Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 31, 32

Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 31, 32

Tuần 31:

Ngày soạn: 11/4/2012

Ngày giảng: 16/4/2012

Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012

Hoạt động tập thể

KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ

I.Mục tiêu : Giúp HS :

 - Hiểu biết thêm về Bác Hồ vĩ đại.

 - Biểu diễn văn nghệ ca ngợi Bác Hồ.

II.Đồ dùng dạy học :

 ảnh Bác Hồ

III. Hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 31, 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31:
Ngày soạn: 11/4/2012
Ngày giảng: 16/4/2012
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Hoạt động tập thể
Kể chuyện về Bác Hồ
I.Mục tiêu : Giúp HS :
 - Hiểu biết thêm về Bác Hồ vĩ đại.
 - Biểu diễn văn nghệ ca ngợi Bác Hồ.
II.Đồ dùng dạy học : 
 ảnh Bác Hồ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2.Nội dung :
3.Nhận xét tiết học.
- Giới thiệu – ghi bảng
- Bác Hồ tên thật là gì ? Quê Bác ở đâu ? Em biết gì về gia đình của Bác ?
- Bác mất vào khi nào ?
* GV cho HS kể chuyện câu chuyện  Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì ?
- Những câu hỏi của bác cho thấy điều gì ?
_ Qua câu chuyện trên, em thấy Bác Hồ là người ntn ?
* GV tổ chức cho các tổ thi hát, đọc thơ về Bác Hồ.
- Tuyên dương những học sinh tích cực trong giờ học .
- Nhận xét giờ học .
- HS trả lời.
-1HS kể
- HS lắng nghe.
- Các cháu chơi có vui không ?/ Các cháu ăn có no không ? / Các cô có mắng phạt cá cháu không ? / Các cháu có thích kẹo không ?
- Bác rất quan tâm tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang kẹo đến để phân phát cho các em .
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở , học tập thế nào .
- HS tham gia chơi.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết cách nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm
Bài 1:Tính:
47284
x 2
32617
x 3
10423
 x 3
11602
x 6
Bài 2:
Lần thứ nhất xuất khẩu được 22314 bao gạo. Lần thứ hai xuất khẩu gấp 3 lần lần thư nhất. Hỏi cả hai lần xuất khẩu bao nhiêu bao gạo? (Giải 2 cách)
Bài 3:
Có 76928 bao gạo. Lần thứ nhất xuất khẩu số gạo đó. Lần thứ hai xuất gấp ba lần lần thứ nhất. Hỏi còn lại bao nhiêu bao gạo? (Giải hai cách)
Bài 4: Tính giá trị biểu thức:
a) 21873 + 12628 x 3
b) 97858 - 23140 x 4
c) 12051 x 5 + 23271
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
47284
x 2
94568
32617
x 3
97815
10423
 x 3
41692
11602
x 6
69612
Bài 2:
* Cách 1:
Số bao gạo xuất khẩu lần thứ hai 22313 x 3 = 66942 (bao)
Số bao gạo cả hai lần xuất khẩu 22314 + 66942 = 89256 (bao)
Đáp số: 89256 bao
* Cách 2:
Số bao gạo xuất khẩu cả hai lần 22314 + 22314 x 3 = 89256 (bao)
Đáp số: 89256 bao
*Cách 3: 22314bao
Xuất lần 1:
Xuất lần 2: ? bao 
Cả hai lần xuất bằng số lần thứ nhất là:
1 + 3 = 4 (lần)
Số bao gạo xuất khẩu cả hai lần là:
22314 x 4 = 89256 (bao)
 Đáp số: 89256 bao
Bài 3:
*Cách 1:
Số bao gạo xuất khẩu lần thứ nhất là:
76928 : 4 = 19032 (bao)
Số bao gạo xuất khẩu lần thứ hai:
19232 x 3 = 57696 (bao)
Số bao gạo xuất cả hai lần là:
19232 + 57696 = 76928 (bao)
Số xuất bằng số có nên đã xuất hết
 Đáp số: không còn
*Cách 2:
Số bao gạo xuất cả hai lần là:
76928 : 4 + 76928 : 4 x 3 = 76928 (bao)
có 76928 bao, xuất 76928 bao nên đã hết
 Đáp số: không còn
Bài 4:
a) 21873 + 12628 x 3
= 21873 + 37884
= 59757
b) 97858 - 23140 x 4
97858 - 92560
= 5298
c) 12051 x 5 + 23271
= 60255 + 23271
= 83526
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/4/2012
Ngày giảng: 17/4/2012
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Hoạt động tập thể
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh làm sạch, đẹp được lớp mình đang học và khu vực hành lang, cầu thang gần lớp.
 - GD học sinh có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Chổi, chậu,
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
3.Củng cố dặn dò: 
-Chia lớp thành 3 tổ, yêu cầu các tổ trường điều khiển tổ mình.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Tổ 1: quét lớp
+ Tổ 2: Lau bàn ghế, tủ đồ dùng
+ Tổ 3: Quét hành lang.
(Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh ) 
-Tuyên dương những tổ làm tốt.
-Cho học sinh đi vệ sinh: rửa chân tay.
-Muốn giữ trường lớp sạch đẹp chúng ta cần làm gì?
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Theo dõi
- Tổ trường điều khiển tổ mình.
- Theo dõi, nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện
-Theo dõi
-Đi rửa chân tay.
-Không vứt giác bừa bãi, không vẽ lên tường, lên bàn ghế,
-Theo dõi.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số
I.Mục tiêu:
-Biết nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy - học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3 
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT. hướng dẫn , yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a. 26127 x 3
b. 12509 x 4
c. 47264 x 2
d. 14318 x 5
Bài 2:Tính:
a. 32416 x 3 + 945
b. 11709 x 8 - 74548
c. (7384 + 5468) x 4
d. 8317 x (12 - 7)
Bài 3:Tìm x:
a. x : 6 = 6318 + 803
b. x : 7 = 11305 (dư 6)
Bài 4:
Tìm tích của số liền sau của số bé nhất có 5 chữ số với 9. Tích đó kém số lớn nhất có 5 chữ số bao nhiêu đơn vị?
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
a. 26127
 x 3
 78381
b. 12509
 x 4
 50036
c. 47264
 x 2
 94528
d. 14318
 x 5
 71590
Bài 2:
a. 32416 x 3 + 945
= 97248 + 945
= 98193
b. 11709 x 8 - 74548
= 93672 - 74548
= 19124
c. (7384 + 5468) x 4
= 12852 x 4
= 51408
d. 8317 x (12 - 7)
= 8317 x 5
= 41585
Bài 3:
a. x : 6 = 6318 + 803
 x : 6 = 7121
 x = 7121 x 6 
 x = 42726
b. x : 7 = 11305 (dư 6)
 x = 11305 x 7 + 6
 x = 79135 + 6
 x = 79141
Bài 4:
Số bé nhất có 5 chữ số là số 10 000, số liền sau của 10 000 là 10 001
Ta có: 10 001 x 9 = 90009
Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999
Ta có: 99999 - 90009 = 9990
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:13/4/2012 
 Ngày giảng:18/4/2012 
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
Mĩ thuật
 Vẽ tranh: Đề tài các con vật
I.Mục tiêu:
-HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một cố con vật quen thuộc.
-Biết cách vẽ các con vật. Vẽ được con vật và vẽ màu theo ý thích.
-Có ý thức chăm sóc và bảo về các con vật.
II.Chuẩn bị:
-Sưu tầm tranh, ảnh (trong sách báo) về một số con vật.
-Một vài tranh dân gian Đông Hồ: Gà mái , Lợn ăn cây ráy,...
-Một số bài vẽ các con vật của HS năm trước.
-Vở tập vẽ, màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2.Hướng dẫn
*HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
*HĐ2: Cách vẽ tranh
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá
3.Dặn dò:
-GV giới thiệu tranh, ảnh
+Tranh vẽ con gì?
+Con vật đó có dáng thế nào?
-Yêu cầu HS chọn con vật định vẽ.
-Vẽ hình dáng con vật (vẽ một hoặc hai con có các dáng khác nhau).
-Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn (cây, nhà, sông, núi,...).
-Vẽ màu:
+Vẽ màu các con vật và cảnh vật xung quanh.
+Màu nền của bức tranh.
+Màu có đậm, có nhạt.
-Yêu cầu HS thực hành
-GV quan sát và góp ý cho HS vẽ hình, vẽ màu.
-GV giới thiệu một số bài của HS đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét về:
+Các con vật được vẽ như thế nào?
+Màu sắc các con vật và cảnh vật ở tranh?
-VN quan sát hình dáng của người thân và bạn bè.
-Chuẩn bị đất nặn, bảng nặn và giấy màu.
-Theo dõi
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+Nêu tên con vật
+Nhận xét về tư thế: đứng, nằm, đang đi, đang ăn,...
+Mô tả về hình dáng, đặc điểm của các bộ phận, tư thế phù hợp với hoạt động của các con vật và màu sắc của chúng.
-Một số HS nêu tên con vật định vẽ
-Theo dõi
-HS thực hành
-Quan sát và nhận xét
-HS tự liên hệ với tranh của mình và tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (LT - C)
Mở rộng vốn từ: Các nước. Dấy phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về Các nước.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
3. Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Mĩ
Có kim tự tháp
Ai Cập
Là sứ sở của sương mù
Vương Quốc Anh
Có tượng Nữ thần Tự do
Cam-pu-chia
Có đền Ăng -co
Pháp
Có núi Phú Sĩ, là xứ sở của hoa anh đào
Trung Quốc
Có tháp ép-phen
Nhật Bản
Có Vạn lí trường thành
Bài 2
Viết tên thủ đô của các nước sau:
Việt Nam:
Lào:
Trung Quốc:
Thái Lan:
Nhật Bản:
Mĩ:
Pháp:
Đức:
Bài 3:
Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu giới thiệu về một đất nước mà em biết, trong đó có sử dụng dấu phẩy.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
Mĩ
Có kim tự tháp
Ai Cập
Là sứ sở của sương mù
Vương Quốc Anh
Có tượng Nữ thần Tự do
Cam-pu-chia
Có đền Ăng -co
Pháp
Có núi Phú Sĩ, là xứ sở của hoa anh đào
Trung Quốc
Có tháp ép-phen
Nhật Bản
Có Vạn lí trường thành
Bài 2:
Việt Nam: Hà Nội
Lào: Viêng-chăn
Trung Quốc: Bắc Kinh
Thái Lan: Băng - cốc
Nhật Bản: Tô-ki-ô
Mĩ : Niu-oóc
Pháp: Pa -ri
Đức: Béc-lin
Bài 3:
-HS viết bài
-Đọc bài viết
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 14/4/2012
Ngày giảng: 19/4/2012
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2012
Âm nhạc
Hát bài tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chương trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trước. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các t ... một chú ếch cốm, tôi vội kêu lên: “Mẹ ơi, một con ếch cốm kìa”
b.Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới đỉnh cao sự tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa tranh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam.
c.Bò mẹ ngừng bước, ngoái đôi sừng cong vặn vỏ đỗ, gọi toáng lên vang động một vùng: “ò ò oàm! ò ò oàm! Lại đây! Lại đây!”
d. Giờ đay, cô Ve xanh có một thân hình bề ngoài giống hệt các cô Ve khác: một cái đầu mượt như nhung tơ, một dáng vẻ cân đối thon thả, một bộ cánh sành điệu, mỏng tang.
Bài 3:
Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm cho thích hợp vào các ô trống trong đoạn văn sau:
...Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu Nghe nói rượu dâu uống mạnh gân cốt Có lần Tuần hỏi bà “Bà ơi, bà chăm mấy gốc dâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?” Bà cười “Bà không ăn quả. Bà chỉ dùng lá thôi.” Tuần vẫn chưa hết ngạc nhiên “Sao bà lại chỉ dùng lá ạ?” Bà nội nhìn Tuần bằng con mắt rất hiền “Để nuôi tằm, cháu à. Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả tơ.” 
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc bài tập
-Làm bài - chữa
Bài 1
a) Mẹ đã may cho em chiếc áo bằng đôi tay khéo léo của mình.
b) Bằng một giọng trầm và ấm, bà bắt đầu chậm rãi kể cho chúng em nghe chuyện “Thạch Sanh”.
c) Bằng nỗ lực phi thường, chị đã vựôt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua.
d) Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của người lớn.
e) Bằng sự nhanh trí và dũng cảm, anh đã cứu chú bé thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
Bài 2:
Dấu hai chấm ở câu a, c có tác dụng dẫn lời nói của nhân vật.
Dấu hai chấm ở câu b, d có tác dụng giải thích.
Bài 3:
...Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu. Nghe nói rượu dâu uống mạnh gân cốt. Có lần Tuần hỏi bà: “Bà ơi, bà chăm mấy gốc dâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?” Bà cười : “Bà không ăn quả. Bà chỉ dùng lá thôi.” Tuần vẫn chưa hết ngạc nhiên : “Sao bà lại chỉ dùng lá ạ?” Bà nội nhìn Tuần bằng con mắt rất hiền : “Để nuôi tằm, cháu à. Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả tơ.” 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:21/4/2012
Ngày giảng: 26/4/2012
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012
Âm nhạc
Vui văn nghệ
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chương trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trước. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu 
l - n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
ơn trời mưa ắng phải thì
ơi thì bừa cạn, ơi thì cày sâu,
Công ênh chẳng quản bao âu,
Ngày ay ước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc dất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu,
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc dất, tấc vàng bấy nhiêu.
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
+ Hướng dẫn HS luyện nói.
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng chứa âm đầu l-n.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/4/2012
Ngày giảng: 27/4/2012
Thứ sáu ngày 27tháng 4 năm 2012
Thể dục
Ôn tùng và bắt bóng cá nhân
 Trò chơi "Chuyển đồ vật"
I. Mục tiêu:
- Tung và bắt bóng cá nhân. Y/c thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích (số lần không để bóng rơi) 
- Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật". Y/c biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, 3 em 1 bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi "Tìm người chỉ huy"
- Chạy chậm 1 vòng sân.
1 - 2'
2 x 8 nhịp
1 - 2'
150 - 200m
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản: 
* Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân 
- Tập hợp lớp, ôn lại cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
* GV sửa sai cho HS:
- Lỗi sai: tung bóng quá mạnh hoặc quá nhẹ, quá cao hoặc quá thấp, lệch hướng, không bắt được bóng
10 - 12'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
b) Trò chơi: "Chuyển đồ vật"
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, giải thích những trường hợp phạm quy để HS nắm được. 
- GV điều khiển lớp chơi thử.
- Lớp chơi thật - GV làm trọng tài và nhắc nhở các em chơi đảm bảo an toàn khi chơi, tránh xô vào nhau
8 - 10'
1 lần
K K K ---->K 
K K K ---->K 
3. Phần kết thúc: 
- Đứng thành vòng tròn thả lỏng hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học
- Giao bài tập về nhà: ôn tung và bắt bóng cá nhân
1- 2'
2-3'
1 - 2'
 C/S > GV 
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS hoàn thiện bài trong VBT sau đó làm thêm các BT sau:
-Nêu bài tập, yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Người ta dự định chứa 63 lít dầu trong 7 thùng, nhưng thực tế mỗi thùng lại chứa ít hơn mỗi thùng lại chứa ít hơn dự định 2 lít dầu. Hỏi cần bao nhiêu thùng để chứa hết 63 lít dầu?
Bài 2:
Nhà trường có 144 quyển sách đựng đều trong 9 thùng. Cô giáo nhận về 8 thùng và phát hết cho học sinh lớp 3A thì mỗi em được 4 quyển. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh?
Bài 3:
Cô giáo có 192 viên kẹo chứa đều trong các hộp , cô lấy ra mỗi hộp 9 viên kẹo để chia cho các cháu thiếu nhi, sau khi chia cô giáo còn lại 120 viên kẹo. Hỏi trước khi chia mỗi hộp có bao nhiêu viên kẹo?
Bài 4:
Lan chia 56 viên kẹo cho Hồng và Huệ, mỗi lần Lan chia cho Hồng 4 viên kẹo lại chia cho Huệ 3 viên. Hỏi Hồng, Huệ mỗi bạn nhận được bao nhiêu viên kẹo?
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
- Làm bài – chữa
-Đọc bài toán
-Làm bài - chữa
Bài 1:
Mỗi thùng dự định chứa:
63 : 7 = 9 (l)
Thực tế mỗi thùng chỉ chứa:
9 - 2 = 7(l)
Số thùng cần có để chứa hết 63 lít dầu là:
63 : 7 = 9 (thùng)
 Đáp số: 9 thùng
Bài 2:
Số quyển sách trong mỗi thùng là:
144 : 9 = 16 (quyển)
Số quyển sách cô giáo nhận về là:
16 x 8 = 128 (quyển)
Số học sinh lớp 3A là:
128 : 4 = 32 (học sinh)
 Đáp số: 32 học sinh
Bài 3:
Số kẹo cô giáo chia cho các cháu thiếu nhi là:
192 - 120 = 72 (viên kẹo)
Số hộp kẹo của cô giáo là:
72 : 9 = 8 (hộp)
Số kẹo của mỗi hộp trước khi chia là:
192 : 8 = 24 (viên kẹo)
 Đáp số: 24 viên kẹo
Bài 4:
Mỗi lần Lan chia số kẹo là:
4 + 3 = 7 (viên kẹo)
Số lần chia kẹo là:
56 : 7 = 8 (lần)
Số kẹo Hồng nhận được là:
4 x 8 = 32 (viên kẹo)
Số kẹo Huệ nhận được là:
3 x 8 = 24 (viên kẹo)
Đáp số: Hồng: 32 viên kẹo
 Huệ:24 viên kẹo
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 31+32.doc