Giáo án môn Tập đọc 2 tuần 5

Giáo án môn Tập đọc 2 tuần 5

Tập đọc

Chiếc bút mực.

I. Mục đích yêu cầu:

 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu.

 - Đọc trơn, hiểu nội dung bài.

 - HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 5 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc 2 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày tháng năm 2006.
Tập đọc
Chiếc bút mực.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu.
 - Đọc trơn, hiểu nội dung bài.
 - HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1/ KTBC: 
 - HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Mít làm thơ.
 - Nhận xét.
 2/ Bài mới: Tiết 1
 a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Giới thiệu chủ điểm Trường học. - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm.
- Giới thiệu bài: Chiếc bút mực. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.
 b) Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu 
- Luyện đọc câu: - HS đọc nối tiếp.
 + Luyện phát âm: - HS yếu đọc: lớp nức nở, nước mắt, 
 loay hoay
- Đọc đoạn - HS đọc nối tiếp.
 + Chú ý một số câu:
. Thế là trong lớp / chỉ còn mình em /
viết bút chì.//
. Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em 
viết but mực /vì em viết khá rồi.//
 +Giảng từ: hồi hộp, loay hoay,
ngạc nhiên.
- Đọc cả bài.
Tiết 2
 c) Tìm hiẻu bài:
? Những từ ngữ nào cho biết Mai - Mai hồi hộp nhìn cô, Mai buồn lắm
mong đượ viết bút mực? 
? Chuyện gì đã xảy ra với Lan? - Lan quên bút, gục đầu xuống bàn 
 khóc.
? Vì sao Mai loay hoay mãi với cái
 hộp bút? - Nửa muốn cho bạn mượn bút nửa lại 
 tiếc.
? Cuối cùng Mai quyết định ra sao? - Cho Lan mượn bút.
? Khi biết mình cũng được viết bút mực, - Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói:
Mai nghĩ và nói thế nào? Cứ để bạn Lan viết trước.
? Vì sao cô giáo khen Mai? - Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè.
 d) Luyện đọc lại:
- Thi đọc toàn truyện, đọc phân vai.
- Nhận xét.
 3/ Củng cố: 
? Câu chuyện này nói về điều gì? - Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. 
? Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao? 
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày tháng năm 2006.
Tập đọc
Mục lục sách.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng đọc đúng , đọc hiểu.
 - Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.
 - BiÕt vËn dông vµo thùc tiÔn.
II. Đồ dùng dạy học: Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1/ KTBC: 
 - 3 HS đọc 3 đoạn của bài : Chiếc bút mực, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc.
 - Nhận xét.
 2/ Bài mới:
 a) Giới thiệu bài; 
 b) Luyện đọc 
- GV đọc mẫu - Đọc từng mục
 + HD đọc 1, 2 dòng trong mục lục
Một. // Quang Dũng.// Mùa quả cọ.// 
Trang 7. //
Hai // Phạm Đức// Hương đồng cỏ nội.// - HS tiếp nối nhau đọc từng mục.
Trang 28. // - HS yêú đọc: quả cọ, cỏ nội, Phùng 
 + Chú ý các từ đễ phát âm sai Quán, nụ cười
- Đọc từng mục trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm.
 c) Tìm hiểu bài:
? Tuyển tập này có những truyện nào? - HS nêu tên từng truyện.
? Truyện: Người học trò cũ ở trang nào?- HS tìm nhanh tên bài theo mục lục ( 52)
? Truyện : Mùa quả cọ của nhà văn nào? - Quang Dũng.
? Mục lục sách dùng để làm gì? - Cho ta biết cuốn sách viết vè cái gì, có 
 những phần nào, trang bắt đầu của mỗi 
 phần là trang nào. từ đó ta nhanh chóng 
 tìm được những mục cần đọc.
- HD h/ s tập đọc, tra mục lục sách - HS mở mục lục trong SGK TV 2, tìm 
Tiếng Việt 2, tập 1 tuần 5. 1 HS đọc mục lục tuần 5 theo 
 + Cả lớp thi hỏi đáp nhanh về từng hàng ngang.
nội dung trong mục lục.
 d) Luyện đọc lại:
- Thi đọc lại toàn văn bài: Mục lục sách
- Nhắc các em chú ý đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch.
 3/ Củng cố: 
- Khi mở một cuốn sách mới, các em phải xem trước phần mục lục ghi ở cuối sách hoặc đầu sách để biết sách viết về những gì, có những mục nào, muốn đọc một truyện hay một mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào
- Nhận xét giờ học: Nhắc HS thực hành tra mục lục để hiểu qua nội dung sách trước khi đọc sách.
Thứ năm ngày tháng năm 2006.
Tập đọc
Cái trống trường em.
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu.
 - Đọc đúng, hiểu nội dung bài, học thuộc lòng bài thơ.
 - HS có thái độ yêu trường, yêu lớp.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1/ KTBC: 
 - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Mục lục sách.
 - Nhận xét.
 2/ Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 Sử dụng tranh minh hoạ trong SGK.
 b) Luyện đọc: 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Đọc từng câu. HS đọc nối tiếp.
 + Luyện phát âm - HS yếu đọc: liền, lặng im, năm học
- Đọc từng khổ thơ trước lớp - HS đọc nối tiếp
 + Chú ý một số câu
 Kìa trống đang gọi: /
 Tùng! // Tùng! // Tùng! // Tùng!//
 Buồn không hả trống? (Thânái)
 Nó mừng vui quá! ( vui, hồ hởi)
 + Giảng từ: ngẫm nghĩ, giá trống.
- đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 c) Tìm hiểu bài:
? Bạn HS xưng hô, trò chuyện như - Nói với cái trống trường như nói với một 
thế nào với cái trống trường? người bạn thân thiết, xưng là “ bọn mình”,
 hỏi “ Buồn không hả trống”
? Tìm những từ ngữ tả hoạt động,tình - nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, lặng im, nghiêng 
cảm của cái trống? đầu, mừng vui, gọi, giọng tưng bừng.
? Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn - Bạn HS yêu trường lớp, yêu mọi đồ vật 
HS với ngôi trường? Trong trường, rất vui khi năm học mới bắt
 đầu, bạn được trở lại trường học, gặp lại 
 trống, bạn bè, thầy cô, các đồ vật thân 
 quen.
 d) Học thuộc lòng bài thơ:
- HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài. Thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ.
 3/ Củng cố:
 - Nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài thơ.
 - GV chốt lại: Bài thơ nói lên tình cảm thân ái, gắn bó của bạn HS với cái trống trường sau những ngày hè gặp lại. Qua bài thơ, ta thấy tùnh yêu của bạn với trường học, với các đồ vật trong trường.
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5(2).doc