TOÁN
Tiết 126: Luyện tập
I. MỤC TIÊU :
- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3 và 6.
- Biết thời gian, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :
Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Tuần 26 Ngày soan : 6 / 3 / 2010. Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010 Sáng ( ĐC Ngô Thị Thuyết dạy) ************************************************** Chiều Toán Tiết 126: Luyện tập I. Mục tiêu : - Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3 và 6. - Biết thời gian, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy và học : Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim . III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên vẽ lên bảng quay kim đồng hồ chỉ : 2giờ, 1giờ 30phút, 6giờ 15phút, 5giờ rưỡi... - Giáo viên nhận xét, ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài . a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. *Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 . - Yêu cầu học sinh quan sát từng đồng hồ và đọc câu hỏi dưới mỗi bức tranh minh họa , giờ trên đồng hồ chỉ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến. - Nhận xét và cho điểm HS. *Bài 2: - Gọi học sinh đọc đề bài phần a. - Hà đến trường lúc mấy giờ? - Gọi HS lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ này lên bảng. - Yêu cầu học sinh quan sát 2 đồng hồ và trả lời câu hỏi: Bạn nào đến sớm hơn ? - Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút? - Tiến hành tương tự với phần b. b. Hoạt động 2: Điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp. - Gọi học sinh đọc đề bài. - Em điền giờ hay phút vào câu a, vì sao? - Trong 8 phút em có thể làm được gì? - Tương tự với câu b, c cũng hỏi như trên. - Yêu cầu học sinh điền vào sách giáo khoa. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . 3) Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương . - Về nhà thực hành xem giờ trên đồng hồ hằng ngày. - 2 Em lên bảng thực hành - 1 học sinh lên nêu - Học sinh tự làm bài theo cặp, 1học sinh đọc câu hỏi 1 học sinh đọc giờ ghi trên đồng hồ. - Một số cặp lên trình bày trước lớp. - 1 học sinh đọc. *Hà đến trường lúc 7 giờ. - 1 HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. *Bạn Hà đến sớm hơn. *Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút. - 1 HS đọc. Lớp làm bài. - HS làm bài theo yêu cầu. - 3 em nhắc lại ********************************************* Đạo đức Tiết 26: Lịch sự khi đến nhà người khác(T1) I. Mục tiêu - Hs biết được cách giao tiếp đưn giản khi đến nhà người khác. - Hs biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. - Hs khá giỏi biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch khi đến nhà người khác. II. Tài liệu phương tiện Vở bài tập đạo đức 2 III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp hát 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học b) Hướng dẫn tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện - Gv kể chuyện: Đến chơi nhà bạn - 2 em đọc lại truyện - Thảo luận nhóm theo câu hỏi sau: + Mẹ bạn toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ? + Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ? + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ? - Đại diện các nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét. GV kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa, lễ phép chào hỏi chủ nhà ... * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về những việc nên làm và những việc không nên làm. - HS đọc yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày- nhận xét - Tự liên hệ - Gv kết luận * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ - HS bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành, lưỡng lự hoặc không biết. - Gv kết luận: ý kiến a, d là đúng; ý kiến b, c là sai. 3. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét giờ học - Hướng dẫn về nhà học bài. *************************************************** Tự học(TLV) Luyện tập: Đáp lời đồng ý- quan sát tranh trả lời câu hỏi. I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói: Biết đáp lại lời đồng ý trong giao tiếp thông thường. 2. Biết viết lại các câu trả lời BT3 (Quan sát tranh- trả lời câu hỏi về cảnh biển) 3. GD các em có ý thức trong học tập II. Chuẩn bị: Vở bài tập Tiếng việt III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra: Vở bài tập của hs. 2. Bài luyện ở lớp: GV hướng dẫn HS làm bài tập *Bài 1: Em hãy đáp lời đồng ý 1. các tình huống: a. ở hiệu sách: - Thưa chị. Chị có thể cho em xem quyển truyện tranh kia được không ạ? - Đây em cầm lấy mà xem b. ở nhà: - Mẹ ơi. Chủ nhật này mẹ cho con về quê thăm bà ngoại nhé? - Nếu con được nhiều điểm tốt mẹ sẽ cho về thăm bà. c. ở trường: - Sáng mai, Hà qua nhà rủ mình đi học với nhé! - Nhất trí, đúng 7 giờ, mình sẽ có mặt tại nhà cậu. + 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập + HS làm bài vào vở + 3 HS lên bảng nói lời đáp, mỗi em một tình huống + Cả lớp và GV nhận xét,chữa bài * Bài 2: Luyện viết + Gọi 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập + HS làm bài vào vở + Một số HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình + Cả lớp và GV nhận xét,chữa bài + HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo nhau,nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò: - GV chấm một số bài - Nhận xét giờ học. ___________________________________________________________________ Ngày soạn: 6 / 3 / 2010. Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010 Sáng Kể chuyện Tiết 26: Tôm Càng và Cá Con I. Mục tiêu - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2) - GD các em biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa trong sách giáo khoa . - Bảng phụ ghi sẵn các câu gợi ý. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện : Sơn Tinh Thuỷ Tinh - Giáo viên nhận xét , ghi điểm , tuyên dương. 2. Bài mới : Giới thiệu bài . a. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn truyện . *Bước 1: Kể trong nhóm. - Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung bức tranh trong nhóm. *Bước 2: Kể trước lớp . - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung. b. Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện theo vai.(Dành cho hs khá giỏi) - Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có 3 học sinh và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện theo vai. - Tổ chức cho các nhóm thi kể . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt . 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học . - Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau . - 2 em lên bảng kể. - Học sinh tập kể chuyện trong nhóm , mỗi học sinh kể một lần , các bạn khác nghe , nhận xét và sửa cho bạn. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi học sinh kể 1 đoạn. - Nxét các tiêu chí đã nêu. - Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - Mỗi nhóm 3 HS lên kể, tự nhận vai : Người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con. - Mỗi nhóm kể 1 lần. - Nhận xét bạn kể. Toán Tiết 127: Tìm số bị chia I. Mục tiêu : - Biết cách tìm số bị chia trong phép chia khi biết các thành phần còn lại. - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học) - Biết giải bài toán có một phép tính. II. Đồ dùng dạy và học : - 2 tấm bìa , mỗi tấm có gắn 3 hình vuông ( tam giác , hình tròn ) III.Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới: Giới thiệu bài . a. Hoạt động 1: Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. .- Nêu bài toán 1 - GV nghe HS trả lời và ghi phép tính lên bảng. - Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép tính trên . - Nêu bài toán 2: Hs đọc yêu cầu bài toán. - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình - Ta thực hiện phép nhân 3 x 2= 6 . *Quan hệ giữa phép nhân và phép chia. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết . - Viết lên bảng x : 2 = 5 và yêu cầu học sinh đọc phép tính trên . - x là gì của phép chia : X : 2 = 5 ? - Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp học thuộc lòng quy tắc trên . c. Hoạt động 3: Luyện tập , thực hành . *Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài , sau đó gọi học sinh lên đọc bài trước lớp . - Giáo viên nhận xét, cho điểm . *Bài 2 : - Bài yêu cầu gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, chữa bài. *Bài 3 : - Gọi học sinh đọc đề bài. Gv hỏi: +Mỗi em nhận mấy chiếc kẹo ? +Có bao nhiêu em nhận kẹo? +Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Giáo viên chữa bài đưa ra đáp án đúng và cho điểm học sinh . 3. Củng cố dặn dò : - Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số bị chia trong phép chia. - Gv nhận xét giờ học, về nhà học thuộc quy tắc. *Phép chia : 6 : 2 = 3 *6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.. Học sinh suy nghĩ và trả lời. *Hai hàng có 6 hình vuông. *Phép nhân : 3 x 2 = 6 vuông có trong cả 2 hàng. *6 là số bị chia *6 là tích của 3 và 2. *3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia x : 2 = 5 x = 5 x 2 x = 10 - Đọc *Muốn tìm một số bị chia ta lấy thương nhân với số chia - Học sinh đọc . *Tìm x - Học sinh làm bài, 1 em đọc bài làm của mình trước lớp. *Mỗi em có 5 chiếc kẹo. *Có 3 em *Yêu cầu chúng ta tìm số kẹo - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập . - 3 em nhắc lại Chính tả(TC) Tiết 51: Vì sao cá không biết nói I. Mục tiêu - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. - Làm được BT 2 a/ - GD các em có tính cẩn thận trong khi viết bài. II. Đồ dùng dạy và học: - Bảng phụ ghi sẵn truyện vui. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn chép và bài tập 2 . III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi viết bảng con: cái chăn, con trăn, cá trê, chê bai, day dứt, bực tức... - Giáo viên nhận xét, tuyên dương , ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả . - Giáo viên treo bảng phụ đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại đoạn chép . - Giáo viên hỏi : + Câu chuyện kể về ai? +Câu trả lời ấy có gì đáng buồn cười? *Hướng dẫn viết từ khó: - Hãy tìm trong bài các chữ bắt đầu âm s, ng, m... - Yêu cầu học sinh viết những từ trên. - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa. *Hướng dẫn cách trình bày *Viết bài - Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài. *Soát lỗi *Chấm bài: Thu và chấm 1 số bài , nhận xét tuyên dương b. Hoạt động 2 : Hướn ... +Đoạn văn có mấy câu ? +Trong đoạn văn những từ nào đựơc viết hoa? Vì sao? *Viết bài : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết . *Soát lỗi : * Chấm 10 bài nhận xét bài viết . b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập(Vở bài tập) . Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập . - Gọi học sinh nhận xét sửa bài. 3.Củng cố , dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về viết lại những lỗi chính tả. - vở viết - 2 học sinh đọc. *Sông Hương. *Cảnh đẹp của sông Hương với nhiều màu xanh khác nhau. - Học sinh tìm và đọc - 4 học sinh lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp . - Nghe và viết vào vở . - Học sinh soát lỗi . - 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. ****************************************************************** Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010 (ĐC Ngô Thị Thuyết dạy) ******************************************************************* Ngày soạn: 10 / 3 / 2010. Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010. Tập làm văn Tiết 26: Đáp lời đồng ý. tả ngắn về biển I. Mục tiêu : - Biết đáp lại lời đồng ý trong 1 số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước (BT1) - Viết được những câu trả lời về cảnh biển (đã nói ở tiết TLV tuần 25) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa cảnh biển ở tuần trước. - Các tình huống viết vào giấy. III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng giải quyết các tình huống sau: +Đáp lời đồng ý khi bạn cho mượn bút. + Đáp lời đồng ý khi bạn làm trực nhật vì bị ốm. - Giáo viên nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1 : Thực hành *Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 1. - Treo bảng phụ gọi học sinh đọc các tình huống cho sẵn. - Gọi học sinh lên thực hành đáp lại lời đồng ý một tình huống - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . *Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài . - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cặp đôi để tím lời đáp thích cho từng tình huống của bài . - Yêu cầu một số cặp học sinh trình bày trước lớp . *Bài 3 : - Giáo viên treo tranh minh họa sau đó yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu các hỏi : +Bức tranh vẽ cảnh gì ? +Sóng biển như thế nào ? +Tên mặt biển có những gì ? +Trên bầu trời có gì ? - Yêu cầu học sinh viết 1 đoạn văn theo các câu trả lời của mình . - Gọi học sinh đọc bài mình viết . Giáo viên chú ý sửa câu cho từng học sinh . - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . 3. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. - Hướng dẫn về nhà viết bài. 2 cặp lên đóng vai và diễn lại 1 tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi . - 2 HS nhắc lại tên bài. - 2 HS đọc lại yêu cầu của bài . - 1 học sinh đọc bài lần 1 và 2 học sinh phân vai đọc bài lần 2 . - Học sinh lên thực hành . - Học sinh đọc . - Học sinh thảo luận. - Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai . Sau mỗi lần các bạn trình bày , cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có . - Học sinh nối tiếp nhau trả lời . - Học sinh viết từ 7 đến 10 phút - Một số học sinh đọc . *Ví dụ : Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp . Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh . Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng . Đàn hải âu chao lượn , những đám mây trắng bồng bềnh trôi . ********************************************** Toán Tiết 130: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Làm được BT 2, 3, 4. - GD các em có ý thức tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học Các hình vẽ tam giác , tứ giác như trong sách giáo khoa . II. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là : 3 cm , 4 cm , 5 cm . 5 cm . 12 cm , 9cm . 8 cm , 6 cm , 13 cm . - Chữa bài và cho điểm học sinh . 2. Hướng dẫn luyện tập. *Bài 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu phần a . - Yêu cầu học sinh suy nghĩ tự làm bài - Gọi HS đọc yêu cầu phần b, c và làm bài. - Yêu cầu học sinh đọc tên của các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác vẽ được ở phần b và c. - Nhận xét và cho điểm học sinh . *Bài 2 : - Gọi 1 học sinh đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài . - Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác . - Nhận xét và cho điểm học sinh . *Bài 3 : Tiến hành tương tự như bài 2 . 3. Củng cố , dặn dò : - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau . Hai học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp. *Nối các điểm để được 1 đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng . - 1 số học sinh lên bảng trình bày cách vẽ và đọc tên các đoạn thẳng có trong mỗi trường hợp. - 1 số HS đọc . (Hình tam giác MNP có các cạnh là: MN, NP, PM) Hình tứ giác ABCD có các cạnh là: AB, BC, CD, DA . - 1 học sinh làm bài trên lớp , cả lớp làm bài vào vở bài tập. *Chu vi hình tam giác ABC là : 2 + 5 + 4 = 11 ( cm ) Đáp số : 11 cm. - 1 vài em nhắc lại . - 1 học sinh đọc . - Hai học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập. - 1 số em phát biểu . ******************************************* Chính tả( NV) Tiết 52: Sông Hương I. Mục tiêu : - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT2a. - GD các em có ý thức tự rèn viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy và học: Bảng phụ ghi sẵn nội quy tắc chính tả . III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng , đọc các từ sau cho học sinh viết : say sưa, ngớ ngẩn, miệng 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả . *Ghi nhớ nội dung bài viết: - Giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại. - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? *Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu học sinh tìm đọc các từ dễ lẫn và các từ dễ viết . - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. *Hướng dẫn cách trình bày : +Đoạn văn có mấy câu ? +Trong đoạn văn những từ nào đực viết hoa? Vì sao? *Viết bài : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết . *Soát lỗi : Đọc toàn bài phân tích từ khó cho HS soát lỗi. *Chấm bài : - Chấm bài nhận xét bài viết . b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập . *Bài 2a: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập . - Gọi học sinh nhận xét sửa bài. 3.Củng cố , dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về viết lại những lỗi chính tả. - 3 em lên bảng viết - Lớp viết vào giấy nháp. - 2 học sinh đọc. *Sông Hương. *Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống - Học sinh tìm và đọc.(Các từ : Hương Giang, phượng vĩ, đỏ rực, dải lụa, lung linh ) - 4 học sinh lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp . *3 câu. *Các từ đầu câu: Mỗi, Những; Tên riêng: Hương Giang. - Nghe và viết vào vở . - Học sinh soát lỗi . *Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. - Hs đọc bài, nhận xét. *********************************************** Tự nhiên xã hội Tiết 26: Một số loài cây sống dưới nước I. Mục tiêu: - Nêu được tên, ích lợi của 1 số loài cây sống dưới nước. - Kể được 1 số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn. II. Đồ dùng dạy học - Các tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 54, 55. - Một số tranh ảnh, vật thật sưu tầm được như: hoa sen, hoa súng, bèo , lục bình... III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: +Kể tên 1 số loài cây sống trên cạn? +Nêu ích lợi của một số loài cây trên cạn mà em biết? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa. *Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi sau: +Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3. +Nêu nơi sống của cây. +Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. *Bước 2: Làm việc theo lớp. - Yêu cầu 1, 2 nhóm học sinh nhanh nhất lên trình bày. *Ví dụ : 1.Cây lục bình.;2. Mọc ở ao;3.Sống trôi nổi;4. Có hoa;5.Thân xốp ,lá màu xanh gắn với thân, rễ chùm;6. ích lợi là làm thức ăn cho động vật... b. Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật. - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ. c. Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức. - Phổ biến luật chơi - Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh là nhóm đó thắng cuộc. - Giáo viên tổ chức cho HS chơi khoảng 5 phút. - Giáo viên tổng kết cuộc chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố dạn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị bài sau. - 2 em lên bảng trả lời. - Học sinh thảo luận nhóm với hình thức : Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi vào phiếu. - Các nhóm trình bày. Nhóm khác lắng nghe và nhận xét bổ sung . - Học sinh trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ. - Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn. - Các nhóm chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên. ************************************************ Hoạt động tập thể Tiết 26 : Kiểm điểm hoạt động tuần 26 - Phương hướng hoạt động tuần 27. I Mục tiêu - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt - GD hs có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung 1. Nhận xét chung ( ưu điểm, nhược điểm trong tuần ) - Đạo đức, học tập, các hoạt động khác. - Nêu gương tốt cho các em học tập 2. Phương hướng hoạt động tuần sau : Tiếp tục thi đua với chủ đề chào mường ngày 8 / 3; 26 / 3. - Tiếp tục duy trì và thực hiện các mặt hoạt động tốt của lớp. - Nâng cao hơn ý thức, tính tự giác trong học tập. - Ôn tập tốt để chuẩn bị thi kiểm tra điịnh kì lần 3 ( ngày 17 / 3 / 2010) - Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở. - Bồi dưỡng Hs thi văn hay, chữ đẹp. Tham gia thi văn hay,viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện. - Thực hiện tốt nề nếp của lớp. - Vệ sinh chung và cá nhân sạch sẽ. - Các hoạt động khác: Tham gia vào các hoạt động do đoàn đội phát động: Làm báo ảnh. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian: Thi kéo co, nhẩy bao, .... - Thực hiện tốt an toàn giao thông *******************************************************************
Tài liệu đính kèm: