. - Học sinh : Trang phục gọn gàng. VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC I/ Phần mở đầu : 1. GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Cho học sinh chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. 3. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 4. Khởi động chung xoay các khớp. II/ Phần cơ bản : a. Bài tập RLTTCB : 1. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. - Cách tập : Khi có lệnh, đi thường theo vạch kẻ thẳng (hai tay chống hông) đến đích. Khi đi thân người thẳng, mắt nhìn cách chân khoảng 2 - 3m (cách đặt bàn chân như đi thường theo vạch kẻ thẳng). 2. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Tương tự như trên nhưng cho học sinh đi ở tư thế hai tay dang ngang. b. Trò chơi vận động : 1. Trò chơi “Nhảy ô”. - Cách chơi : Từng học sinh lần lượt bật nhảy chụm hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1 sau đó nhảy tách hai chân (chân trái vào ô số 2, chân phải vào ô số 3), nhảy chụm hai chân vào ô số 4, cứ lần lượt như vậy cho đến ô số 10. Tiếp tục nhảy quay người lại ở ô số 10 nhảy lần lượt về vạch xuất phát chạm tay bạn số 2, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 bật nhảy như số 1; Cứ lần lượt như vậy, đội nào xong trước, ít phạm vi là thắng cuộc. III/ Phần kết thúc : 1. Cho học sinh thực hiện một số động tác thả lỏng. 2. GV cùng HS hệ thống bài. 3. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và dặn dò. 4. Xuống lớp. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 18 - 22 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút (1) (1), (2), (3). ¯Rút kinh nghiệm : Tuần : 22 ( Từ 30/01 - 03/02/2012) KẾ HOẠCH BÀI DẠY § 43 ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI I/ NHIỆM VỤ : 1. Ôn động tác đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang). 2. Trò chơi “Nhảy ô”. II/ YÊU CẦU : 1. Học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác về tư thế bàn chân và tư thế của tay. 2. Học sinh biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. 3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện. III/THỜI GIAN : 35 Phút IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường. V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. - Học sinh : Trang phục gọn gàng. VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC I/ Phần mở đầu : 1. GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Khởi động chung xoay các khớp. 3. Cho học sinh chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. 4. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. * Trò chơi khởi động do GV chọn II/ Phần cơ bản : a. Bài tập RLTTCB : 1. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. - Xen kẽ giữa hai lần tập, GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá. 2. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Tương tự như trên nhưng cho học sinh đi ở tư thế hai tay dang ngang. b. Trò chơi vận động : 1. Trò chơi “Nhảy ô”. - GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại cách chơi, cho học sinh chơi thử 1 - 2 lần, tiếp theo cho học sinh chia tổ để từng tổ tự quản lý chơi dưới sự quản lý của tổ trưởng. GV quan sát giúp đỡ. III/ Phần kết thúc : 1. Cho học sinh thực hiện một số động tác thả lỏng. 2. GV cùng HS hệ thống bài. 3. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và dặn dò. 4. Xuống lớp. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 18 - 22 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút (1) (1), (2), (3). ¯Rút kinh nghiệm : . KẾ HOẠCH BÀI DẠY § 44 ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI I/ NHIỆM VỤ : 1. Ôn một số bài tập RLTTCB đã học. 2. Trò chơi “Nhảy ô”. II/ YÊU CẦU : 1. Học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác về tư thế bàn chân và tư thế của tay. 2. Học sinh biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. 3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện. III/THỜI GIAN : 35 Phút IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường. V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. - Học sinh : Trang phục gọn gàng. VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC I/ Phần mở đầu : 1. GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Khởi động chung xoay các khớp. 3. Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. * Cho học sinh chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. II/ Phần cơ bản : a. Bài tập RLTTCB : 1. Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. - Xen kẽ giữa hai lần tập, GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá. 2. Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. - Tương tự như trên nhưng cho học sinh đi ở tư thế hai tay dang ngang. b. Trò chơi vận động : 1. Trò chơi “Nhảy ô”. - GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại cách chơi, luật chơi; Sau đó cho học sinh chơi thử 1 - 2 lần, tiếp theo cho học sinh chơi theo từng nhóm dưới sự quản lý của tổ trưởng. GV quan sát giúp đỡ. III/ Phần kết thúc : 1. Cho học sinh thực hiện một số động tác thả lỏng. * Cho học sinh chơi trò chơi hồi tĩnh. 2. GV cùng HS hệ thống bài. 3. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và dặn dò. 4. Xuống lớp. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 18 - 22 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút (1), (3). (1), (2), (3). ¯Rút kinh nghiệm : . Tuần : 23 ( Từ 05/02 - 09/02/2012) KẾ HOẠCH BÀI DẠY § 45 ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI I/ NHIỆM VỤ : 1. Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. 2. Trò chơi “Kết bạn”. II/ YÊU CẦU : 1. Học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác. 2. Học sinh biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. 3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện. III/THỜI GIAN : 35 Phút IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường. V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. - Học sinh : Trang phục gọn gàng. VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC I/ Phần mở đầu : 1. GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Khởi động chung xoay các khớp. 3. Cho học sinh chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. 4. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. II/ Phần cơ bản : a. Bài tập RLTTCB : 1. Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. - Lần 1 do GV điều khiển. - Lần 2 cán sự điều khiển, GV quan sát sửa động tác sai cho học sinh. b. Trò chơi vận động : 1. Trò chơi “Kết bạn”. - Cách chơi : Học sinh chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn và đọc : “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn!”. Đọc xong những câu trên, các em vẫn tiếp tục chạy theo vòng tròn, khi nghe thấy GV hô “Kết 2!”, tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm hai người, nếu đứng một mình hoặc nhiều hơn hai là sai và phải chịu phạt một hình phạt nào đó. Tiếp theo, GV cho học sinh tiếp tục chạy và đọc các câu quy định, sau đó GV có thể hô “Kết 3!” (hoặc 4, 5, 6, ), để học sinh kết thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6, Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, sau 1 - 2 lần chơi GV cho học sinh chạy đổi chiều so với chiều vừa chạy. III/ Phần kết thúc : 1. Cho học sinh thực hiện một số động tác thả lỏng. 2. GV cùng HS hệ thống bài. 3. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và dặn dò. 4. Xuống lớp. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 18 - 22 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút (1) (1), (2), (3). ¯Rút kinh nghiệm : . KẾ HOẠCH BÀI DẠY § 46 MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI I/ NHIỆM VỤ : 1. Học đi nhanh chuyển sang chạy. 2. Trò chơi “Kết bạn”. II/ YÊU CẦU : 1. Học sinh thực hiện bước chạy tương đối đúng. 2. Học sinh biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. 3. Trật tự, kỉ luật, tích cực tập luyện. III/THỜI GIAN : 35 Phút IV/ ĐỊA ĐIỂM : Tại sân trường. V/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. - Học sinh : Trang phục gọn gàng. VI/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC I/ Phần mở đầu : 1. GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2. Khởi động chung xoay các khớp. 3. Cho học sinh chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. 4. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. II/ Phần cơ bản : a. Bài tập RLTTCB : 1. Đi nhanh chuyển sang chạy. - Cách tập : Khi có lệnh, đi tăng dần tốc độ khoảng 4 - 5m rồi chuyển sang chạy khoảng 10 - 15m. Khi chạy không đặt gót chân chạm đất mà đặt nửa trên của bàn chân chạm đất một cách nhẹ nhàng, thẳng với hướng chạy, hai tay phối hợp tự nhiên. Sau khi qua đích giảm dần tốc độ, sau đi thường theo một hàng dọc về tập hợp ở cuối hàng. b. Trò chơi vận động : 1. Trò chơi “Kết bạn”. - GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại cách chơi, luật chơi; Sau đó cho học sinh chơi thử, rồi tổ chức cho học sinh chơi chính thức dưới hình thức thi đua. III/ Phần kết thúc : 1. Cho học sinh thực hiện một số động tác thả lỏng. 2. GV cùng HS hệ thống bài. 3. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và dặn dò. 4. Xuống lớp. 6 - 10 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 18 - 22 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút (1) (1), (2), (3). ¯Rút kinh nghiệm : .
Tài liệu đính kèm: