Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 28

Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 28

TIẾNG VIỆT

Tiết 55 : Ôn tập -Tiết 1

I. Mục tiêu :

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật )

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép); tìm đúng ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết

II.Chuẩn bị :

Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc mỗi phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Trí dũng song toàn, Phân xử tài tình, Hộp thư mật, Nghĩa thầy trò, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. )

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 20
TIẾNG VIỆT
Tiết 55 : Ôn tập -Tiết 1
I. Mục tiêu :	
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ) 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép); tìm đúng ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết
II.Chuẩn bị :
Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc mỗi phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Trí dũng song toàn, Phân xử tài tình, Hộp thư mật, Nghĩa thầy trò, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. )
III.Hoạt động : 
 1.Bài mới : Giới thiệu MĐYC tiết học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ 
Mt: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc .
+ Hướng dẫn hình thức kểm tra :
- Mỗi HS được lên bốc thăm chọn bài, sau đó đựơc xem lại bài khoảng 1-2 phút .
-Lên đọc trong SGK ( theo chỉ định trong phiếu)
-HS trả lời một câu hỏi về đoạn vừa đọc.
+ GV sắp xếp cho HS vừa bốc thăm vừa thi cho khoa học và không mất nhiều thời gian.
+ Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp.
+ Theo dõi hướng dẫn kiểm tra 
+ Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị
+ Lên thi đọc, trả lời câu hỏi của GV nêu.
Hoạt động 2: Làm bài tập 
Mt: Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép); tìm đúng ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết
Bài 2 : Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài 
(?)Bài tập yêu cầu gì ?( . . . tìm vì dụ minh hoạ cho từng kiểu câu cụ thể. ..)
+ Phát bảng nhóm cho HS
+ Theo dõi HS làm bài 
+ Yêu cầu HS đọc câu mình đặt minh hoạ cho từng kiểu câu: 
* Câu đơn VD: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
* Câu ghép không có từ nối: VD: Lòng sông rộng, nước trong xanh .
* Câu ghép dùng quan hệ từ : Hễ con gà trên núi cất tiếng gáy là gà trong bản cũng cất tiếng gáy lanh lảnh.
* Câu ghép dùng cặp từ hô ứng : VD: Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
-Trời càng nắng to, đường sá càng bụi .
-Cho HS trình bày kết quả làm việc 
-Nhận xét chốt lại kết quả đúng .
+1Hs đọc yêu cầu đề bài, hs làm theo nhóm đôi
+1 số nhóm nhận bảng nhóm làm bài vào bảng. Cả lớp làm bài vào vở
+ 1HS báo cáo kết quả làm bài 
+ Lớp nhận xét 
+ Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
3.Củng cố- dặn dò: 
Nhận xét tiết học. Dặn HS chưa kiểm tra, chuẩn bị tiết sau kiểm tra tập đọc. . . 
TOÁN 
Tiết 136 : Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường,thời gian.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian .
-Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài
-Hỗ trợ đặc biệt: Giúp HS nắm vững và biết tính vận tốc, quãng đường,thời gian .
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: 3 học sinh lên bảng làm bài tập sau 
 -Tính t của 1 chuyển động với v=32 km/g, quãng đường đi được là 78km
 - Tính s của 1 chuyển động với s= 32 km/g, thời gian đi là 1 giờ 20 phút
 -Viết công thức tính v, s,t của một chuyển động.
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập 
Mt: Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường,thời gian
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. HS trao đổi để tìm ra cách giải. GV theo dõi và gợi ý để HS nhận ra: Bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.Yêu cầu HS tự làm vào vở. 1 HS lên làm trên bảng phụ. 
- GV nhận xét chữa bài và thống nhất kết quả đúng: 
Bài giải :
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi là :135: 3 = 45 ( km/giờ )
Mỗi giờ xe máy đi là :135: 4,5 = 30 ( km)
Mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy là :45 – 30 = 15 ( km )
Đáp số: 15 km
-GV chốt lại quan hệ giữa vận tốc và thời gian trên cùng một quãng đường khi vtăng thì thời gian đi hết s giảm và ngược lại.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS tự làm vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm .
Bài giải:
Vận tốc của xe máy là:
Một giờ xe máy đi được:
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ
Đáp số: 37,5 km/giờ
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS tự làm bài. HS trình bày 
15,75 km = 15750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS trao đổi cách giải và làm bài, 1hs làm trên bảng, lớp nhận xét sửa 
+ HS đọc đề, tự làm bài. nhận xét sửa bài. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài. Xem lại bài, học bài, làm bài 4, Chuẩn bị bài:“ Luyện tập chung”
ĐẠO ĐỨC :
Tuần 28 : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 1)
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này HS có :
 - Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. 
 - HS có thái độ tôn trọng các cớ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và Việt Nam.
 - HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc .
II.Chuẩn bị :
 Tranh ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và Việt Nam.Thông tin tham khảo ở phụ lục ( trang 71 )
III.Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ: 
 (?) Nêu một số hoạt động vì hoà bình mà em biết?
 (?) Nêu ghi nhớ bài Em yêu hoà bình?
2.Bài mới: GT bài + ghi đầu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41,SGK )
Mt: Có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 -41 và hỏi
(?)Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ?
-Giáo viên giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương sau đó cho HS thảo luận hai câu hỏi ở trang 41/SGK .
GV kết luận: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay
- Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hạot động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội .
- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
+ HS đọc thông tin suy nghĩ và phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung 
+ HS lắng nghe .
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1 SGK )
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các ý kiến trong bài tập 1 .
- GV theo dõi giúp đỡ cho các nhóm còn yếu .
- Đại diện các nhóm trình bày.
-GV nhận xét và kết luận: Các ý kiến (c), (d) là đúng ; các ý kiến (a), (b), (đ) là sai. 
-GV ời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa .
+ HS thảo luận, trình bày ý kiến của nhóm trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ 2-3 em đọc ghi nhớ sgk
3. Củng cố-Dặn dò:
 Gv nhận xét tiết học. Dặn HS sưu tầm tranh ảnh, bài báo, nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới .
Thứ ba, ngày tháng năm 20
TIẾNG VIỆT
Tiết 28 : Ôân tập kiểm tra giữa học kỳ 2( tiết 2 )
I.Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( như tiết 1)
- Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu. Làm đúng các bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
- Có ý thức sử dụng đúng câu ghép, câu đơn trong nói, viết.
* Hỗ trợ: Điền đúng vế câu.
II.Chuẩn bị:
-Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc kiểm tra như ở tiết 1.
 - Bảng phụ viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của bài tập 2
III- Các hoạt động dạy học:
Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ 
Mt: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( như tiết 1)
Kiểm tra tập đọc ( 1/5 số HS lớp )
-GV yêu cầu HS bốc thăm chọn bài đọc.
- GV cho HS đọc bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và ghi điểm cho HS.
- HS lên bốc thăm bài đọc, xem lại bài khoảng 1- 2 phút. 
- HS đọc đoạn kết hợp trả lời câu hỏi của GV. lớp theo dõi.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2
Mt: Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu
- GV cho 1HS nêu yêu cầu đề bài.Yc học sinh đọc lần lượt từng câu văn và làm bài .
-GV phát giấy đã phô tô BT2 cho 3 – 4 HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa cho HS:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy ./ chúng rất quan trọng./  
b) Nếu mỗibộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng./ sẽ chạy không chính xác./ sẽ không hoạt động./ 
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “ Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”
-Nêu yêu cầu đề bài. Học sinh đọc lần lượt từng câu văn và làm bài cá nhân.
-HS nối tiếp nhau nêu câu văn của mình – cả lớp nhận xét, bổ sung. HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp và trình bày – nhận xét, sửa chữa.
Củng cố - dặn dò: 
	GV tóm tắt nội dung bài. Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị ôn tập phần tiếp theo. Nhận xét tiết học.
 LỊCH SỬ
Tiết 28 : Tiến vào Dinh Độc Lập
 ... ểm chính của địa hình châu Mĩ?
 2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ.
Mt: Nắm phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
-GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK. Thảo luận nhóm nội dung sau:
(?)Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục ?
(?)Nêu thành phần dân cư châu Mĩ?
(?)Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
-GV cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
=> Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ 3 về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư
- Học sinh dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi GV nêu cho cả lớp thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế 
Mt: Trình bày một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ 
- Giáo viên yc học sinh quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
(?)Kể tên một số cây trồng và vật nuôi ở châu Mĩ?
(?)Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở châu Mĩ?
(?)So sánh sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
-Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
=>Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
-Học sinh quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gv nêu.
- Đại diện các nhóm trả lời và bổ sung.
Hoạt động 3: Hoa Kì
Mt: Trình bày một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. Xác định trên bản đồ vị trí của Hoa Kì.
-Giáo viên gọi 1 số học sinh lên chỉ vị trí của Hoa Kì, Thủ đô Oa-sinh- tơn trên bản đồ thế giới.
-HS thảo luận nhóm một số đặc điểm nổi bät của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới), đặc điểm kinh tế, sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp nổi tiếng
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau.
- Học sinh lên chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên lược đồ hình 2.
-Dại diện nhóm trình bày một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới), đặc điểm kinh tế, sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp nổi tiếng.
- Đọc lại bài học. 
3.Củng cố- dặn dò: 
	Học bài.Chuẩn bị: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực”. Nhận xét tiết học. 
Thứ sáu, ngày tháng năm 20
TẬP LÀM VĂN
 Tiết 56 : Kiểm tra giữa kỳ 2 ( tiết 8 )
( Kiểm tra theo đề và yêu cầu chung)
KHOA HỌC
Tiết 56 : Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu : 
Sau bài học, HS biết:
-Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng( bướm cải, ruồi, gián)
-Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
-Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu, và đối với sức khoẻ của con người.
II. Chuẩn bị : Hình trang 114, 115 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Bài cũ : 3 hs trả lời yc sau:
 (?)Đa số động vật chia làm mấy giống ? Đó là những giống nào?
 (?)Hiện tượng thụ tinh là gì? 
 (?) Kể tên một số động vật đẻ trứng, động vật đẻ con?
Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Làm việc với SGK
Mt: biết xác định quá trình phát triển của một số côn trùng( bướm cải, ruồi, gián)
-Làm việc theo nhóm: GV yêu cầu hs quan sát các hình: 1,2,3,4,5 SGK mô tả quá trình sinh sản của bướm cài và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
 -Thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay dưới của lá rau cải?
(?) Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhất?
(?) Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu?
-GV yc đại diện các nhóm sau khi thảo luận trình bày.
GV kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn, sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
-Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp : bắt sâu, phun thuốc, diệt bướm...
-Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mt: Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm làm việc với phiếu học tập:
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
-Giống
-Khác:
Nơi đẻ trứng
Cách tiêu diệt
-Vẽ sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: 
+Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. 
Ruồi
Trứng
Nhộng
Trứng
Dòi
-Học sinh làm việc theo nhóm làm việc với phiếu học tập
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố -Dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học. Học lại bài, chuẩn bị bài sự sinh sản của ếch.
TOÁN
Tiết 140 : Ôn tập về phân số( t1)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số và so sánh các phân số.
- Thực hành giải toán
- Hỗ trợ hs nhớ kiến thức và tính nhanh.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Vài hs nhắc laị dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
2. bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Thực hành.
Mt: Củng cố cho học sinh về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số và so sánh các phân số. Thực hành giải toán
Bài 1:GV yêu cầu hs tự làm bài, chữa bài
- 1a. 1b: 
Bài 2:GV yêu cầu hs đọc đề bài, nêu cách rút gọn PS
-HS làm bài, nêu kết quả, trình bày cách thực hiện
Bài 3:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số?
Bài 4:Gv yêu cầu học sinh đọc đề, nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số và không cùng mẫu số, hai phân số có cùng tử số.
-GV tổ chức cho hs thi làm nhanh theo nhóm.
Bài 5: Gv cho hs tự làm bài, giải thích thêm cách làm bài, khái quát chỉ thêm cho hs thực hiện như sau:
Nhân cà tử số và mẫu số của 2ps với 2
vậy phân số nằm giữa và là phân số hoặc 1/2
-Học sinh đọc yêu cầu đề, làm bài
-Học sinh đọc yêu cầu đề bài,làm bài.
sửa bài.
-Học sinh đọc yêu cầu.nêu cách quy đồng phân số, làm bài vào vở; 3 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, sửa bài.
-Học sinh đọc yêu cầu. nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số và không cùng mẫu số, hai phân số có cùng tử số.
- Hs thi làm nhanh theo nhóm.
-Các nhóm nhận xét tìm ra nhóm thắng cuộc.
- Hs tự làm bài, giải thích cách làm bài
3.Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học. Về nhà làm phần còn lại trang149 .Chuẩn bị: Ôn tập về phân số (tt). 
KĨ THUẬT
Tiết 28 : Lắp máy bay trực thăng (t2)
I.Mục tiêu: 
Học sinh phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra:(sự chuẩn bị của hs cho tiết học)
2.Bài mới: GT tiết học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động3: Thực hành lắp máy bay trực thăng.
Mt: Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
a) Chonï chi tiết:
+ YC hs chọn đúng và đủ các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận 
-GV gọi 1HS đọc phần ghi nhớ SGK về quy trình lắp máy bay trực thăng
-Yc hs quan sát kĩ hình SGK thực hành lắp ráp từng bộ phận
-GV quan sát và uốn nắn kịp thời những nhóm HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng(hình 1 SGK)
-GV cho hs lắp ráp theo các bước trong SGK.
-GV nhắc hs khi lắp ráp xong cần:
+Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí
+Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
-HS đọc ghi nhớ về quy trình lắp máy bay trực thăng.
-Hs quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
-Theo dõi lưu ý của GV
-Thực hiện lắp theo nhóm.
- Hs lắp ráp theo các bước trong SGK.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, chỉ định mỗi nhóm cử 1 đại diện lên đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn đánh giá GV ghi trên bảng.
-GV nhận xét cùng cả lớp nhận xét.
GV tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, nhắc nhở các nhóm hoàn thành ở mức chưa cao.
-Yc hs tháo các chi tiết và xếp các chi tiết vào vị trí các ngăn trong hộp
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, chỉ định mỗi nhóm cử 1 đại diện lên đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn đánh giá GV ghi trên bảng.
-HS tháo các chi tiết và xếp các chi tiết vào vị trí các ngăn trong hộp
3.Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét chung giờ học, yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết lắp máy bay trực thăng tiết 3
Ban giám hiệu duyệt tuần 28 
 	Ngày 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 DA CHINH SUA.doc