Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 27

Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 27

TIẾT 1

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1) Kiểm tra đọc:

  Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.

  Kĩ năng đọc thành tiếnng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

  Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

2) Ôn luyện:

  Cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?

  Cách đáp lời cảm ơn của người khác.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần27
TIẾT 1
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiểm tra đọc:
Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Kĩ năng đọc thành tiếnng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện:
Cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?
Cách đáp lời cảm ơn của người khác.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài: 
Để chuẩn bị thi khảo sát giữa kì, hôm nay cô và các em cùng bước vào tuần ôn tập. Cô sẽ cho các em ôn các bài từ tuần 19 đến tuần 26.
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào?
Bài 2 ( sgk trang 77)
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “k hi nào?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3 (sgk trang 77)
Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhaucùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác
Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cám ơn của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cám ơn, 1 HS đáp lại lời cám ơn. . Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố, dặn dò
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ Khi nào?” và cách đáp lời cảm ơn của người khác.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Bài tập yêu cầu chúng ta : Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi : Khi nào?
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Đọc : Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Mùa hè.
Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
Bộ phận “Những đêm trăng sáng”
Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
Câu hỏi : Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
Một số HS lên trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
 b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát? / Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
Đáp án :
Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà.
Không có gì đâu bà ạ.
Thưa bác, không có gì đâu ạ.
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
TIẾT 2
MỤC TIÊU :
Kiểm tra đọc:
Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Kĩ năng đọc thành tiếnng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
Ôn luyện cách dùng chấm câu.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục ôn các bài đã học.
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa 
Chia lớp thành 4 đội, pháy cho mỗi đội một bảng ghi từ (ở mỗi nội dung cần tìm, GV có thể cho HS 1, 2 từ làm mẫu), sau 10”, đội nào tìm được nhiều từ nhấtlà đội thắng cuộc.
Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ đúng.
Ôn luyện cách dùng chấm câu
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS đọc bài làm, đọc cả dấu chấm.
Nhận xét và chấm điểm một số bài của HS.
Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học.
Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội lên bảng.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
HS làm bài.
Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
TIẾT 3
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiểm tra đọc:
Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Kĩ năng đọc thành tiếnng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện:
Cách đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu?
Cách đáp lời xin lỗi của người khác.
CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi sẵntên các bài tập đọctừ tuần 19 đến tuần 26.
Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn các bài đọc. Đặt câu hỏi ở đâu và đáp lời xin lỗi người khác.
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu?
Bài tập 2 :
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu được in đậm?
Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? thời gian hay địa điểm?
Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác:
Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời xin lỗi của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đáp lại lời xin lỗi. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố, dặn dò :
Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ở đâu?” và cách đáp lời xin lỗi của người khác.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : “ở đâu?”
Địa điểm (nơi chốn).
Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
Hai bên bờ sông.
Suy nghĩ và trả lời : trên những cành cây.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
Bộ phận “hai bên bờ sông”.
Địa điểm.
Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
1 số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Đáp án :
Không có gì. Lần sau bạn nhớ cẩn thận hơn nhé.
Không có gì đâu, bây giờ chị hiểu em là tốt rồi.
Không có gì đâu bác ạ.
Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực, nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người gây lỗi đã biết lỗi rồi.
TIẾT 4
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiểm tra các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Kĩ năng đọc thành tiếng : phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm.
CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi.
4 lá cờ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
Hôm nay cô và các em ôn lại các bài tập đọc đã học, ôn vốn từ về chim chóc.
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Trò chơi nở rộng vốn từ về chim chóc
Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ
Phổ biến luật chơi
GV đọc lần lượt từng câu đố về các loài chim. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để dành quyền t ... ập đọc và học thuộc lòng: 
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào?
Bài 2 :
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi như thế nào dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Mùa hè, hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở như thế nào?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “như thế nào”?
Yêu cầu HS tự làm phần b
Bài 3 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi 1 HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác :
Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời khẳng định hoặc phủ định của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời khẳng định (a, b) và phủ định (c), 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố, dặn dò:
Câu hỏi như thế nào dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời khẳng định hay phủ định của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “như thế nào?” và cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : “như thế nào?”
Đặc diểm.
Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
Đỏ rực.
Suy nghĩ và trả lời : Nhởn nhơ.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
Bộ phận trắng xóa.
Trên những cành cây, chim đậu như thế nào? / chim đậu như thế nào trên những cành cây?
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án :
Bông cúc sung sướng như thế nào ?
Ôi, thích quá! Cảm ơn ba đã báo cho con biết.
Ôi, thật thế hả?
Thưa cô, chúng em hứa tháng sau sẽ cố gắng nhiều hơn ạ.
Đặc điểm.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
TIẾT 6
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Mở rộng vốn từ về muông thú quatrò chơi.
Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi.
4 lá cờ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Mở rộng vốn từ về muông thú quatrò chơi.
Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng: 
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú :
Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
Phổ biến luật chơi : GV đọc lần lượt từng câu đố về tên con vật. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng thì được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
Tổng kết, đội nào giành được nhiều điểm đội đó thắng.
Kể về một con vật mà em biết :
Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó dành thời gian cho HS suy nghĩ về con vật mà em định kể.
Tuyên dương những HS kể tốt. 
Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Chia đội theo hướng dẫn của GV.
Giải đố. Ví dụ :
Con vật này có bờm và được mệnh danh là vua của sư tử rừng xanh (sư tử).
Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ)
Con gì có cổ rất dài? (hươu cao cổ)
Con gì rất trung thành với chủ? (chó) 
cáo được mệnh danh con vật như thế nào? (tinh ranh)
Nuôi chó để làm gì? (trông nhà)
Sóc chuyền cành như thế nào? (khéo léo, nhanh nhẹn)
Gấu trắng có tính gì? (tò mò)
Voi kéo gỗ như thế nào? (khỏe, nhanh) 
Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tiết 7
MỤC TIÊU
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : “Vì sao?”
Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : “Vì sao?”
Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
Ghi tên bài.
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao?
Bài 2 :
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Vì sao sơn ca khô khát họng?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
Gọi 1HS đọc câu văn trong phần a
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác
Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.
Yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố – dặn dò:
Câu hỏi “vì sao”dùng để hỏi nội dung gì?
Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
Dặn dò HS về nhà ôn lại mẫu kiến thức câu hỏi “vì sao?” và cách đáp lại lời đồng ý của người khác.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : vì sao?
Hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
Sơn ca khô cả họng vì khát.
Vì khát.
Vì khát.
Vì trời mưa to.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.
Vì sao bông cúc héo lả đi?
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án :
Vì sao mùa đông ve không có gì ăn?
Đáp án :
Em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự liên hoan văn nghệ với chúng em.
Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô).
Dạ! Con cảm ơn mẹ!
Nguyên nhân của 1 sự việc nào đó.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
Tiết 8
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi đố chữ
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
4 ô chữ như sách giáo khoa.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài :
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi đố chữ
GV ghi tên bài lên bảng,
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng :
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học:
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhómthảo luận để tìm từ điền vào bảng từ. Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm, nhóm xong thứ 2 được cộng 2 điểm, nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm, nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian tối đa cho các nhóm là 10”. Tổng kết, nhóm nào đạt số điểm cao nhất là nhóm đó thắng cuộc.
Đáp án :
S Ơ N T I N H 
Đ Ô N G
B Ư U Đ I Ệ N
T R U N G T H U
T H Ư V I Ệ N
V Ị T
H I Ề N
S Ô N G H Ư Ơ N G
Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ.
Tiết 9
BÀI LUYỆN TẬP
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Ôn tập về câu hỏi “ Như thế nào?”
CÁCH TIẾN HÀNH 
GV nêu yêu cầu của tiết học.
Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Cá rô lội nước.
Yêu cầu HS mở vở bài tập- và làm bài cá nhân.
Chữa bài.
Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làm bài của HS.
TIẾT 10
BÀI LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU 
Luyện kĩ năng viết chính tả.
Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn về một con vật mà em yêu thích.
CÁCH TIẾN HÀNH
Nêu nội dung và yêu cầu tiết học.
Đọc bài Con Vện.
Yêu cầu 1 HS đọc lại, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ.
Đọc bài thong thả cho HS viết.
Đọc bài cho HS soát lỗi.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài trong vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
Chấm và nhận xét bài làm của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV27.doc