Giáo án Môn: Tập đọc 2 - Tiết: Voi nhà

Giáo án Môn: Tập đọc 2 - Tiết: Voi nhà

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: voi nhà, khựng lại, rú ga, vục, thu lu, lừng lững,

- Hiểu nội dung bài: Chú voi nhà đã giúp các anh bộ đội kéo xe ra khỏi vũng lầy.

3. Thái độ:

- Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập đọc 2 - Tiết: Voi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HANH THÔNG
Giáo viên: 
Lớp: Hai /	Thứ ngày tháng 2 năm 2004
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: VOI NHÀ 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc lưu loát được cả bài.
Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Phân biệt được lời của các nhân vật. 
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: voi nhà, khựng lại, rú ga, vục, thu lu, lừng lững,
Hiểu nội dung bài: Chú voi nhà đã giúp các anh bộ đội kéo xe ra khỏi vũng lầy. 
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Gấu trắng là chúa tò mò.
Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài Gấu trắng là chúa tò mò.
Nêu hình dáng của gấu trắng.
Vì sao nói gấu trắng là chúa tò mò?
Chàng thủy thủ là người ntn?
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Yêu cầu HS mở SGK và đọc tên bài tập đọc.
Con hiểu thế nào là Voi nhà?
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được làm quen với một chú voi nhà rất khoẻ và thông minh. Chú đã dùng sức khoẻ phi thường của mình để kéo một chiếc ô tô ra khỏi vũng lầy. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
Chú ý: Giọng người dẫn chuyện: thong thả, đoạn đầu thể hiện sự buồn bã khi xe gặp sự cố, đoạn giữa thể hiện sự hồi hộp, lo lắng, đoạn cuối hào hứng, vui vẻ.
Giọng Tứ: lo lắng.
Giọng Cần khi nói Không được bắn: to, dứt khoát.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc trong bài. Sau đó đọc mẫu và yêu cầu HS luyện phát âm các từ này.
Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến.
c) Luyện đọc đoạn
Gọi HS đọc chú giải.
Hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Gần tối  chịu rét qua đêm.
+ Đoạn 2: Gần sáng  Phải bắn thôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Nêu yêu cầu đọc đoạn và gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Hướng dẫn HS ngắt giọng câu:
Tứ rú ga mấy lần/ nhưng xe không nhúc nhích.// Hai bánh đã vục xuống vũng lầy.// Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe,/ chịu rét qua đêm.
Gọi HS đọc lại đoạn 1. Hướng dẫn HS đọc bài với giọng hơi buồn và thất giọng vì đây là đoạn kể lại sự cố của xe.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Trong đoạn văn có lời nói của các nhân vật, vì vậy khi đọc đoạn văn này các em cần chú ý thể hiện tình cảm của họ. Đang thất vọng vì xe bị sa lầy, giờ lại thấy xuất hiện một con voi to, dữ, Tứ và Cần không tránh khỏi sự lo lắng, khi đọc bài các em hãy cố gắng thể hiện lại tâm trạng này của họ.
Yêu cầu HS đọc 4 câu hội thoại có trong đoạn này.
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu của đoạn. Giảng chính xác lại cách ngắt giọng và cho HS luyện ngắt giọng 2 câu văn này.
Gọi HS đọc lại đoạn 3.
d) Đọc cả bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
e) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
g) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
Tìm câu văn cho thấy các chiến sĩ cố gắng mà chiếc xe vẫn không di chuyển?
Chuyện gì đã xảy ra khi trời gần sáng?
Vì sao mọi người rất sợ voi?
Mọi người lo lắng ntn khi thấy con voi đến gần xe?
Con voi đã giúp họ thế nào?
Vì sao tác giả lại viết: Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Cho cả lớp hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. (Nhạc và lời của Phạm Tuyên).
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Hát
3 HS đọc toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
Một chú voi đang dùng vòi kéo một chiếc xe ô tô qua vũng lầy.
Mở SGK, trang 56 và đọc: Voi nhà.
Là con voi được con người nuôi và dạy cho biết làm những việc có ích.
HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Tìm, nêu và luyện phát âm các từ: 
+ khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, chiếc xe, lúc lắc, quặp chặt, huơ vòi, lững thững,
HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
Dùng bút chì viết gạch chéo (/) để phân cách giữa các đoạn của bài.
1 HS khá đọc bài.
3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các câu văn bên.
2 HS lần lượt đọc bài.
1 HS khá đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Luyện đọc các câu: 
+ Thế này thì hết cách rồi! (Giọng thất vọng)
+ Chạy đi! Voi rừng đấy! (giọng hoảng)
+ Không được bắn! (giọng dứt khoát, ra lệnh)
+ Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi! (giọng gấp gáp, lo sợ)
2 HS lần lượt đọc bài.
1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm.
Luyện ngắt giọng câu: 
Nhưng kìa,/ con voi quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình/ lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.// Lôi xong,/ nó huơ vòi về phía lùm cây/ rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.//
1 HS đọc bài.
4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn.
Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một em bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
HS đọc bài theo yêu cầu.
Vì mưa rừng ập xuống, chiếc xe bị lún xuống vũng lầy.
Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích.
Một con voi già lững thững xuất hiện.
Vì voi khoẻ mạnh và rất hung dữ.
Nép vào lùm cây, định bắn voi vì nghĩ nó sẽ đập nát xe.
Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
Vì con voi này rất gần gũi với người, biết giúp người qua cơn hoạn nạn.
HS vỗ tay hát bài Chú voi con ở Bản Đôn.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
	Khối trưởng ký
	Trần Tường Định

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 4.doc