Giáo án môn học - Tuần 33, 34 - Trường Tiểu học Yên Thọ

Giáo án môn học - Tuần 33, 34 - Trường Tiểu học Yên Thọ

TẬP ĐỌC

LƯỢM

I. Mục tiêu

1Kiến thức:

Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ.

Giọng đọc vui tươi, nhí nhảnh.

2Kỹ năng:

Hiểu ý nghĩa các từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng.

Hiểu nội dung bài: ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm.

3Thái độ: Ham thích môn học.

II. Đồ dùng dạy-học:

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 705Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học - Tuần 33, 34 - Trường Tiểu học Yên Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009
TẬP ĐỌC
LƯỢM 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ.
Giọng đọc vui tươi, nhí nhảnh.
2Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng.
Hiểu nội dung bài: ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Luyện đọc
- Đọc mẫu
-Luyện phát âm
-Luyện đọc đoạn
- Thi đọc
c.Tìm hiểu bài
d.Học thuộclòng bài thơ
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Lá cờ:
+ Hình ảnh lá cờ đẹp ntn?
+ Lá cờ có ý nghĩa gì?
 + Cờ đỏ sao vàng có ở những nơi nào?
Nhận xét, cho điểm HS.
-Treo tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là Lượm, một chú bé liên lạc rất dũng cảm của quân ta. Mặc dù tuổi nhỏ nhưng Lượm đã đóng góp rất tích cực cho công tác chống giặc ngoại xâm ở nước ta. Nhắc đến thiếu nhi nhỏ tuổi mà anh dũng, chúng ta không thể quên Lượm. Trong giờ tập đọc này, các con sẽ được làm quen với Lượm qua bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.
-GV đọc mẫu toàn bài thơ.
Giọng vui tươi, nhí nhảnh nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả ngoại hình, dáng đi của chú bé: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huých sáo, nhảy, vụt qua, sợ chi, nhấp nhô.
-Trong bài thơ con thấy có những từ nào khó đọc?
GV ghi các từ lên bảng, đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại các từ này.
Yêu cầu HS đọc từng câu.
-Yêu cầu HS luyện đọc từng khổ thơ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả như trên đã nêu.
Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo khổ thơ trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
-Gọi các nhóm cử đại diện thi đọc trước lớp
Cùng lớp nhận xét, đánh giá các nhóm đọc
-GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc phần chú giải.
Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?
Lượm làm nhiệm vụ gì?
Lượm dũng cảm ntn?
Công việc chuyển thư rất nguy hiểm, vậy mà Lượm vẫn không sợ.
Gọi 1 HS lên bảng, quan sát tranh minh hoạ và tả hình ảnh Lượm.
Con thích những câu thơ nào? Vì sao?
-Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ.
Gọi HS đọc.
Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ.
GV xoá bảng chỉ để các chữ đầu câu.
Gọi HS học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét cho điểm.
-Bài thơ ca ngợi ai?
Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc lòng.
Chuẩn bị: Người làm đồ chơi.
Hát
3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi. 
Bạn nhận xét. 
-Theo dõi và đọc thầm theo.
-Từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ.
-HS luyện đọc từng khổ thơ.
Tiếp nối nhau đọc các khổ thơ 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng)
-Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-Theo dõi bài và tìm hiểu nghĩa của các từ mới.
-Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, cái chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, vừa đi vừa nhảy.
-Lượm làm liên lạc, chuyển thư ra mặt trận. 
-Đạn bay vèo vèo mà Lượm vẫn chuyển thư ra mặt trận an toàn.
Lượm đi giữa cánh đồng lúa, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên đồng.
-5 đến 7 HS được trả lời theo suy nghĩ của mình.
1 HS đọc.
1 khổ thơ 3 HS đọc 
HS đọc thầm.
HS đọc thuộc lòng theo hình thức nối tiếp.
HS đọc thuộc lòng cả bài.
-Bài thơ ca ngợi Lượm, một thiếu nhi nhỏ tuổi nhưng dũng cảm tham gia vào việc nước.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP. 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam.
2Kỹ năng: Đặt câu với những từ tìm được.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
Đáp án: 2) công an; 3) nông dân; 4) bác sĩ; 5) lái xe; 6) người bán hàng.
Bài 2
VD: thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ xây,
Bài 3
Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
Bài 4
Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng.
Bạn Hùng là một người rất thông minh.
Các chú bộ đội rất gan dạ
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1. 
Nhận xét, cho điểm HS.
-Trong giờ học hôm nay các con sẽ được biết thêm rất nhiều nghề và những phẩm chất của nhân dân lao động. Sau đó, chúng ta sẽ cùng luyện cách đặt câu với các từ tìm được.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Treo bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ.
Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì?
Vì sao con biết?
Gọi HS nhận xét.
Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại.
Nhận xét và cho điểm HS. 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc.
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự tìm từ.
Gọi HS đọc các từ tìmđược, GV ghi bảng.
Từ cao lớn nói lên điều gì?
Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS lên bảng viết câu của mình.
Nhận xét cho điểm HS đặt câu trên bảng.
Gọi HS đặt câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm HS đặt câu hay.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tập đặt câu.
Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa.
Hát
10 HS lần lượt đặt câu.
-Tìm những từ chỉ nghề ngiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây.
Làm công nhân.
Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường.
-Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết.
HS làm bài theo yêu cầu.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Cao lớn nói về tầm vóc.
-Đặt một câu với từ tìm được trong bài 3.
HS lên bảng, mỗi lượt 3 HS. HS dưới lớp đặt câu vào nháp.
Đặt câu theo yêu cầu, sau đó một số HS đọc câu văn của mình trước lớp. 
TOÁN
 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ TRỪ 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Ôn luyện phép cộng và trừ có nhớ trong phạm 1000 (tính nhẩm và tính viết)
Ôn luyện phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm 1000 (tính nhẩm và tính viết).
2Kỹ năng: Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc trừ.
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng phụ. Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy-học:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Tính nhẩm
MT: Ôn luyện phép cộng và trừ nhẩm trong phạm 1000
Bài 2:Tính
MT: Ôn luyện phép cộng và trừ có nhớ trong phạm 1000
Bài 3:Giải toán
MT: Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
Bài 4:Giải toán
MT: Giải bài toán có lời văn bằng một phép trừ.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chữa bài 4.
GV nhận xét.
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
-Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
Nhận xét bài làm của HS.
30 + 50 = 80 70 – 50 = 20
20 + 40 = 60 40 + 40 = 80
90 – 30 = 60 60 – 10 = 50
-Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số con tính.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
Có bao nhiêu HS gái?
Có bao nhiêu HS trai?
Làm thế nào để biết tất cả trường có bao nhiêu HS?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài giải
Số HS trường đó có là:
265 + 234 = 499 (HS)
	Đáp số: 449 HS.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bể thứ nhất chứa được bao nhiêu lít nước?
Số nước ở bể thứ hai ntn so với bể thứ nhất?
Muốn tính số lít nước ở bể thứ hai ta làm ntn?
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét và chữa bài cho HS.
 Bài giải
Số lít nước ở bể thứ hai có là:
865 – 200 = 665 (lít)
 Đáp số: 665 lít.
-Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị:Ôn tập phép cộng, trừ (TT)
Hát
HS chữa bài, bạn nhận xét.
-Làm bài vào vở bài tập. 1-2 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
-4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Có 265 HS gái.
Có 224 HS trai.
Thực hiện phép tính cộng số HS gái và số HS trai với nhau.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bể thứ nhất chứa 865 lít nước.
Số lít nước ở bể thứ hai ít hơn số lít nước ở bể thứ nhất là 200 lít.
Thực hiện phép trừ 865 – 200
THỂ DỤC
CHUYỀN CẦU. TRÒ CHƠI: “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I.Mục tiêu:
Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầug nâng cao khả năng thực hện đón và chuyền cầu cho bạn
Chơi trò chơi “ ... hầy
Hoạt động của Trò
1 Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn kể chuyện 
-Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
Bước 1:
+ Đoạn 1
+ Đoạn 2
+ Đoạn 3
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
4.Củng cố – Dặn dò (3’)
Bóp nát quả cam.
Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam.
Nhận xét, cho điểm HS.
Giờ Kể chuyện hôm nay lớp mình cùng kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi.
GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý. Cụ thể: 
 Bác Nhân làm nghề gì?
Vì sao trẻ con rất thích những đồ chơi của bác Nhân?
Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao?
Vì sao con biết?
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân ntn?
Thái độ của bác ra sao?
Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó ntn?
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét bạn.
Cho điểm HS.
-Yêu cầu HS kể toàn truyện.
Nhận xét, cho điểm.
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKII.
Hát
3 HS kể phân vai (người dẫn chuyện, Vua, Trần Quốc Toản).
1 HS kể toàn truyện.
HS kể chuyện trong nhóm. Khi 1 HS kể thì HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày, 1 HS kể 1 đoạn của câu chuyện.
Nhận xét bạn kể.
-Mỗi HS kể một đoạn.
 Mỗi lần 3 HS kể.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
-1 đến 2 HS kể theo tranh minh họa.
CHÍNH TẢ
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy-học:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn viết chính tả 
-Ghi nhớ nội dung 
-Hướng dẫn cách trình bày
-Hướng dẫn viết từ khó
-Viết chính tả
-Soát lỗi
-Chấm bài 
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2:
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
Bài 3 (Trò chơi)
Chú Trường vừa trồng trọt giỏi, vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũng trĩu quả. Dưới ao, cá trôi, các chép, cá trắm từng đàn. Cạnh ao là chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào nháp theo yêu cầu:
+ Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i/ iê; hay dấu hỏi/ dấu ngã.
Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
-GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
Yêu cầu HS đọc.
Đoạn văn nói về ai?
Bác Nhân làm nghề gì?
Vì sao bác định chuyển về quê?
Bạn nhỏ đã làm gì?
Đoạn văn có mấy câu?
Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài?
Vì sao các chữ đó phải viết hoa?
GV yêu cầu HS đọc các từ khó viết.
Yêu cầu HS viết từ khó.
Sửa lỗi cho HS.
-Đọc cho hs viết
Đọc lại cho hs soát lỗi
Chấm và nhận xét một số bài tại lớp
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho HS điền từ tiếp sức. Mỗi HS trong nhóm chỉ điền từ (dấu) vào 1 chỗ trống.
Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
Bài tập 3b, tiến hành tương tự bài 3a.
GV nhận xét.
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo.
Hát
Thực hiện yêu cầu của GV.
Theo dõi bài.
2 HS đọc lại bài chính tả.
Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân. 
Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.
Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được.
Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui.
Đoạn văn có 3 câu.
Bác, Nhân, Khi, Một.
Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu.
Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng.
2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào nháp.
Viết bài
-Đọc yêu cầu bài tập 2.
HS tự làm.
Nhận xét.
-Đọc yêu cầu bài 3.
Làm bài theo hướng dẫn, 1 HS làm xong thì về chỗ để 1 HS khác lên làm tiếp.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Kĩ năng xem giờ trên đồng hồ (giờ đúng, giờ khi kim phút chỉ đến số 3 hoặc số 6).
Củng cố về đơn vị đo độ dài.
2Kỹ năng: Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng (tiền Việt Nam).
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Đồng hồ chỉ mấy giờ
MT:Củng cố kĩ năng xem giờ trên đồng hồ (giờ đúng, giờ khi kim phút chỉ đến số 3 hoặc số 6).
Bài 2:Giải toán
 Bài giải.
Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 (lít)
 Đáp số: 15 lít.
Bài 3: Giải toán
 Bài giải
Bạn Bình còn lại số tiền là:
1000– 800 = 200 (đồng)
 Đáp số: 200 đồng.
Bài 4: Viết mm, cm, dm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp
MT: Củng cố về đơn vị đo độ dài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Ôn tập về phép nhân và phép chia (TT)
Sửa bài 3.
GV nhận xét.
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
-Quay mặt đồng đồ hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu HS đọc giờ.
Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ ở phần b
Yêu cầu đọc giờ trên mặt đồng hồ a.
2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
Vậy đồng hồ A và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ?
Làm tương tự với các đồng hồ còn lại.
Nhận xét bài làm của HS.
-Gọi HS đọc đề bài toán.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
-Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại đội dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà, . . .
Đọc câu a: Chiếc bút bi dài khoảng 15 . . . và yêu cầu HS suy nghĩ để điền tên đơn vị đúng vào chỗ trống trên.
Nói chiếc bút bi dài 15mm có được không? Vì sao?
Nói chiếc bút bi dài 15dm có được không? Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
-Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập về đại lượng (TT).
Hát
2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.
Đọc giờ: 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
2 giờ.
Là 14 giờ.
Đồng hồ A và đồng E chỉ cùng 1 giờ.
Can bé đựng 10 lít nước mắm, can to đựng nhiều hơn can bé 5 lít nước mắm. Hỏi can to đựng được bao nhiều lít nước mắm?
Bạn Bình có 1000 đồng. Bạn mua 1 con tem để gửi thư hết 800 đồng. Hỏi bạn Bình còn mấy trăm đồng?
Trả lời: Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
Vì 15 mm quá ngắn, không có chiếc bút bi bình thường nào lại ngắn như thế?
Không được vì như thế là quá dài.
MĨ THUẬT
VẼ TRANH ĐỀ TÀI PHONG CẢNH
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được tranh phong cảnh
Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên
Biết cách vẽ tranh phong cảnh
Nhớ lại và vẽ được một bức tranh phong cảnh theo ý thích
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh phong cảnh và tranh đề tài
Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: (1’)
2.Bài cũ: (3’)
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài (2’)
b.Quan sát và nhận xét
c.Cách vẽ tranh phong cảnh
d.Thực hành
e.Nhận xét, đánh giá
4.Củng cố-dặn dò
 (3’)
Nhận xét và đánh giá một số bài: Vẽ cái bình đựng nước
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
-Treo tranh phong cảnh và gợi ý để hs nhận biết:
+ Tranh phong cảnh thường vẽ: Nhà, cây, cổng làng, con đường, ao, hồ.
+Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính.
-Nêu yêu cầu:
+Nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở hoặc đã nhìn thấy
+Tìm racảnh định vẽ(trường học hay cảnh làng quê, núi đồi, sông biển)
-Gợi ý cách vẽ tranh:
+Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to vẽ vào khoảng giữa phần giấy định vẽ
+Vẽ hình ảnh phụ sau làm rõ hình ảnh chính
+Vẽ màu theo ý thích
-Gợi ý một vài hình ảnh cụ thể cho hs liên tưởng để vẽ.
Theo dõi, gợi ý động viên để các em vẽ theo cách nghĩ, cách nhìn riêng.
-Cùng lớp nhận xét, đánh giá một số bài vẽ hoàn thành ngay tại lớp
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs về nhà xem lại bài
Quan sát tranh phong cảnh và nêu nhận xét
Theo dõi thầy hướng dẫn các bước vẽ trên bảng lớp
Thực hành vẽ vào vở
Nhận xét bài vẽ của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docT - 33,34.doc