Thủ công
LÀM VÒNG ĐEO TAY (tiết 1)
I. Mục tiêu :
+ HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy.
+ Làm đợc vòng đeo tay.
+ Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Đồ dùng dạy – học :
+ Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
+ Hình vẽ minh hoạ quy trình từng bước làm vòng đeo tay.
+ Giấy màu, kéo, hồ dán.
Tuần 29 Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010 Thủ công Làm vòng đeo tay (tiết 1) I. Mục tiêu : + HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. + Làm đợc vòng đeo tay. + Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình. II. Đồ dùng dạy – học : + Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. + Hình vẽ minh hoạ quy trình từng bước làm vòng đeo tay. + Giấy màu, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy - học : HĐ của thầy HĐ của trò 1. KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu và dụng cụ làm sản phẩm của HS. 2.Bài mới : *Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học cách làm vòng đeo tay. Ghi đầu bài. *Hướng dẫn HS quan sát nhận xét : + GV giới thiệu hình mẫu (?)Vật liệu làm vòng đeo tay bằng gì? Có mấy màu ? + Muốn giấy có đủ độ dài để làm thành vòng đeo vừa tay ta phải dán nối các nan giấy. *Hớng dẫn mẫu : +Bước 1 : Cắt thành các nan giấy. - Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộng 1 ô. +Bước 2 : Dán nối các nan giấy. - Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50 ô đến 60 ô, rộng 1ô, làm hai nan giấy nh vậy. +Bước 3 : Gấp các nan giấy - Dán đầu của hai nan nh hình 1. - Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan (H2), sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc nh H3. - Tiếp tục gấp theo thứ tự nh trên cho đến hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan giấy lại đợc sợi dây dài (H4) + Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay - Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp, đợc vòng đeo tay bằng giấy (H5). - Yêu cầu HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy - GVtheo dõi và chỉnh sửa cho HS. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhắc lại cách làm vòng đeo tay bằng giấy. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ tiết sau tiếp tục làm vòng đeo tay bằng giấy. - HS quan sát mẫu vòng đeo tay. - Vật liệu làm vòng đeo tay bằng giấy, có hai màu. - HS theo dõi thao tác mẫu của GV. - HS thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy. - 2HS trả lời. *********************************** Tập đọc Những quả đào I. Mục tiêu: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật. - Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được CH trong SGK) II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh họa các bài tập đọc . - Bảng ghi sãn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng . III. Các hoạt động dạy- học: TIếT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cây dừa và TLCH: (?) Các bộ phận của cây dừa được so sánh với gì ? (?) Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào? - Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi HS đọc lại bài. GV uốn nắn giọng đọc của HS - Nêu giọng đọc và tổ chức cho học sinh luyện đọc 2 câu nói của ông. - GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ đúng - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi và nhận xét . - Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm . - Nhận xét cho điểm . - 2 em lên bảng đọc bài và TLCH - 2 HS nhắc lại tên bài. - Học sinh khá đọc. Đọc chú giải, cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lần) - Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau . - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân. Các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài . TIếT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Tìm hiểu bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2 và đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài : (?) Người ông dành những quả đào cho ai ? (?) Xuân đã làm gì với qủa đào ông cho ? (?) Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào ? (?) Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy ? (?) Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho ? (?) Ông đã nhận xét về Vân như thế nào ? (?) Chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại ? (?) Việt đã làm gì với quả đào ông cho ? (?) Ông đã nhận xét về Việt như thế nào ? (?) Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy ? (?) Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ? b. Luyện đọc lại bài . - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài . - Y/c HS đọc phân vai. - Gọi học sinh dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc . Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt . 3. Củng cố , dặn dò - Nhận xét tiết học . - Về học lại bài và chuẩn bị bài sau . - Theo dõi bài, suy nghĩ đề và trả lời câu hỏi . - HS trả lời câu hỏi . *Vân ăn hết qủa đào của mình rồi đem vứt hạt đi. - Đào ngon đến nỗi cô bé ăn xong vẫn còn thèm mãi. *Ôi, cháu ông còn thơ dại quá! *Bé háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì, ăn xong là vứt hạt đào đi luôn. *Việt đem qủa đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận. Việt đặt qủa đào lên giường bạn rồi trốn về. *Ông nói Việt là người có tâm lòng nhân hậu. - HS trả lời. *Thích người ông vì người ông rất yêu qúy các cháu, đã giúp các cháu mình bộc lộ tính cách một cách thoải mái, tự nhiên . - 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện . - 5 học sinh đọc lại bài theo vai. ******************************************* Toán Các số từ 111 đến 200 I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số từ 111 đến 200. - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200. - Biết cách so sánh các số từ 11 đến 200. - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200. - Làm được BT 1, 2a, 3. II. Đồ dùng dạy- học: - Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục , các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như giới thiệu ở tiết 132 . - Bảng kê các cột ghi rõ : Trăm , chục , đơn vị , viết số , đọc số , như phần bài học của phần bài học sách giáo khoa . III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng : đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110. - Nhận xét, cho điểm học sinh. 2. Bài mới : Giới thiệu bài . a. Giới thiệu các số từ 101 đến 110. - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi : Có mấy trăm ? - Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? ốĐể chỉ có tất cả 1 trăm, 1chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là: 111. - Giới thiệu số 112, 115, tương tự như 111 . - Yêu cầu HS thảo luận để đọc và viết các con số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127 , 135 . - Yêu cầu cả lớp đọc số vừa lập được . b. Luyện tập, thực hành. *Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. *Bài 2a: Vẽ lên bảng tia số như trong SGK , sau đó gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở. ốKết luận : Tia số , số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau sau nó . - Nhận xét và cho điểm học sinh . *Bài 3: (?)Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên giảng: Để điền được dấu cho đúng , chúng ta phải so sánh các số với nhau. Sau đó viết lên bảng : 123 124 (?)Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124? (?)Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124? . ốKhi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 ta viết 123 123 - Yêu cầu học sinh làm các ý còn lại. (?)Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau. GV: Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Về ôn lại cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110 - 2 em lên bảng đọc và viết số. - Trả lời(Có 100) và lên bảng viết 1 vào cột trăm. - Trả lời (Có 1 chục, 1 đơn vị) và lên bảng viết vào cột 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị . - Học sinh viết 111. - Thảo luận viết các số còn thiếu trong bảng. Sau đó 3 em lên bảng: 1 em đọc số, 1em viết số, 1 em gắn hình biểu diễn số - Lớp đọc đồng thanh. - Học sinh làm vào vở bài tập. - Làm bài theo yêu cầu của giáo viên. - Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kết luận . *Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu > , < , = vào chỗ trống . *Chữ số hàng trăm cùng bằng 1. Chữ số hàng chục cùng bằng 2. *Chữ số hàng đơn vị của 123 bằng 3, đơn vị của 124 là 4 của; 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3 . - Học sinh tự làm bài . *155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155 . ******************************************************************** Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010 Toán Các số có ba chữ số I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số có 3 chữ số, biết cách đọc, viết chúng. - Nhận biết số có 3 chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. - Làm được BT 2, 3. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vuông , hình chữ nhật biểu diễn trăm , chục , đơn vị như ở tiết 132. - Kẻ sẵn trên bảng lớp có ghi trăm, chục, đơn vị, đọc số, viết số như SGK. III.Các hoạt động dạy và học . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng : (?)Viết các số từ 111 đến 200 . (?)So sánh các số 118 và 120 , 120 và 120 , 146 và 156 . - Giáo viên nhận xét, ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài. a.Giới thiệu các số có 3 chữ số . - Giáo viên gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: (?) Có mấy trăm ? - Gắn tiếp 4 hình chữ nghật biểu diễn 40 và hỏi: (?)Có mấy chục ? - Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểi diễn 3 đơn vị và hỏi: (?) Có mấy đơn vị ? (?)Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị. - Yêu cầu học sinh đọc số vừa viết được . (?)243 gồm mấy trăm , mấy chục , mấy đơn vị ? - Tiến hành tương tự để học sinh đọc viết và nắm được cấu tạo của các số : 235, 310 , 240 , 411 , 205 , 252. - Giáo viên đọc số, yêu cầu học sinh lấy các hình, biểu diễn tương ứng với số được GV đọc . b. Luyện tập thực hành . *Bài 2: (?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Hướng dẫn các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê. - Nhận xét, cho điểm học sinh . *Bài 3 : Tiến hành tương tự như bài 2 . 3. Củng cố, dặn dò - Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số . - Nhận xét tiết học . - Dặn về nhà ôn luyện cấu tạo số, cách đọc số và cách viết số có 3 chữ số . - 3 em lên bảng viết số và so sánh. - Lớp làm vào vở nháp . - 2 HS nhắc lại tên bài. - Học sinh quan sát suy nghĩ , một số em trả lời:(Có ... bảng con. - 2 HS nhắc lại tên bài. - Quan sát , suy nghĩ và trả lời . *Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải. - HS nêu. - Lắng nghe. - Học sinh viết theo hướng dẫn của giáo viên . - Học sinh đọc . *Nói về sự giầu có ở nông thôn , nhà có nhiều ao , nhiều ruộng . *Có 4 chữ gồm: Ao, liền, ruộng , cả. *Có chữ L, G cao 2,5 li *Các chữ còn lại cao 1 li . *Dấu huyền đặt trên chữ ê, dấu hỏi đặt trên a . *Bằng con chữ o. - HS viết vào bảng con. - Học sinh viết theo y/c. ********************************************************************* Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010 Toán Mét I. Mục tiêu: - Biết mét là 1 đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: dm, cm. - Biết làm các phép tính có kèm theo đơn vị mét. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. - Làm được BT 1, 2, 4. II. Đồ dùng dạy và học : Thước mét, phấn màu. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (?) Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài mà em đã được học . 2. Bài mới: Giới thiệu bài a.Giới thiệu mét (m ) - Đưa ra 1 chiếc thước mét , chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m” và viết “ m” lên bảng bảng . (?)Yêu cầu học sinh dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên và trả lời dài mấy dm? - Giới thiệu : 1m bằng 10 dm và viết lên bảng : 1m = 10 dm . - Yêu cầu học sinh quan sát thước mét và hỏi: (?) 1 mét dài bằng bao nhiêu xăngtimét? - Nêu : 1mét dài bằng 100 xăngtimét và viết lên bảng : 1m = 100cm . b.Luyện tập thực hành . *Bài 1: (?)Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? (?)Viết lên bảng : 1m = cm và hỏi : Điền số vào chỗ trống ? Vì sao ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . *Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK và hỏi: (?) Các phép tính trong bài có gì đặc biệt? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Chữa bài, cho điểm học sinh . *Bài 4: (?)Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Muốn điền được đúng , các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần . - Hãy đọc phần a . - Yêu cầu học sinh hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m , 10 cm , sau đó hỏi: (?) Cột cờ cao khoảng bao nhiêu ? (?)Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a ? - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài . Bút chì dài 19 cm , Cây cau cao 6m . Chú tư cao 165 cm . - Nhận xét, cho điểm học sinh . 3. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho học sinh sử dụng thước m để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa sổ lớp học . - Yêu cầu học sinh nêu lại quan hệ giữa mét và đềximét, xăngtimét . - 1 học sinh kể - 2 HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát và nghe, ghi nhớ . - Một số HS đo độ dài và trả lời . *Dài 10 dm. - Nghe và ghi nhớ. *Bằng 100 cm . - Học sinh đọc : 1 mét bằng 100 xăngtimét. *Điền số thích hợp vào chỗ trống *Điền số 100, Vì 1m bằng 100cm - Tự làm bài và sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau . - 1 học sinh đọc . - Trả lời câu hỏi . - 2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở. *Điền cm hoặc m vào chỗ trống . - Nghe và ghi nhớ . *Cột cờ trong sân trường cao:10... - Một số học sinh trả lời . *Cột cờ cao khoảng 10 m . *Điền m. - Làm bài sau đó 1học sinh đọc bài làm của mình trước lớp. - HS thực hành đo. ************************************** Chính tả Hoa phượng I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT 2 a/b. II. Đồ dùng dạy và học : - Tranh minh họa bài thơ . - Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả . III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên viết các từ sau : Xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược, tình nghĩa, mịn màng, xinh đẹp. - Giáo viên nhận xét, cho điển học sinh . 2. Bài mới: Giới thiệu bài . a. Hướng dẫn viết chính tả . - Giáo viên đọc bài thơ Hoa phượng (?)Bài thơ cho ta biết điều gì ? (?) Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng . (?)Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? (?) Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ? (?) Trong bài thơ có những dấu câu nào được sử dụng ? (?)Giữa các khổ thơ viết như thế nào ? - Yêu cầu học sinh đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết . - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa . - Đọc cho HS soát lỗi. - Thu và chấm 10 bài . - Nhận xét về bài viết . b. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2a: (?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Nhận xét , chữa bài và cho điểm học sinh . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn học sinh về nhà tìm các từ có âm đầu s/x có vần in/ inh và viết các từ này. Học sinh nào còn viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả phải viết lại bài chính tả cho đúng . - 2 em lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp. - 2 HS nhắc lại tên bài. - Theo dõi giáo viên đọc , 1 học sinh đọc lại bài . *Bài thơ tả hoa phượng . *Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thẫm Rừng rực cháy trên cành . Phượng mở nghìn mắt lửa , Một trời hoa phượng đỏ . * Bài thơ có 3 khổ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ . *Viết hoa . *Dấu: phẩy, chấm, gạch ngang đầu dòng, chấm hỏi, chấm cảm. *Để cách 1 dòng. *Lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực, chen lẫn, mắt lửa - Học sinh đọc. - 4 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - Nghe và viết. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài . - 1 học sinh đọc yêu cầu . - 2 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở. - Học sinh lắng nghe, chữa theo đáp án đúng của giáo viên . **************************************************** Tập làm văn Đáp lời chia vui – Nghe và trả lời câu hỏi I. Mục tiêu: - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1) . - Nghe GV kể – trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2) II. Đồ dùng dạy và học: - Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ . - Bài tập 1 trên bảng lớp . III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh đọc bài làm của mình ( BT3 tiết trước) - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài . a.Nói lời đáp của em . *Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 . - Yêu cầu học sinh đọc lại các tình huống được đưa ra trong bài . - Gọi học sinh nêu lại tình huống 1 (?)Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em , bạn có thể nói như thế nào ? (?)Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao ? - Gọi 2 HS lên đóng vai thể hiện lại t/huống này - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau , suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài . b. Nghe kể chuyện và TLCH: *Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài để học sinh nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần . (?)Vì sao cây biết ơn ông lão ? (?) Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ? (?)Về sau cây hoa xin với Trời điều gì ? (?) Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm ? - Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp theo câu hỏi trên . - Gọi học sinh kể lại câu chuyện . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn học sinh về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan cho người thân nghe . - 2 em đọc bài mình. - 2 HS nhắc lại tên bài. *Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau . - 1 HS đọc , lớp theo dõi bài trong SGK. *Bạn tặng hoa , chúc mừng sinh nhật em . - 1 số học sinh trả lời . *Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật ./Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./ *Mình cảm ơn bạn nhiều. / Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôi những bông hoa này đẹp quá!, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ. / - 2 học sinh đóng vai thể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét . - Học sinh thảo luận cặp đội sau đó 1 số cặp lên thể hiện trước lớp . - 1 em đọc *Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó . *Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão . *Nó xin đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão . *Vì ban đêm là lúc yên tĩnh , ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa . - Một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét . - Một học sinh kể lại toàn bài . ****************************************** Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp A/Sinh hoaùt lụựp: 1.ẹaựnh giaự hoaùt ủoọng: - HS ủi hoùc ủeàu, ủuựng giụứ, chaờm ngoan, - Veọ sinh trửụứng, lụựp, thaõn theồ saùch ủeùp. - Leó pheựp, bieỏt giuựp ủụừ nhau trong hoùc taọp, ủoaứn keỏt baùn beứ. - Ra vaứo lụựp coự neà neỏp. Coự yự thửực hoùc taọp toỏt nhử: ................................................. - Hoùc taọp tieỏn boọ nhử: ............................................................................................... - Khen nhửừng em coự nhieàu ủieồm cao trong ủụùt thi ủua vửứa qua: ................................................................................................................................... - Beõn caùnh ủoự vaón coứn moọt soỏ em lửụứi hoùc nhử: ..................................................... - Hay noựi chuyeọn rieõng trong lụựp: ........................................................................... 2. Keỏ hoaùch: - Duy trỡ neà neỏp cuừ. - Giaựo duùc HS kớnh troùng vaứ bieỏt ụn anh boọ ủoọi Cuù Hoà. - Giaựo duùc HS baỷo veọ moõi trửụứng xanh, saùch, ủeùp ụỷ trửụứng cuừng nhử ụỷ nhaứ. - Duy trỡ phong traứo “Reứn chửừ giửừ vụỷ”. - Coự ủaày ủuỷ ủoà duứng hoùc taọp trửụực khi ủeỏn lụựp. - Tửù quaỷn toỏt. - Hửụựng daón hoùc baứi, laứm baứi ụỷ nhaứ. - ẹoọng vieõn HS tửù giaực hoùc taọp. 3. Cho hs giao lưu văn nghệ: - Cho hs hát những bài hát đã học. - Thi đọc thơ, kể chuyện về đảng, về Bác. ******************************** Ngày tháng 3 năm 2010 Xác nhận của BGH *********************************************************************
Tài liệu đính kèm: