Tuần 3:
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Hoạt động tập thể
GIÁO DỤC THỰC HÀNH: VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I. Mục tiêu:
- GD HS vệ sinh răng miệng
- HS thực hành vệ sinh răng miệng
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng
II. Công việc chuẩn bị :
- GV: Tranh về vệ sinh răng miệng
- HS: Bàn chải , mô hình răng
Tuần 3: Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 Hoạt động tập thể Giáo dục thực hành: Vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu: - GD HS vệ sinh răng miệng - HS thực hành vệ sinh răng miệng - HS có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng II. Công việc chuẩn bị : - GV: Tranh về vệ sinh răng miệng - HS: Bàn chải , mô hình răng III. Các hoạt động động dạy học: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra C. Bài mới 1 . GTB 2 . Hướng dẫn : HĐ 1 : GD HS vệ sinh răng miệng HĐ 2 : Thực hành vệ sinh răng miệng HĐ 3 : Nhận xét , đánh giá 4 . Củng cố , dặn dò : - Nêu mục tiêu tiết học -GV cho HS quan sát tranh về vệ sinh răng miệng - Tranh vẽ gì ? - Các hoạt động của các bạn mang lại lợi ích gì ? - Em cần làm gì để giữ vệ sinh răng miệng - GV hướng dẫn HS đánh răng đúng cách Chải mặt răng . Chải mặt trong của răng Chải mặt ngoài của răng - GV tổ chức cho HS thực hành vệ sinh răng miệng theo nhóm. - GV nhận xét , đánh giá Biểu dương nhóm thực hiện tốt - Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường lớp - HS quan sát -Nêu nội dung tranh: - Các bạn đang đánh răng - HS nêu : Vệ sinh răng miệng Đánh răng sau khi ăn , vào buổi tối trước khi đi ngủ . - HS tham gia thực hành vệ sinh răng miệng . - Một vài nhóm thực hiện trước lớp Nhận xét , đánh giá Hướng dẫn học (T) Ôn tập các bảng nhân I. Mục tiêu: - Vận dụng các bảng nhân đã học để thực hiện phép tính. - Vận dụng bảng nhân vào giải toán có lời văn. II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Các hoạt đông dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1.GTB 2.Hướng dẫn Bài 1 Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: 3. Củng cố – dặn dò: - GV nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm - chữa Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x b) 13 + 13 + 13 + 13 + 13 + 13 = x c) m + m + + m + m = x (100 số hạng m) Bài 2: a) An nghĩ một số. Biết rằng số đó gấp 5 lần số lớn nhất có hai chữ số. Tìm số An đã nghĩ. b) Bình nghĩ một số. Biết rằng số bé nhất có ba chữ số kém số đó 7 lần. Tìm số Bình đã nghĩ Bài 3: Nối mỗi điểm A, B, C, D với mỗi điểm M, N thì được tất cả bao nhiêu đoạn thẳng? Bài 4: Cô giáo cử ba bạn Mai, Hoa, Hồng vào phụ trách sao nhi đồng của ba lớp 3A, 3B, 3C. Hỏi có bao nhiêu cách cử mỗi bạn vào mỗi lớp đó? Bài 5: Tích hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau: a) Mỗi thừa số cùg gấp lên hai lần? b) Thừa số này gấp lên 3 lần và thừa số kia giảm đi 3 lần? c) Giữ nguyên thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai tăng thêm 3 đơn vị? - Nhận xét tiết học - VN ôn bài - Theo dõi - Đọc yêu cầu, phân tích, làm bài - chữa Bài 1 a) 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 9 = 45 b) 13 + 13 + 13 + 13 + 13 + 13 = 13 x 6 = 78 c) m + m + + m + m = m x 100 Bài 2: a) Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Số An đã nghĩ là: 99 x 5 = 495 b) Số bé nhất có ba chữ số là 100 Số Bình đã nghĩ là: 100 x 7 = 700 Bài 3: Số đoạn thẳng có là: 4 x 2 = 8 (đoạn) A . B . M C . . N D Bài 4: * Cách 1: 1) Mai - 3A, Hoa- 3B, Hồng-3C 2) Mai - 3A, Hồng- 3B, Hoa-3C 3) Hoa- 3A, Mai- 3B, Hồng-3C 4) Hoa - 3A, Hồng- 3B, Mai-3C 5)Hồng - 3A, Mai- 3B, Hoa-3C 6) Hồng- 3A, Hoa- 3B, Mai-3C Vậy có 6 cách. * Cách 2: Có thể lập theo sơ đồ: 3A 3B 3C +Mai (a) Hoa – Hồng (1) Hồng – Hoa (2) +Hoa(b) Mai - Hồng (3) Hồng – Mai (4) +Hồng(c) Mai – Hoa (5) Hoa – Mai (6) (2 x 3 = 6) * Cách 3: Có thể lập bảng sau: 3A 3B 3C 1) a b c 2) a c b 3) b a c 4) b c a 5) c a b 6) c b a * Nhận xét: Nếu coi 3 lớp3A, 3B, 3C như ba hàng: trăm, chục, đơn vị; 3 bạn Mai, Hoa, Hồng như 3 chữ số a, b, c thì ta có bài toán tương tự “Viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ ba chữ số a, b, c”. Và có 6 cách viết như vậy (như bảng trên). Bài 5: a)Nếu mỗi thừa số cùg gấp lên hai lần thì tích gấp lên 4 lần Ví dụ: 2 x 4 = 8 (2 x 2) x (4 x 2) = 4 x 8 = 32 b)Nếu thừa số này gấp lên 3 lần và thừa số kia giảm đi 3 lần thì tích không đổi. Ví dụ: 12 x 6 = 72 (12 x 3) x (6 : 3) = 36 x 2 = 72 c) Giữ nguyên thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai tăng thêm 3 đơn vị thì tích tăng thêm 3 lần thừa số thứ nhất. Ví dụ: 12 x 5 60 12 x (5 x 3) = 12 x 5 + 12 x 3 = 60 + 12 x 3 Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011 Hoạt động tập thể Trò chơi về Tập đọc I. Mục đích yêu cầu: - Luyện đọc đúng và nhanh từng đoạn văn trong bài tập đọc: Cậu bé thông minh, Ai có lỗi? - Rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng đoạn trong bài. II. Chuẩn bị: Phiếu ghi bài TĐ Lập nhóm chơi (số người trong nhóm bằng số đoạn văn). GV (hoặc 1 HS) làm người điều khiển cuộc chơi, 3 HS làm giám khảo. Mỗi giám khảo có 1 bộ bìa gồm 4 tấm ghi điểm , mỗi tấm ghi 1 loại điểm (20, 15, 10, 5). III. Các hoạt động dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS 1.Trọng tài nêu cách chơi và yêu cầu đánh giá: 2.Thi đọc 3. Nhận xét, đánh giá - Trọng tài gọi các nhóm lên đăng kí và nêu yêu cầu - Yêu cầu nhóm BGK nhận xét và đánh giá theo các yêu cầu sau: + 20 điểm: Từng bạn trong nhóm đều đọc rã ràng, rành mạch, phân biệt được lời nhân vật và lời dẫn chuyện (nếu có). + 15 điểm: Về cơ bản, từng bạn trong nhóm đã đọc được khá rõ ràng, rành mạch, phân biệt được lời dẫn chuyện (nếu có) nhưng còn mắc một trong hai lỗi sau: trong nhóm có bạn đọc còn chưa chính xác hoặc có bạn còn lúng túng khi đọc tiếp nối bạn khác. + 10 điểm: Từng bạn trong nhóm đọc chưa thật rõ ràng, rành mạch; còn mắc cả 2 lỗi trên hoặc có đến 2 bạn đọc sai lẫn hoặc thừa, thiếu từ. + 5 điểm: Nói chung, các bạn trong nhóm đọc còn yếu; còn mắc cả 2 lỗi: đọc chưa chính xác, còn lúng túng khi đọc tiếp nối. - Trọng tài điều khiển từng nhóm lên thi đọc, ghi kết quả đánh giá của từng BGK - Tính kết quả chung và dựa vào điểm số để xếp loại kết quả cuộc thi: Nhất, Nhì, Ba, - Nhận xét, tuyên dương. - VN luyện đọc nhiều - Các nhóm đăng kí dự thi. - Lần lượt từng nhóm đăng kí dự thi lên đứng trước lớp, cầm SGK để thi đọc. Mỗi người trongnhóm chỉ đọc một đoạn văn trong bài tập đọc, theo đúng thứ tự từ đoạn thứ nhất đến đoạn cuối cùng. Hướng dẫn học (T) Ôn tập các bảng chia I. Mục tiêu: - Vận dụng các bảng chia đã học để thực hiện phép tính. - Vận dụng bảng chia vào giải toán có lời văn. II. Đồ dùng: - Bảng phụ III. Các hoạt đông dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1. GTB 2. Hướng dẫn Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: 3. Củng cố – dặn dò: - Nêu yêu cầu, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa Bài 1: Tính nhẩm: 800 : 2 800 : 4 900 : 3 600 : 3 600 : 2 700 : 7 Bài 2: Có 60 cái cốc. a) Nếu chia đều cho 3 bàn. Hỏi mỗi bàn có mấy cái cốc? b) Nếu chia đều cho 4 bàn. Hỏi mỗi bàn có mấy cái cốc? c) Nếu chia đều cho 5 bàn? Hỏi mỗi bàn có mấy cái cốc? Bài 3: >, <, = 43 x 242 x3 22 x 444 x2 21 x 551x2 81 : 39 x 3 85 : 54 x 3 96 : 44 x 5 Bài 4: Có các chữ số 3; 0 ; 6. Hãy viết các số có hai chữ số để chia hết cho: a) 3 b) 4 c) 5 Bài 5: Trong một lớp học có: a) 16 bàn, mỗi bàn được cô giáo phát 4 quyển sách. Hỏi lớp học có bao nhiêu quyển sách? b) Mỗi học sinh được phát 2 quyển sách này. Hỏi lớp học có bao nhiêu bạn? - Nhận xét tiết học - VN ôn bài - Đọc yêu cầu, làm bài – chữa Bài 1: 800 : 2 = 400 800 : 4 = 200 900 : 3 = 300 600 : 3 = 200 600 : 2 = 300 700 : 7 = 100 Bài 2: a) Mỗi bàn có số cái cố là: 60 : 3 = 20 (cái ) b) Mỗi bàn có số cái cốc là: 60 : 4 = 15 (cái ) c) Mỗi bàn có số cái cốc là: 60 : 5 = 10 (cái ) Đáp số: a) 20 cái cốc b) 15 cái cốc c) 10 cái cốc Bài 3: Thực hiện phép tính ở hai vế rồi so sánh kết quả. 43 x 2 42 x 3 86 < 126 22 x 4 44 x 2 88 = 88 21 x 5 51 x 2 105 > 102 81 : 3 9 x 3 27 = 27 85 : 5 4 x 3 17 > 12 96 : 4 4 x 5 24 > 20 Bài 4: Tất cả các số có hai chữ số từ 3; 0; 6 là: 30, 36, 60, 63. a) Các số chia hết cho 3 là: 30, 36, 60, 63. b) Các số chia hết cho 4 là:36,60. c) Các số chia hết cho 5 là:30,60. Bài 5: a) Lớp học đó có số quyển sách là: 16 x 4 = 64 (quyển) b) Lớp học có số học sinh là: 64 : 2 = 32 (học sinh) Đáp số: a) 64 quyển sách b) 32 học sinh Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011 Luyện từ và câu So sánh - Dấu chấm I- Mục đích yêu cầu - Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn. - Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh . - Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu. II- Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ. II- Các HĐ dạy- học: Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1. GTB 2. Hướng dẫn Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: 3. Củng cố – dặn dò: -Nêu yêu cầu, hướng dẫn - Yêu cầu HS làm – chữa Bài 1:Gạch dưới từ ngữ thể hiện hình ảnh so sánh trong các câu văn dưới đây. Trong những hình ảnh so sánh này, em thích hình ảnh nào? Vì sao? a) Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại. b) Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xoè ra như những vầng mặt trời rực rỡ. c) Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. * Trong các hình ảnh so sánh ở trên, em thích hình ảnh Bởi vì: Bài 2: Gạch dưới từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong những câu thơ, câu văn văn dưới đây: a) Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. b) Dưới gốc cây phượng già, những cánh hoa phượng rụng phủ kín mặt đất như tấm thảm đỏ. c) Ngọn đèn sáng tựa trăng rằm. - Ghi lại từ chỉ sự so sánh được sử dụng trong từng câu trên. Câu Từ chỉ sự so sánh a b c Bài 3: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây rồi ghi vào chỗ trống trong bảng. a) Lời thật như lửa Sưởi ấm đêm đông Lời thật như sông Mênh mông sóng vỗ. b) Bình thích thú ngồi ngắm chú gà lông vàng mịn như tơ. Cái mỏ vàng như hai mảnh vỏ trấu luôn miệng kêu “chiếp, chiếp”. c) Sáng nay trời đẹp. Chuồn chuồn kim bay về đậu trên ngọn mùng tơi. Ngươì nó dài như chiếc kim khâu của bà. Hai mắt nó bé như hai hạt vừng đen. Cánh thì mỏng và trong như giấy bóng kính. Câu Hình ảnh so sánh a b Bài ... 18 viên bi, Bình có 32 viên bi, Bình cho Thanh 4 viên bi. Hỏi Bình còn nhiều hơn Thanh bao nhiêu viên bi? -Nhận xét tiết học -Về nhà ôn bài -Đọc yêu cầu -Làm bài-chữa Bài 1: Số hàng xe thứ hai chở là: 27 + 5 = 32 (bao hàng) Số hàng xe thứ ba chở là: 32 – 8 = 24 (bao hàng) Số hàng ba xe chở là: 27 + 32 + 24 = 83 (bao) Đáp số: 83 bao hàng Bài 2: * Cách 1: Ngày thứ hai sản xuất được: 142 – 7 = 135 (sản phẩm) Ngày thứ nhất sản xuất được: 135– 12 =123 (sản phẩm) Đáp số: 123 sản phẩm * Cách 2: Ngày thứ ba sản xuất hơn ngày thứ nhất: 12 + 7 = 19 (sản phẩm) Ngày thứ nhất sản xuất được: 142 – 19 = 123(sản phẩm) Đáp số: 123 sản phẩm Bài 3: Nếu chuyển từ thùng dầu thứ hai sang thùng dầu thứ nhất 7 lít thì thùng thứ nhất chứa: 48 + 7 = 55 (l) Khi đó thùng thứ hai cũng chứa 55l Thực sự thùng thứ hai chứa: 55 + 7 = 62 (l) Đáp số: 62 l Bài 4: Thanh nhận 4 bi thì Thanh có: 18 + 4 = 22 (bi) Bình cho 4 bi thì Bình còn: 32 – 4 = 28 (bi) Vậy Bình còn nhiều hơn Thanh: 28 – 22 = 6 (bi) Đáp số: 6 bi Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011 Hướng dẫn học (LT-C) Mở rộng vốn từ: Gia đình Ôn tập câu: Ai - là gì? I- Mục đích yêu cầu: - Tìm được một số từ ngữ thích hợp về những người trong gia đình để điền vào chỗ trống, hiểu nghĩa một số từ về gia đình. - Điền và đặt được câu theo mẫu Ai - là gì? II- Chuẩn bị: Bảng phụ. III- Các HĐ dạy- học: Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1.GTB 2.Hướng dẫn Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: 3. Củng cố – dặn dò: -Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ: ông bà, anh em, cha anh, cha chú để điền vào chỗ trống: a) Ông ấy là bậccủa tôi. b) như chân với tay. c) Chủ nhật tới, cả nhà về quê thăm d) Thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp của Bài 2: Em hiểu thế nào về nghĩa của các từ sau: anh cả, anh rể, anh em họ, anh em ruột? Viết lời giải nghĩa vào chỗ trống. - anh cả:... - anh rể:... - anh em họ: - anh em ruột:.. Bài 3: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập. Bài 4: Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ địa danh thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu Ai là gì? a) là thủ đô của nước ta. b) là “thành phố hoa phượng đỏ”. c) là thành phố nghỉ mát nổi tiếng trên cao nguyên. d)là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. Bài 5: a) Đặt hai câu theo mẫu Ai là gì? nói về anh. b) Đặt hai câu theo mẫu Ai là gì? nói về tình cảm của cháu đối với ông bà. - Nhận xét tiết học - VN ôn bài - Theo dõi - Đọc yêu cầu, làm bài – chữa Bài 1: a) Ông ấy là bậc cha chú của tôi. b) Anh em như chân với tay. c) Chủ nhật tới, cả nhà về quê thăm ông bà. d) Thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp của cha anh. Bài 2: - anh cả: Người anh lớn tuổi nhất (sinh ra đầu tiên) trong một gia đình. - anh rể: Chồng của chị. - anh em họ: Những người có cha hoặc mẹ là anh em hoặc chị em với nhau. - anh em ruột: Những người cùng cha cùng mẹ sinh ra. Bài 3: Các từ trong đó, tiếng gia có nghĩa là nhà: gia cảnh, gia quyến. Bài 4: a) Hà Nội là thủ đô của nước ta. b) Hải Phòng là “thành phố hoa phượng đỏ”. c) Đà Lạt là thành phố nghỉ mát nổi tiếng trên cao nguyên. d)Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. Bài 5: Ví dụ: a) Anh Nam là một đứa con ngoan. b) Việt là đứa cháu rất yêu thương ông. Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011 Âm nhạc Ôn bài hát: Bài ca đi học. I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu lời ca, hát đồng đều, rõ lời. - Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài. - HS có ý thức chăm học, chăm làm,yêu mến trường lớp. II. Đồ Dùng: - GV:gõ đệm. - HS: gõ, đêm. III. Các hoạt động dạy và học: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 Kiểm tra : 2 .Hướng dẫn 1.Giới thiệu bài. *Hoạt động 1: Ôn tập. *HĐ 2:Biểu diễn. 3. Củng cố bài: - Yêu cầu lớp hát bài: Bài ca đi học - Ôn bài: Bài ca đi học. - Yêu cầu HS trình bày bài hát theo cách hát đối đáp. + Chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một - yêu cầu HS trình bày theo cách hát nối tiếp + GV chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài. - Yêu cầu hs biểu diễn các động tác phụ hoạ. - Bài hát nói nên điều gì? - Nx tiết học- VN ôn bài. Hát bài : Bài ca đi học. - Cả lớp hát hai lần. - HS hát theo dãy - HS thực hiện - Hát theo tổ - HS biểu diễn theo nhóm, tổ,cá nhân. - Ca ngợi tuổi học trò Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài Trường em I. Mục tiêu: - HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp để vẽ. - Tập vẽ tranh đề tài Trường em. - HS thêm yêu mến trường lớp. II. Đồ Dùng: - GV: tranh của HS năm trước về đề tài trường em. - HS: giấy vẽ, bút màu. III. Các hoạt động dạy và học: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức lớp. 2.Giới thiệu bài 3. Các hoạt động nối tiếp. *Hoạt động 1: Ôn lại cách chọn đề tài. *Hoạt động 2: Ôn lại cách vẽ tranh. *Hoạt động3: Thực hành vẽ. *Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm. 4.Củng cố dặn dò. - Yêu cầu học sinh hát một bài. - Vẽ tranh đề tài trường của em. -Đề tài về nhà trường em có thể vẽ những gì? - Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh? - Hãy nêu cách sắp xếp hình, cách vẽ màu để rõ nội dung tranh? - Yêu cầu học sinh thực hành tập vẽ tranh - GV quan sát. - Yêu cầu hs trưng bày sản phẩm. Nhận xét giờ học. Về nhà tập vẽ. Hát bài: Em yêu trường em. - Giờ học, giờ ra chơi, lúc lao động ở trờng, ở lớp, - Nhà, cây cối, sân trường, các bạn học sinh, các thầy cô giáo - HS trả lời. - HS thực hành tập vẽ tranh - HS trưng bày sản phẩm theo tổ. Hướng dẫn học(T) Ôn tập về giải toán I.Mục tiêu: -Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị. II. Đồ dùng: - Bảng phụ II.Các hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1.GTB 2. Hướng dẫn Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: 3. Củng cố- dặn dò - GT – ghi bảng - Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa. Bài 1: Dũng có 18 viên bi, Dũng có ít hơn Hùng 5 viên bi nhưng có nhiều hơn Bình 7 viên bi. Hỏi ba bạn có bao nhiêu viên bi? Bài 2: Có một tấm vải được cắt thành ba phần, phần thứ nhất dài hơn phần tứ hai 5m, phần thứ hai ngắn hơn phần thứ ba 7m, phần thứ ba dài 12m. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét? Bài 3: Dũng có 45 viên bi, Dũng cho bạn 17 viên bi, Hùng có 18 viên bi, Hùng mua thêm 11 viên bi. Hỏi sau cùng ai có nhiều bi hơn và hơn bao nhiêu viên bi? Bài 4: Xe thứ nhất chở 25 người, xe thứ hai chở 32 người. Nếu chuyển 5 người từ xe thứ nhất sang xe thứ hai thì xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất bao nhiêu người? -Nhận xét tiết học -Về nhà ôn bài -Đọc yêu cầu -Làm bài-chữa Bài 1: Số bi của Hùng là: 18 + 5 = 28 (viên bi) Số bi của Bình là: 18 – 7 = 11 (viên bi) Số bi của cả ba bạn là: 18 + 23 + 11 = 52 (viên ) Đáp số: 52 viên bi Bài 2: Phần thứ hai dài: 12 – 7 – 5 (m) Phần thứ nhất dài: 5 + 5 = 10 9m) Tấm vải dài: 10 + 5 + 12 = 27 (m) Đáp số: 27m vải Bài 3: Sau khi cho bạn, số bi Dũng còn lại là: 45 – 17 = 28 (viên) Sau khi mua thêm, số bi của Hùng là: 18 + 11 = 29 (viên) Vậy sau cùng Hùng có nhiều bi hơn và nhiều hơn: 29 – 28 = 1(viên) Trả lời: Hùng nhiều hơn Dũng 1 viên bi. Bài 4: Xe thứ nhất chuyển đi 5 người thì còn: 25 – 5 – 20 (người) Xe thứ hai nhận thêm 5 người thì có: 32 + 5 = 37 (người) Khi đó xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất: 37 – 20 = 17 (người) Đáp số: 17 người Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011 Thể dục Trò chơi tự chọn I. Mục tiêu: - Ôn lại trò chơi mà HS yêu thích - HS thoải mái sau những tiết học căng thẳng II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: Còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên - Chơi trò chơi: "Kết bạn", GV điều khiển. 6 - 10' 1 - 2' 1- 3' 1' 1' K K K K K K K K K K K K K K K K C/S K K K K K K K K V(GV) C/S >(GV) b) Trò chơi tự chọn - GV yêu cầu hs nêu tên các trò chơi đã được học? - Yêu cầu hs chọn trò chơi mà mình yêu thích và nêu cách chơi? - GV điều khiển lớp chơi thử. - Cán sự điều khiển lớp chơi thật, GV quan sát nhắc nhở. 8 - 10' 1 - 2(lần) K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K GV 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát - Đứng tại chỗ thực hiện 1 số động tác thả lỏng - GV nhận xét , đánh giá kết quả 4 - 6' 1- 2' 1 - 2' 1- 2' C/S >(GV) Hướng dẫn học (TLV) Viết điện báo. Tập kể chuyện I. Mục đích yêu cầu: - Viết đúng nội dung của bức điện báo (Đề 1). - Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” (Đề 2) II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Nội dung HĐ của GV HĐ của HS 1. GTB 2. Hướng dẫn Đề 1: Đề 2: 3. Củng cố – dặn dò: Đề 1:Em ra bưu điện và gặp một bà cụ già. Bà nói rằng bà định gửi điện cho con trai để báo tin đã nhận được tiền con gửi và cháu Na của bà đẫ thi đỗ đại học Y khoa. Nhưng bà cụ đã để quên kính ở nhà nên muốn nhờ em viết hộ bức điện đó. Em sẽ viết vào mục “Nội dung” của bức điện báo đó như thế nào? - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV gợi ý: Em giúp bà cụ viết vào mục nội dung điện báo để báo tin là đã nhận được tiền của con trai và cháu Na đẫ đỗ vào trường đại học Y khoa. Nội dung điện báo phải viết gọn nhưng đủ ý. - Yêu cầu HS viết bài vào vở. - Gọi HS đọc nội dung của mình - Nhận xét, cho điểm Đề 2: Em hãy đặt mình vào vai người mẹ và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”. - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV gợi ý: Khi đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”, các em phải chú ý lời xưng hô và phải thay đổi một số tình tiết cho phù hợp. - Yêu cầu HS kể trong nhóm - Gọi một số HS kể trước lớp. - Nhận xét, cho điểm. - Nhận xét tiết học. - VN ôn lại bài. - Đọc yêu cầu -Theo dõi - Làm bài vào vở - Đọc bài viết. + Ví dụ: Mẹ đã nhận được tiền. Cháu Na đỗ đại học Y khoa. - Đọc yêu cầu - Theo dõi - Kể chuyện trong nhóm - Kể trước lớp
Tài liệu đính kèm: